Tại sao nhiều chính phủ cho người dân tiền miễn phí để đi du lịch nội địa?

16/05/2020 09:57
Thời điểm hiện tại, dịch bệnh vẫn còn đang diễn biến phức tạp trên toàn thế giới. Trong tương lai gần, ngành du lịch chỉ có thể trông chờ vào thị trường nội địa. Vậy các nền kinh tế khác đã kích cầu du lịch nội địa bằng các chính sách độc đáo ra sao?

Năm 2019, Bộ Tài chính Thái Lan đã triển khai gói kích cầu du lịch nội địa bằng cách cho mỗi người dân 1.500 THB (1.093.000 VND) để đi du lịch tại 55 tỉnh ở nước này.

Theo đó, bất cứ người nào từ 18 tuổi trở lên cũng có thể đăng ký chương trình và chính phủ sẽ chuyển số tiền trên chủ yếu thông qua hệ thống trả lương qua tài khoản. Họ có thể sử dụng số tiền trên khi chi trả tại các cửa hàng tham gia chương trình.

Giảng viên Anusorn Tamajai tại Đại học Rangsit cho rằng chương trình này sẽ giúp kích thích tăng trưởng kinh tế, sau khi mùa khô ảnh hưởng nhiều đến đời sống người dân nông thôn. Bộ trưởng Tài chính Apisak Tantivorawong cho biết Chính phủ Thái Lan đã đưa ra gói kích cầu trị giá 20 tỉ THB cũng như những biện pháp khác nhằm thúc đẩy du lịch nội địa cũng như cải thiện thu nhập cho những người có thu nhập thấp.

Tại sao nhiều chính phủ cho người dân tiền miễn phí để đi du lịch nội địa? - Ảnh 1.

Tới đây, Tổng cục Du lịch Thái Lan sẽ khởi động chiến dịch "Chúng tôi yêu Thái Lan" để thúc đẩy du lịch nội địa sau khi tình hình Covid-19 bình thường hóa.

Chủ tịch hội đồng, Chủ tịch Trirattanajarasporn, cho biết họ đang hợp tác với Bộ Du lịch và Tổng cục Du lịch Thái Lan. "Chiến dịch này sẽ giúp quảng bá các sản phẩm và điểm tham quan mới của địa phương, đặc biệt là những sản phẩm liên quan đến du lịch", ông nói.

Chính phủ Ba Lan cũng đã công bố kế hoạch trợ cấp du lịch cho những người làm việc toàn thời gian có mức lương thấp hơn mức lương trung bình quốc gia (khoảng 1.233 USD/tháng) để họ có thể đi du lịch trong nước trong cuộc khủng hoảng Covid-19. Chương trình được gọi là "1000+" cụ thể sẽ giúp chủ doanh nghiệp phân phối phiếu giảm giá trị giá 237 USD (1.000 PLN) cho người lao động, Chính phủ Ba Lan sẽ chi trả 90% chi phí. 

Tại sao nhiều chính phủ cho người dân tiền miễn phí để đi du lịch nội địa? - Ảnh 2.

Kế hoạch này sẽ tiêu tốn của Ba Lan khoảng 1,6 tỷ USD trong năm nay, theo Bộ trưởng Phát triển Jadwiga Emilewicz. Ông Emilewicz cho biết chương trình này cũng giống như việc tặng tiền ngày lễ với các phiếu giảm giá được trao cho lao động tại nhiều công ty Ba Lan vào dịp Giáng sinh và Phục sinh. 

"60% người lao động sẽ có thể được hưởng lợi từ chương trình này" - ông nói.

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển (OECD), Romania cũng từng giới thiệu một chương trình tương tự vào năm 2018. Chính phủ Rumani đã cung cấp khoản trợ cấp trị giá 325 USD cho người dân đi du lịch nội địa. Khoản trợ cấp áp dụng cho bất kỳ chi phí nào tại các điểm đến trong nước về chỗ ở, phí giao thông, spa, trung tâm chăm sóc sức khỏe, thực phẩm và đồ uống, và giải trí.

Tại sao nhiều chính phủ cho người dân tiền miễn phí để đi du lịch nội địa? - Ảnh 3.

Báo cáo của OECD về Romania báo cáo rằng chương trình này là một thành công, đã làm tăng cầu du lịch nội địa.

