Tại sao người Nhật Bản ngày càng nghèo?

02/10/2020 17:05
Tỷ lệ nghèo đói của Nhật Bản đạt tới 15,7%, cao thứ 2 trong số các thành viên G7 và cao hơn mức bình quân của OECD bất chấp quốc gia này là nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới.

Vào năm 1987, Tổng thống Mỹ Donald Trump khi đó mới chỉ là một doanh nhân đã từng có một bài đăng trên hàng loạt các tờ báo, qua đó chỉ trích sự mất cân bằng thương mại giữa Mỹ và Nhật Bản. Bạn nghe không có nhầm đâu, đối tượng chỉ trích của Tổng thống Trump khi đó là Nhật Bản chứ không phải Trung Quốc.

Nguyên nhân thì cũng dễ hiểu, Nhật Bản khi đó là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới và đang có xuất siêu sang Mỹ. Thị trường này đã làm cả thế giới phải ngạc nhiên khi vực dậy từ Thế chiến II, thế nhưng người dân Nhật Bản lại phải hứng chịu cuộc khủng hoảng kéo dài từ thập niên 1990 đến nay.

Thậm chí, người dân Nhật Bản còn gọi thời kỳ này là "thập niên mất mát" khi hàng loạt người tự tử vì phá sản trong khi vô số thanh thiếu niên lâm vào vũng bùn nghèo khổ. Suốt nhiều năm sau đó, Nhật Bản đã liên tục thay nhiều đời thủ tướng nhưng có một ai đưa Nhật Bản thoát khỏi vũng lầy kinh tế.

 Tại sao người Nhật Bản ngày càng nghèo? - Ảnh 1.

Tỷ lệ đói nghèo tại Nhật cao thứ 2 trong G7 dù là nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới

Tăng trưởng của nước này vẫn chậm, cuộc sống của người dân không được cải thiện và hàng loạt những mâu thuẫn gia tăng trong xã hội. Dân số thì ngày một già đi còn tầng lớp thanh thiếu niên chẳng đủ tiền lấy vợ sinh con.

Cựu thủ tướng Shinzo Abe, người vừa mới từ chức và cũng là nhà lãnh đạo tại nhiệm lâu nhất ở Nhật Bản đã từng cam kết đưa nền kinh tế này sang một trang mới. Thế nhưng số liệu mới đây cho thấy tỷ lệ nghèo đói của Nhật Bản lại đi lên chứ chẳng hề suy giảm. Nói đơn giản hơn, người Nhật đang ngày một nghèo đi.

Văn hóa làm việc khác người

Sau gần 20 năm chìm trong khủng hoảng vì tăng trưởng giảm tốc, lạm phát không đạt mức mục tiêu, Thủ tướng Nhật Bản khi đó là Shinzo Abe lên cầm quyền lần thứ 2 đã cam kết sẽ vực dậy lại nền kinh tế. Khi đó, Trung Quốc đã vượt Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới và Thủ tướng Abe nhanh chóng thực hiện một cuộc cải cách trên toàn quốc.

Theo đó, kế hoạch được mọi người gọi là "Abenomics" này dựa trên các chính sách nới lỏng tiền tệ, tăng cường đầu tư công, cải tổ cơ cấu thị trường lao động vốn đang lão hóa và suy giảm nhanh chóng.

Kể từ năm 2011 đến nay, Nhật Bản phải đối mặt với sự suy giảm dân số khi tỷ lệ sinh mới thấp hơn số người tử vong. Năm 2019, tỷ lệ sinh mới của Nhật Bản giảm 5,9% và số người chết nhiều hơn 500.000 người so với số trẻ sơ sinh.

Theo lý thuyết, lực lượng lao động suy giảm sẽ gia tăng vị thế cho nhân viên nhưng trên thực tế, thu nhập của người lao động Nhật Bản khá thấp so với chi phí sinh hoạt ngày một tăng. Kể từ năm 1991 đến nay, mức lương bình quân tại Nhật Bản vẫn duy trì chưa đến 40.000 USD/năm, thấp hơn rất nhiều so với mức tăng lương của Hàn Quốc, Mỹ hay bình quân Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD).

