Tại sao ngành bia - giải khát Việt Nam lại khiến doanh nghiệp ngoại sẵn sàng chi tỷ USD?

23/12/2019 16:36
Bloomberg cho rằng, trong ngành giải khát, thành công hay thất bại phụ thuộc phần không nhỏ vào những thay đổi về mặt nhân khẩu học của người tiêu dùng.

Theo số liệu của Công ty Cổ phần Nghiên cứu ngành và Tư vấn Việt Nam VIRAC, trong năm 2018, 4 công ty lớn nhất ngành bia có tổng doanh thu tại thị trường Việt Nam lên tới 75,1 nghìn tỷ VND. 9 công ty lớn nhất ngành đồ uống không cồn có tổng doanh thu là 52,3 nghìn tỷ VND.

Thời điểm đó, doanh nghiệp Việt vẫn còn chiếm thế thượng phong trong ngành bia, trong khi ở lĩnh vực đồ uống không cồn thì doanh nghiệp nước ngoài như Pepsi và Coca Cola lại có doanh thu lớn nhất.

Tại sao ngành bia - giải khát Việt Nam lại khiến doanh nghiệp ngoại sẵn sàng chi tỷ USD? - Ảnh 1.

Sabeco tại thời điểm thương vụ M&A với ThaiBev xảy ra đang nắm giữ 41% thị phần ngành bia Việt Nam. Tuy nhiên, sau thương vụ thoái vốn nhà nước với mức giá cổ phần cao chưa từng có, người Thái chính thức bước chân vào Sabeco. Đây cũng là thương vụ M&A lớn nhất từ trước đến nay của ngành bia Châu Á với giá trị 4,8 tỷ USD từ việc ThaiBev mua lại 53,59% cổ phần của Sabeco.

Trước đó, năm 2012, Coca Cola đặt vấn đề hợp tác đầu tư vào Tân Hiệp Phát với số vốn 2,5 tỉ USD. Đây là thương vụ M&A lớn chưa từng có trong lịch sử doanh nghiệp Việt Nam tại thời điểm đó. Tân Hiệp Phát đã có một quyết định gây chấn động là từ chối thương vụ này.

Ngành hàng giải khát Việt Nam có gì hấp dẫn khiến các công ty nước ngoài sẵn sàng đổ nhiều tiền vào như vậy? Bloomberg cho rằng, trong ngành giải khát, thành công hay thất bại phụ thuộc phần không nhỏ vào những thay đổi về mặt nhân khẩu học của người tiêu dùng. 

Tại sao ngành bia - giải khát Việt Nam lại khiến doanh nghiệp ngoại sẵn sàng chi tỷ USD? - Ảnh 2.

Một lý do khiến các nhà sản xuất bia của các nước phát triển như Nhật Bản rất mong muốn có được các doanh nghiệp ở nước ngoài, trong khi các doanh nghiệp giải khát Việt Nam trở thành mục tiêu M&A, theo Bloomberg chính là: nước giải khát được tiêu thụ phần lớn bởi tầng lớp lao động - những người công nhân khát nước, và lực lượng lao động của Nhật Bản đang suy giảm - trong khi mỗi năm, thị trường lao động Việt Nam tăng thêm 1 triệu người.

Công ty tư vấn chiến lược kinh doanh Babuki đánh giá: với tốc độ tăng trưởng hàng năm của thị trường thức uống được dự báo là 6% đến năm 2020, ngành công nghiệp đồ uống tại Việt Nam là một trong những ngành hàng tiêu dùng nhanh tăng trưởng cao nhất. Tiêu thụ nước giải khát ước tính đạt 81,6 tỷ lít vào năm 2016 với triển vọng đạt 109 tỷ lít vào năm 2020.

Mặc dù nhận được mức tăng trưởng kép hàng năm khiêm tốn (CAGR) là 3,5% cho đến năm 2020, ngành bia ở Việt Nam được coi là có cơ hội lớn để đầu tư vì mức tiêu thụ nằm trong top 10 của khu vực châu Á và có mức tiêu thụ bình quân đầu người thuận lợi ở mức 42 lít vào năm 2020.

Sự phát triển không ngừng của ngành du lịch và mạng lưới bán lẻ tại Việt Nam cũng đóng vai trò là chất xúc tác cho sự phát triển của ngành đồ uống khi họ tạo ra nhu cầu cao hơn cho các phân khúc đồ uống cao cấp cũng như tăng cường sự sẵn có của các dòng sản phẩm đồ uống thông qua các kênh thương mại hiện đại.

Tại sao ngành bia - giải khát Việt Nam lại khiến doanh nghiệp ngoại sẵn sàng chi tỷ USD? - Ảnh 3.

Báo cáo thị trường mới nhất của Kantar Worldpanel Việt Nam cho biết, nước giải khát là động lực tăng trưởng thứ hai tại thị trường nông thôn chỉ sau sữa, tuy nhiên, mảng sản xuất kinh doanh nước giải khát được nhận định vẫn cần nhiều nỗ lực hơn để nâng cao mức tiêu thụ ở thị trường thành thị, nơi có sự cạnh tranh khốc liệt hơn. 

Dân số tương đối trẻ, với mức thu nhập được cải thiện đang ngày càng quen với việc mua sắm thực phẩm chế biến sẵn. Bên cạnh đó, sự phong phú và dồi dào các sản phẩm nông nghiệp – nguồn nguyên liệu thô cung ứng cho hoạt động chế biến thực phẩm, đồ uống… cũng đang là những lợi thế để các doanh nghiệp trong ngành đồ uống đa dạng hóa chủng loại sản phẩm nhằm đáp ứng với nhu cầu liên tục thay đổi của người tiêu dùng. Đây hoàn toàn là những điều kiện thuận lợi khiến Việt Nam trở thành thị trường đồ uống tiềm năng trong mắt các nhà đầu tư.

Tin mới

Quang Linh Vlogs thôi Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa X
7 giờ trước
Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam ban hành quyết định về việc thôi Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa X đối với Phạm Quang Linh.
Quang Linh Vlogs và Hằng Du mục bị khởi tố tội danh gì?
5 giờ trước
Cơ quan Cảnh sát điều tra khởi tố, bắt tạm giam Quang Linh Vlogs và Hằng Du mục liên quan vụ án xảy ra tại Công ty CP Asia Life và Công ty CP Tập đoàn Chị Em Rọt.
Tiếc 50.000 đồng phí đặt hộ, nữ du khách "đi tong" cả chục triệu vì lỗi nhỏ khi tự mua vé máy bay
4 giờ trước
Chỉ vì muốn tiết kiệm vài chục nghìn đồng khi đặt vé máy bay, một nữ du khách đã phải đối mặt với lỗi sai nghiêm trọng khiến toàn bộ chuyến bay của gia đình 3 người đứng trước nguy cơ bị hủy.
Khởi tố Chủ tịch Công ty Cây xanh Công Minh, song bị can đã bỏ trốn
4 giờ trước
Công ty Cây xanh Công Minh đã thực hiện hơn 600 gói thầu trên cả nước, tổng giá trị khoảng hơn 3.500 tỉ đồng, trong đó thanh toán khoảng 3.000 tỉ đồng
'Honda Lead chạy điện' sắp lên kệ ở VN: Chi dưới 7 triệu đã có thể mang xe về, có pin đầy trong phút mốt
3 giờ trước
Mẫu xe điện Honda này có màn hình màu, kích thước lên tới 7 inch.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.