Tại sao phía Nhật quyết cứng rắn dù Mỹ đe dọa trừng phạt về thương mại?

09/09/2018 08:52
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe thừa hiểu rằng nếu ông lùi bước trước Mỹ trong các vấn đề liên quan đến nông nghiệp, vị thế của ông trong đảng cầm quyền sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực

Nhật đang thể hiện quan điểm cứng rắn khi mà Tổng thống Mỹ Donald Trump ráo riết hối thúc nước này giảm thặng dư thương mại với Mỹ. Phía Nhật khó có thể nhượng bộ hơn được bởi Thủ tướng Nhật Shinzo Abe thừa hiểu rằng nếu ông lùi bước trước Mỹ trong các vấn đề liên quan đến nông nghiệp, vị thế của ông trong đảng cầm quyền sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực, theo khẳng định của Nikkei trong bài báo mới đây.

Vào ngày thứ Sáu tuần này, Tổng thống Trump cho biết hai nước đang bắt đầu đàm phán về các vấn đề thương mại: “Tôi nói cho các bạn biết, nếu chúng tôi không thể có được một thỏa thuận với Nhật, Nhật sẽ gặp rắc rối lớn. Tokyo chắc chắn sẽ không chịu đàm phán với cựu Tổng thống Obama, bởi họ biết thừa sẽ chẳng có sự trừng phạt nào cả. Thế nhưng điều ngược lại sẽ xảy ra với tôi”.

Theo quan chức Nhà Trắng, Mỹ sẽ đưa vấn đề của ngành ô tô và nông nghiệp vào trọng tâm trong các cuộc đàm phán với Nhật.

Thủ tướng Abe đã không có tuyên bố nào để phản hồi lại những gì Tổng thống Trump nói bởi ông hiện đang bận lo giải quyết các vấn đề sau động đất tại Hokkaido. Ngoài ra, cũng không có quan chức Bộ Ngoại giao Nhật nào được triệu tập đến văn phòng Thủ tướng trong ngày hôm đó.

Hai ngày trước, khi nói chuyện với người đứng đầu Liên minh Nông nghiệp Trung ương Nhật, Thủ tướng Abe cho biết ông đã nói rõ với Tổng thống Trump về việc Nhật sẽ không thể nhượng bộ nhiều hơn so với những gì nước này đã làm trong các vòng đàm phán của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Phe ủng hộ của Thủ tướng Abe hiện đang lo ngại nếu sản phẩm nông nghiệp trở thành vấn đề được đưa vào các vòng đàm phán với Mỹ, nó có thể khiến cho đối thủ của Thủ tướng Abe bất lợi trong cuộc chạy đua vào vị trí chủ tịch đảng LDP dự kiến diễn ra vào ngày 20/9/2018. Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Shigeru Ishiba đang cố gắng chiến thắng tại các vùng nông thôn Nhật.

Diễn biến trên thế giới hiện cũng khiến cho các vòng đàm phán giữa Nhật và Mỹ đối diện với nhiều vấn đề. Vào tháng 7/2018, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đã chính thức bắt đầu đàm phán để giảm thuế, đến tháng vừa rồi, Washington đã đạt được thỏa thuận căn bản với Mexico trong việc điều chỉnh lại Hiệp định tự do thương mại Bắc Mỹ (NAFTA). Cùng lúc đó, Mỹ và Trung Quốc đang đáp trả nhau không hề kém cạnh về thuế quan.

Từ khi Tổng thống Trump còn đang trong giai đoạn vận động tranh cử Tổng thống Mỹ vào năm 2016, ông đã phàn nàn về thâm hụt thương mại mà Mỹ đang phải chịu với Nhật. Phía các nhà đàm phán Mỹ đang vận động để có các cuộc đàm phán tự do, công bằng và tương hỗ với phía Nhật. Dù phía Nhật sẵn sàng đối thoại, thế nhưng cách làm của phía Mỹ khiến cho sự thống nhất trở nên khó khăn hơn.

Rõ ràng rằng, chỉ có Tổng thống Trump biết mình muốn gì. Ngay cả đại diện thương mại Mỹ, ông Robert Lighthizer, không thể đưa ra quyết định cuối cùng nếu không tham vấn với Tổng thống Trump. Điều này lý giải tại sao kết quả của các vòng đàm phán thương mại Mỹ - Nhật phụ thuộc nhiều vào quan hệ cá nhân giữa Tổng thống Trump và Thủ tướng Nhật Abe.

