Vị tỷ phú của quỹ đầu phòng hộ Pershing Square gần đây đã chi 900 triệu USD cổ phần trong Starbucks để rót vào Trung Quốc, bởi đây là "một cơ hội tăng trưởng" khi đầu tư vào nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, nơi thị trường cafe đang dần chiếm ưu thế. Một tháng trước, Coca-Cola đã chi 5,1 tỷ USD để mua lại chuỗi cửa hàng Costa của Anh, hiện sở hữu 400 cửa hàng cafe ở Trung Quốc, công ty này muốn con số 400 sẽ tăng lên gấp 3 lần trong vòng 5 năm tới.
Được hậu thuẫn bởi vốn đầu tư từ gã khổng lồ Tencent, các công ty khởi nghiệp tại Trung Quốc như Luckin Coffee và Seesaw Coffee đang rất tích cực mở rộng số lượng cửa hàng, điều này chính là một trở ngại rất lớn đối với Starbucks bởi cứ 15 tiếng lại có một cửa hàng cafe của hai thương hiệu trên "ra đời".
Thị trường cafe tại Trung Quốc dự kiến sẽ tăng 32% lên 79,4 tỷ USD (11,5 tỷ USD) vào năm 2022, từ 60,1 tỷ USD vào năm ngoái, theo tài liệu từ công ty nghiên cứu Mintel. Tuy nhiên, sức hấp dẫn của cafe ở Trung Quốc được thúc đẩy bởi những yếu tố vượt quá mức tăng trưởng ngắn hạn lành mạnh.
Một bản báo cáo được thực hiện trên một cuộc khảo sát với 4000 người tiêu dùng Trung Quốc tham gia, họ đều sống ở các thành phố lớn với độ tuổi từ 15 đến 49, được thực hiện bởi công ty nghiên cứu Kantar Worldpanel cho thấy hai yếu tố thúc đẩy sự lạc quan vào thị trường cafe nước này. Đó là, chỉ có một số ít người tiêu dùng Trung Quốc hiện đang chi tiền cho những tách cafe, tuy nhiên, những người này thậm chí còn chi nhiều hơn so với người tiêu dùng ở những nước có thị trường cafe đã phát triển như Anh và Tây Ban Nha.
Jason Yu, Tổng giám đốc của Kantar Worldpanel ở Trung Quốc, cho biết: "Có một khoảng cách rất lớn về lượng tiêu thụ cafe giữa Trung Quốc và các thị trường đã phát triển khác, xu hướng này sẽ mang lại thêm nhiều lợi nhuận."
Ba biểu đồ này sẽ giải thích tại sao thị trường cafe ở Trung Quốc lại đang trên đà nở rộ:
Số lần đi mua cafe mỗi năm của một người
Cafe không phải là một phần của văn hoá truyền thống Trung Quốc và bất chấp sự phát triển nhanh chóng của những chuỗi cửa hàng như Starbucks, người tiêu dùng bậc trung của Trung Quốc "lười" ra ngoài mua cafe hơn so với các nước Anh và Pháp. Khi việc uống cafe trở nên phổ biến hơn thì khả năng tăng trưởng sẽ đạt tốc độ cao hơn.
Năm ngoái, chỉ có 34% người tiêu dùng Trung Quốc mua cafe nóng (tính trên tổng dân số)
Những dịp "không uống đồ có cồn" thì đồ uống phổ biến nhất đối với người Trung Quốc vẫn là trà. Trung bình 10 người tiêu dùng thì chỉ có 3 người mua cafe vào những dịp đó, theo dữ liệu năm ngoái, trong khi ở Anh là 7/10 người. Tiềm năng của thị trường cafe là rất lớn, dù Yu cho biết ngành công nghiệp này vẫn phải đối mặt với thách thức từ những chuỗi cửa hàng trà nhượng quyền, mà ở đó có bán cả sữa và trà sữa.
Yu cho hay: "Đây là một con dao hai lưỡi. Càng nhiều cơ hội để mở rộng thì lại càng có nhiều sự cạnh tranh."
Người Trung Quốc chi tiền cho việc uống cafe cao hơn rất nhiều so với những thị trưởng khác
Mặc dù uống cafe không phải là thói quen mang tính "cố thủ" đối với người tiêu dùng Trung Quốc, thì những người đang chi tiền cho những ly cafe lại đang chi gấp đôi so với các thị trường đã phát triển. Điều này là do Starbucks đã tạo ra văn hoá uống cafe ở Trung Quốc trong vài thập kỷ qua. Thay vì là một ly espresso để khởi động ngày mới, thì người Trung Quốc lại có xu hướng chi nhiều tiền cho một thức uống "sang chảnh" cho ngày cuối tuần hoặc sau giờ làm việc. Họ thường trả nhiều tiền cho một ly Frappuccinos đắt đỏ hoặc tương tự như thế.
Việc những tách cafe có giá đắt đỏ đến vậy có thể sẽ giảm dần do áp lực từ việc cạnh tranh với các hãng đối thủ. Yu cho biết: "Khi sự cạnh tranh đi lên, thì mức giá cũng sẽ giảm theo. Ví dụ như Luckin, sẽ cạnh tranh với Starbucks về giá cả."