Trước khi Cách mạng Công nghiệp lần thứ nhất diễn ra, châu Á vẫn còn là trung tâm kinh tế thế giới. Nhưng quá trình công nghiệp hóa ở châu Âu và Bắc Mỹ trong thế kỷ 19 đã nhanh chóng đánh bật châu Á khỏi cuộc chơi lớn. Tất nhiên vẫn có những quốc gia vực dậy được nền kinh tế, nhưng đó chỉ là thiểu số.
Tuy nhiên, một vài năm trở lại đây, các quốc gia châu Á đang trỗi dậy mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Tổng sản lượng toàn châu lục (PPP) được dự báo sẽ chiếm hơn một nửa sản lượng toàn cầu vào năm 2020. Phải chăng thời kỳ thống trị của phương Tây đã đi đến hồi kết?
Lý do là bởi: xét trong dài hạn các quốc gia có quy mô dân số lớn hơn có thể được hưởng lợi thế kinh tế. Sau tất cả, con người là thành tố quan trọng nhất của tăng trưởng. Lực lượng lao động càng lớn, khả năng một người trở thành một nhà phát minh hay nhà sáng chế vĩ đại nào đó càng cao.
Giả sử thế giới không có hoạt động thương mại quốc tế, các quốc gia đông dân vẫn sẽ tự có một thị trường quy mô lớn và vẫn có rất nhiều cơ hội để thúc đẩy sản lượng kinh tế thông qua chuyên môn hóa và thương mại nội địa.
Một nghiên cứu giành giải Robert Lucas đã xây dựng một mô hình chứng minh hiệu quả kinh tế phụ thuộc vào quy mô dân số, họ chạy bộ dữ liệu kinh tế dài hàng trăm năm để theo dõi sự cân bằng kinh tế giữa các quốc gia.
Nghiên cứu cho ra kết quả rằng: tăng trưởng dài hạn được thúc đẩy bởi tiến bộ công nghệ. Và các quốc gia đông dân hơn sẽ đổi mới và tiến bộ công nghệ nhiều hơn so với các nước có dân số thấp, vì lợi nhuận của việc phát triển công nghệ mới cao hơn. Rất dễ hiểu, nếu như có rất nhiều người mua bóng đèn của Edison và làm giàu cho Edison, ông này sẽ tích cực phát minh ra các sản phẩm mới hơn.
Vì thế, ta ngày càng thấy nhiều quốc gia đang phải dùng mọi biện pháp để khuyến thích dân sinh con: Nhật Bản tặng tiền, châu Âu trợ cấp, Việt Nam đã chuyển từ "mỗi gia đình chỉ nên có hai con" thành "mỗi gia đình nên có hai con",...
Vậy tại sao cách đây nhiều năm, nước Mỹ rõ ràng ít dân hơn Trung Quốc nhưng vẫn giàu hơn. Mấu chốt là quá trình di cư, người dân sẽ có xu hướng di cư dến những quốc gia giàu hơn. Hoa Kỳ đã tạo điều kiện cho các nhà phát minh sáng chế từ khắp nơi trên thế giới đến Mỹ và cống hiến cho khoa học công nghệ Mỹ, phát triển họ thành một cường quốc lớn mạnh.
Nhưng điều đó sẽ sớm thay đổi. Vì các quốc gia phát triển đang kìm hãm sự di dân. Khi đó, các quốc gia đông dân nhưng nghèo sẽ buộc phải đổi mới và vươn lên. Quá trình này không thể hoàn tất trong ngày một ngày hai. Theo mô hình hội tụ của nền kinh tế, các nhà nghiên cứu cho rằng quá trình hội tụ kể trên sẽ mất khoảng 400 năm: nửa thiên niên kỷ tới, châu Á và châu Phi cận Sahara sẽ trở thành các quốc gia năng suất nhất.
Tuy nhiên, về nguyên tắc, sự hội tụ này chỉ chắc chắn xảy ra khi các yếu tố khác không đổi, và thực tế là chúng chắc chắn sẽ thay đổi. Lợi thế dân số chỉ phát huy tác dụng khi được kết hợp với sáng tạo và nâng cao công nghệ, làn sóng toàn cầu hóa và việc chuyển giao công nghệ sẽ giúp họ làm điều đó dễ dàng hơn.