Nguyên nhân chính của sự bất thường này nằm ở văn hóa lao động tại Nhật Bản. Thị trường lao động tại đây đề cao sự trung thành, tận tụy, làm việc đến chết của nhân viên với doanh nghiệp. Bù lại, các công ty sẽ coi nhân viên như thành viên gia đình và chăm lo cho họ đến hết đời. Nếu nhìn kỹ vào cấu trúc lương thưởng, các nhân viên làm việc lâu năm cho công ty thường sẽ được ưu tiên thăng chức và tăng lương thay vì dựa trên tài năng hay nhu cầu của vị trí quản lý.

 Tại sao người Nhật Bản ngày càng nghèo? - Ảnh 2.

Làm việc đến chết nhưng mức lương tại Nhật Bản lại thấp hơn nhiều nước cùng cấp

Văn hóa coi trọng sự trung thành và làm việc lâu năm này của Nhật Bản đã có từ thời Thế chiến II, qua đó góp phần làm nên thành công của họ trong thập niên 1980. Thế nhưng tình hình đã dần thay đổi và văn hóa này đang dần giết chết nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới này.

Sau Thế chiến II, Nhật Bản có rất ít lao động có tay nghề vì sự tàn phá của chiến tranh và văn hóa an toàn, đảm bảo sự trung thành với doanh nghiệp phát huy khá hiệu quả bởi ai cũng muốn có thu nhập ổn định còn năng suất của mọi người lại không quá khác biệt.

Thế nhưng văn hóa này lại coi nhẹ hiệu quả và năng suất công việc, tài năng cũng như nhu cầu thực tế của vị trí quản lý. Hệ quả là dù người Nhật làm việc chăm chỉ nhưng hiệu suất công việc lại không hề vượt trội so với các nền kinh tế cùng cấp.

Tồi tệ hơn, các doanh nghiệp Nhật Bản do phải chấp nhận thuê lao động trong thời gian dài nên họ sẽ hạn chế tăng lương, nhất là khi nền kinh tế giảm tốc cũng như gặp khủng hoảng.

Ngoài ra, việc dân số lão hóa khiến các vị trí quản lý được đảm nhiệm bởi người già trở nên hợp lý hơn, qua đó hạn chế cơ hội thăng tiến của tầng lớp lao động trẻ cũng như các quyết định tăng lương. Với những thế hệ cao tuổi làm giám đốc, sự trung thành và cần cù của nhân viên thường được đánh giá cao hơn tài năng và hiệu quả công việc.

Cải cách thất bại?

Để phá vỡ hệ thống lao động không hợp lý này, Thủ tướng Abe khi đó đã có nhiều quy định mới như nới lỏng luật lao động nhập cư, kêu gọi hủy bỏ văn hóa làm việc quá sức cũng như cổ vũ phái nữ gia nhập thị trường lao động nhiều hơn.

Mặc dù Thủ tướng Abe khi đó đã nâng tỷ lệ phụ nữ tham gia thị trường lao động lên mức 72,6% so với tổng số, mức cao kỷ lục, nhưng thu nhập của nữ giới vẫn rất thấp do phần lớn họ phải làm những công việc bán thời gian thu nhập thấp.

Trong số các nhà quản lý cấp trung và lãnh đạo cấp cao tại Nhật Bản, phụ nữ chỉ chiếm 15%. Theo hãng tin CNBC, mức lương bình quân của phụ nữ Nhật Bản chỉ bằng 50% so với nam giới ở cùng ngành nghề.

Tệ hơn, văn hóa trọng nam khinh nữ ăn sâu vào tiềm thức đã khiến các doanh nghiệp hạn chế thuê nữ nhân viên ngoại trừ một số ngành đặc biệt. Hơn nữa việc phải chi những khoản tiền chăm sóc thai sản và nhiều khoản trợ cấp khác cho phái nữ cũng khiến các công ty Nhật Bản ngại ngần thuê phụ nữ.

 Tại sao người Nhật Bản ngày càng nghèo? - Ảnh 3.

Để đối phó với các quy định mới từ Thủ tướng Abe khi đó, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đã phân loại nhân viên chính thức và nhân viên hợp đồng bán thời gian. Qua đó hầu hết nữ nhân viên phải chịu cảnh lao động hợp đồng bán thời gian không có trợ cấp hay chính sách hỗ trợ nào từ công ty.

Năm 2019, số nhân viên hợp đồng tại Nhật Bản tăng tới 2,1% trong khi lao động chính thức lại chỉ tăng 0,5% bất chấp lời kêu gọi gia tăng việc làm và nâng lương của chính phủ.

Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp tại Nhật Bản rất thấp nhưng phần lớn lại là những công việc hợp đồng hoặc không được tăng lương. Hệ quả là tỷ lệ nghèo đói của Nhật Bản đạt tới 15,7%, cao thứ 2 trong số các thành viên G7 và cao hơn mức bình quân của OECD.

Chính sách Abenomics đã giúp đỡ nhiều doanh nghiệp hưởng lợi do đồng Yên thấp, tạo ưu thế xuất khẩu còn thị trường chứng khoán bùng nổ sau các gói kích thích kinh tế. Thủ tướng Abe khi đó đã hy vọng các công ty sẽ phân phối lại một phần phúc lợi này cho người dân nhưng điều đó đã không xảy ra. Các chủ doanh nghiệp chỉ tích lũy thêm tài sản đề phòng khủng hoảng mà chẳng mấy quan tâm đến người lao động.

Khi dịch Covid-19 bùng phát, nền kinh tế Nhật ngày càng lao đao hơn khi chính phủ hết dần công cụ kích thích kinh tế. Họ đã nợ quá nhiều, tung quá nhiều tiền ra nền kinh tế nhưng mọi thứ vẫn không như mong muốn và Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) giờ đây chẳng còn mấy công cụ để cứu thị trường.

Trong quý II/2020, kinh tế Nhật Bản suy giảm 28,1% và Thủ tướng mới Yoshihide Suga của nước này sẽ phải giải quyết rất nhiều khó khăn mà người tiền nhiệm để lại.

Tin mới

Cận cảnh siêu phẩm sedan cỡ nhỏ: Trang bị cửa sổ trời cùng loạt tính năng hiện đại, ăn 3,88 lít xăng/100 km
6 giờ trước
Chiếc sedan đến từ thương hiệu Nhật Bản có khả năng tiết kiệm nhiên liệu ấn tượng khi chỉ hết 3,88 lít/100 km.
Xuất khẩu thủy sản trên đà phục hồi hướng đến mục tiêu 10 tỷ USD
7 giờ trước
10 tháng qua, xuất khẩu thủy sản của nước ta tăng 28% so với cùng kỳ năm ngóai, khả năng cao sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD trong năm nay.
Thái Lan có động thái mới vụ 7 tấn nho Shine Muscat nghi nhiễm độc
7 giờ trước
Nước này triển khai quy trình nghiêm ngặt trước thông tin trên.
Một mẫu iPhone đang giảm hơn 13 triệu, giá bán chỉ từ 8 triệu đồng
8 giờ trước
Hiện tại, mẫu iPhone này đang được bán tại nhiều đại lý với mức giá cực rẻ.
"Vua doanh số" của Xiaomi, bán chạy hơn S24 Ultra: Màn hình mượt hơn iPhone 16, giá chưa đến 3 triệu
8 giờ trước
Đâu là lý do khiến mẫu điện thoại giá rẻ này có sức hút lớn như vậy?

Tin cùng chuyên mục

Sếp Tổng cục Thuế: Sàn Temu đã kê khai thuế nhưng “ghi doanh thu bằng 0”, cơ quan thuế đang giám sát
1 ngày trước
Đây là thông tin mới nhất được lãnh đạo Tổng cục Thuế đưa ra khi trả lời báo chí về xử lý các vấn đề liên quan đến đăng ký mã số thuế và báo cáo doanh thu tự nộp của sàn này ở Việt Nam.
Chiếc iPhone này đang bán chạy nhất thế giới, không phải iPhone 16!
1 ngày trước
Theo Counterpoint Research, trong quý 3/2024, mẫu iPhone này đang có doanh số bán ra cao nhất thế giới.
Sàn thương mại điện tử nộp thuế thay người bán hàng: Có dễ thực hiện?
1 ngày trước
Dự thảo Luật Quản lý thuế sửa đổi lần này nêu rõ trách nhiệm cho các sàn TMĐT phải kê khai thay, nộp thuế thay cho các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trên sàn TMĐT.
6 tháng, Ngân hàng Nhà nước bán ra hơn 13 tấn vàng: Vì sao người Việt vẫn "mê" vàng đến thế?
1 ngày trước
Ngân hàng Nhà nước đã cung ứng ra thị trường hơn 13 tấn vàng trong vòng 6 tháng để "hạ nhiệt" giá vàng.