VCBS nhận định tăng trưởng vẫn là điểm sáng trong các chỉ báo kinh tế Việt Nam. Theo đó, tăng trưởng 9 tháng năm 2019 đạt 6,98%, con số 9 tháng cao nhất từ năm 2011. Trong đó, khu vực công nghiệp - xây dựng thể hiện vai trò đầu tàu dẫn dắt. Khu vực dịch vụ tiếp tục giữ đà tăng trưởng tốt.
Trong năm 2020, khu vực công nghiệp - xây dựng được kỳ vọng sẽ hưởng lợi từ chiến tranh thương mại, sức kéo chủ yếu từ khối FDI sẽ là nhân tố chính duy trì đà tăng trưởng.
Ngành xây dựng được dự báo tăng trong bối cảnh xây dựng cơ sở hạ tầng kỳ vọng thúc đẩy, chi tiêu chỉnh phủ được cải thiện.
Còn với ngành dịch vụ trong năm 2020, cầu tiêu dùng được kỳ vọng sẽ tiếp tục cải thiện, doanh thu bán lẻ hàng hóa sẽ giữ tốc độ tăng trưởng ổn định. Tăng trưởng tín dụng sẽ tăng thấp hơn so với giai đoạn 2016-2017 và tương đương năm 2018-2019, tập trung chất lượng tín dụng, đảm bảo ổn định lành mạnh hoạt động của các tổ chức tín dụng. Tốc độ giải ngân ngân sách được dự báo sẽ có thể cải thiện trong nửa cuối năm 2020.
VCBS dự báo GDP 2020 tăng khoảng 6,8 – 7%.
Với cán cân thương mại và thanh toán tổng thể, VCBS cho biết cán cân thương mại thặng dư được dự báo đạt khoảng 10-12 tỷ USD trong năm 2020. Các doanh nghiệp FDI sẽ tiếp tục là động lực và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu. Tốc độ mở rộng của khu vực FDI được kỳ vọng duy trì trước làn sóng dịch chuyển tái phân bổ nguồn vốn nhằm tận dụng tối đa các ưu đãi môi trƣờng kinh doanh cũng như hạn chế ảnh hưởng từ căng thẳng thương mại.
Với lạm phát, VCBS cho rằng lạm phát trong năm 2020 sẽ tiếp tục diễn biến thuận lợi của các năm 2018, 2019.
Đơn vị này cho biết áp lực lạm phát thường được ghi nhận vào thời điểm cuối năm, giáp Tết
Nguyên đán do ảnh hưởng bởi nhu cầu lương thực thực phẩm tăng cao. Tuy nhiên, CPI bình quân 11 tháng năm 2019 chỉ tăng 2,57% so với cùng kỳ năm 2018, là mức tăng bình quân 11 tháng thấp nhất trong 3 năm, cho thấy lạm phát nhìn chung được kiểm soát tốt trong năm 2019.
Các yếu tố chính tạo áp lực tăng cho lạm phát trong năm 2020 gồm: sự phục hồi của giá lương thực thực phẩm, trong đó phải lưu ý đến giá thịt lợn; áp lực tăng giá dịch vụ
Tuy nhiên, VCBS cho rằng các yếu tố trên sẽ không tác động lớn đến lạm phát, đồng thời nhiều yếu tố nằm trong tầm kiểm soát của Chính phủ.
Mặt khác, năm 2020 cũng sẽ ghi nhận một số yếu tố thuận lợi như cầu tiêu dùng tuy vẫn đang phục hồi tốt nhưng chưa thực sự mạnh mẽ để tạo sức ép lớn lên lạm phát. Chính sách tiền tệ điều hành linh hoạt, giảm thiểu tối đa các tác động của lạm phát tiền tệ. Giá cả của các loại hàng hóa dịch vụ công, điện, nước, ... trong khả năng điều hành và kiểm soát của Chính phủ.
Nhờ vậy, lạm phát năm 2020 được dự báo ở mức 3 - 3,5%.