Một số ý kiến trái cho rằng tiền này sẽ không cải thiện được thu nhập cho người nghèo vì du khách vẫn tập trung vào các điểm du lịch lớn thay vì các thành phố du lịch hạng hai. Song, nhiều chuyên gia lập luận rằng, đây là một bước đi thông mình vì khoản tiền (vốn được lấy từ tiền thuế) này sẽ được sử dụng cho du lịch nội địa và thực chất vẫn là đóng góp vào GDP của đất nước. Người nộp thuế sẽ được đi du lịch giá rẻ. Trong khi đó, các hãng hàng không, khách sạn và các công ty du lịch khác thì có được khách hàng. Và cuối cùng, nhân viên trong ngành du lịch được tiếp tục làm việc do nhu cầu tăng.

Không giống như tiền trợ cấp được trao trực tiếp cho các hãng hàng không, đây là khoản tiền chi cho một mối quan hệ cộng sinh nơi người nộp thuế thực sự nhận được lợi ích hữu hình thông qua việc đi du lịch và qua đó tạo ra cầu cho các dịch vụ du lịch, lữ hành, hàng không, bán lẻ.

Tin mới

Xe tay ga chỉ 26 triệu của Honda: Đẹp như SH Mode, rẻ hơn Vision
5 giờ trước
Mẫu xe tay ga này của Honda có mức giá rẻ ngang xe số, rẻ hơn cả Honda Vision.
Ứng dụng GapoWork thắng lớn với giải Sao Khuê 2025
5 giờ trước
GapoWork không chỉ được trao Giải thưởng Sao Khuê 2025 mà còn đạt xếp hạng 5 Sao - mức đánh giá cao nhất, khẳng định đẳng cấp trên thị trường chuyển đổi số doanh nghiệp.
Giá vàng 'bốc hơi' đột ngột, điều cần làm ngay lúc này
3 giờ trước
Giá vàng hôm nay (19/4) “bốc hơi” 6 triệu đồng/lượng, nhiều nhà đầu tư lỗ “kép” 8 triệu đồng/lượng sau 1 ngày. Chuyên gia khuyên nhà đầu tư không nên bán tháo, mua vàng tích luỹ chứ không chạy theo “lướt sóng”.
Liên tục bị số lạ nháy máy: Làm ngay điều này để tránh bị thu thập thông tin cá nhân, lừa đảo
3 giờ trước
Nhiều người liên tục gặp phải trường hợp số lạ gọi điện nháy máy chỉ 1-2 giây rồi tắt. Nếu gặp phải trường hợp này, người dùng cần làm gì?
Robot hút bụi Ecovacs Deebot T80 Omni ra mắt tại Việt Nam, giá bán gây bất ngờ
3 giờ trước
Giá bán của Deebot T80 Omni cho thấy thương hiệu muốn đẩy mạnh cạnh về giá so với các đối thủ.

Tin cùng chuyên mục

247BPO & TECHCOMBANK: Hợp tác triển khai dịch vụ đổi ngoại tệ trực tuyến
19 giờ trước
Ngày 16/04/2025, tại Hà Nội, lễ ký kết hợp tác chiến lược giữa Công ty TNHH 247BPO và Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) đã chính thức diễn ra, mở ra bước ngoặt quan trọng trong hành trình tích hợp dịch vụ tài chính vào hệ sinh thái công nghệ du lịch.
Từng hạn chế hàng ngoại, người Nhật Bản quay xe dùng một mặt hàng từ Mỹ dù giá đắt đỏ, nguồn cung trong nước liên tục thiếu hụt
1 ngày trước
Dù phải chịu thuế nhập khẩu tuy nhiên mặt hàng này từ Mỹ về Nhật Bản vẫn rẻ hơn mức giá tại thị trường nội địa.
Đặt cược vào Việt Nam, một mặt hàng điện tử cả thế giới khao khát đã "nhảy múa" thoát thuế quan như nào?
1 ngày trước
Trong những ngày đầu tháng 4, 90% số lượng thiết bị xuất sang Mỹ đều đến từ Việt Nam.
Bất chấp Mỹ siết thuế, người tiêu dùng toàn cầu vẫn 'đổ xô' mua xe điện
2 ngày trước
Doanh số xe điện toàn cầu đã tăng 29% trong tháng 3, chủ yếu đến từ Trung Quốc và châu Âu.