Ngay cả nếu Nhật hiểu được Tổng thống Trump đang muốn gì, việc nước này có thể đáp ứng được đòi hỏi từ phía Mỹ đến đâu ví như việc tăng nhập khẩu khí đốt hoặc trang thiết bị quốc phòng, lại là một chuyện khác.

Ông Abe nhiều khả năng sẽ vẫn trở thành chủ tịch đảng LDP trong tháng này, thế nhưng các cuộc bầu cử Hạ viện và Thượng viện sẽ diễn ra vào năm tới. Ông Abe không có nhiều lựa chọn nếu ông không muốn làm phật ý các cử tri.

Tổng thống Trump đã đe dọa áp thuế 25% đối với sản phẩm ô tô nhập từ Nhật ngay cả nếu biện pháp đó vi phạm quy định của WTI. Ông đã từng đe dọa tương tự khi đàm phán về NAFTA với Canada.

Giờ đây, Mỹ đã đạt được thỏa thuận với Mexico và EU, tăng thuế với Trung Quốc, Nhật là đối tác thương mại lớn duy nhất chưa bị Mỹ “siết gọng kìm”.

Tin mới

Một mặt hàng của Việt Nam "đại thắng", Trung Quốc, EU, Nhật Bản đua nhau mua
51 phút trước
Trong 2 tháng đầu năm, một sản phẩm trong nhóm hàng này có mức tăng trưởng lên đến gần 700%.
Quả mọc đầy đường ở Việt Nam, sang nước ngoài đắt phát sốc
2 giờ trước
Tại Việt Nam, bạn có thể hái quả này ngoài đường mà không tốn tiền.
Đây là hãng xe điện nhiều người mua nhất thế giới: Việt Nam còn bán mà tại sao ở Mỹ lại "mất tích" kỳ lạ?
2 giờ trước
Không giống như Tesla, vốn định vị là thương hiệu cao cấp, công ty này xây dựng thành công dựa trên khả năng tiếp cận giá cả và đang trở thành thế lực không thể ngăn cản.
Thức ăn cho lợn bỗng hóa “vàng xanh”, giá gần 1 triệu/kg vẫn bán “cháy hàng”
3 giờ trước
Loại rau đắt đỏ ở nước ngoài này không ngờ ở Việt Nam lại là thực phẩm bình dân và vô cùng quen thuộc.
Giá iPhone có thể tăng thêm 18 triệu vì thuế, nếu đưa về Mỹ sản xuất thì chi phí "khổng lồ" tới mức nào?
3 giờ trước
Nếu sản xuất mọi thành phần riêng lẻ của iPhone, từ màn hình cảm ứng đến bộ nhớ trong ở Mỹ thì sẽ mất... một số tiền khổng lồ, WSJ nhận định.

Tin cùng chuyên mục

Mỹ công bố thuế đối ứng 46% với hàng hóa Việt Nam: 'xuất khẩu rau quả có khả năng ít bị ảnh hưởng'
23 giờ trước
Năm 2024, xuất khẩu rau quả sang Mỹ của Việt Nam đạt 360 triệu USD, trong khi Việt Nam nhập khẩu từ Mỹ 540 triệu USD, tức cán cân thương mại đang nghiêng về Mỹ.
Ô tô điện có cơ hội chiếm lĩnh "sân nhà"
1 ngày trước
Dù còn không ít thách thức về độ phủ trạm sạc, nhu cầu thị trường, khả năng giảm thêm thuế đối với ô tô nhập khẩu..., ô tô điện vẫn có cơ hội tăng thị phần
Đoàn công tác của Việt Nam sắp sang Mỹ làm việc về vấn đề áp thuế 46%
3 ngày trước
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, cuối tuần này, đoàn công tác của Việt Nam sẽ sang Mỹ.
Ô tô Honda đồng loạt giảm giá đậm trong tháng 4: Cao nhất 250 triệu đồng, kèm nhiều quà tặng
03/04/2025 10:32
Nhiều mẫu ô tô Honda đang được mạnh tay giảm giá nhằm xả hàng tồn và thu hút người mua.