Việt Nam đã và đang trở thành điểm đến lý tưởng của các nhà đầu tư quốc tế đến từ Ấn Độ, Philippines, Singapore... Trong đó, Thành phố Hồ Chí Minh – thành phố lớn nhất Việt Nam với dân số 9 triệu người – hiện đang là trung tâm phát triển kinh tế sôi động nhất đất nước.
Tòa The Landmark 81 – tòa nhà 81 tầng cao nhất Việt Nam và Đông Nam Á được xây dựng vào năm 2018 - được coi là một biểu tượng tiêu biểu cho sự thịnh vượng của thành phố với tổ hợp trung tâm thương mại, các khách sạn hạng sang và khu văn phòng cao cấp đặt tại đây.
Theo số liệu thống kê cho thấy, Việt Nam đang thu hút dòng vốn FDI khổng lồ từ các nhà đầu tư nước ngoài. Họ bị hấp dẫn bởi nguồn lao động dồi dào, các chính sách ưu đãi từ Chính phủ Việt Nam và ảnh hưởng tích cực từ Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.
Kể từ khi Mỹ áp đặt mức thuế cao lên hàng nhập khẩu Trung Quốc vào thị trường nước này, các công ty có xu hướng di dời nhà máy từ Trung Quốc sang các nước lân cận, trong đó có Việt Nam và Thái Lan. Điều đó làm tăng kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ và phát triển kinh tế của Việt Nam.
Ngoài ra, trong năm 2018, Việt Nam đánh dấu một bước ngoặt lớn trong ngành công nghiệp sản xuất ô tô với thương hiệu VinFast – Nhà máy sản xuất ô tô của doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam, VinGroup.
Tại Triển lãm ô tô Paris diễn ra năm vào ngoái, VinFast đưa ra trình làng hai mẫu xe đầu tiên của mình, LUX A2.0 và LUX SA2.0 cùng với sự xuất hiện của siêu sao bóng đá thế giới David Beckham, ghi tên Việt Nam lên bản đồ các nước sản xuất ô tô trên thế giới. Nhà máy sản xuất ô tô VinFast tại Hải Phòng sử dụng AI (trí tuệ nhân tạo) làm công cụ cốt lõi giúp sản xuất đến 150,000 ô tô mỗi năm.
Trả lời cho câu hỏi tại sao VinGroup lại lựa chọn tham gia vào ngành công nghiệp sản xuất ô tô – một trong những thị trường có tính cạnh tranh cực kỳ cao, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn VinGroup Võ Quang Huệ chia sẻ: "VinGroup hi vọng sẽ xây dựng một thương hiệu ô tô nổi tiếng toàn cầu, góp phần vào sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất ô tô Việt Nam và đặt mục tiêu sẽ xuất khẩu ô tô đi các thị trường các trong tương lai gần."
Bênh cạnh đó, tại Hà Nội, Chính phủ Việt Nam thành lập Thung lũng Silicon Việt Nam nhằm hỗ trợ phát triển ý tưởng kinh doanh và khởi nghiệp. Ông Gibs Song, đồng Giám đốc điều hành của Thung lũng Sillicon Việt Nam cho rằng: "Các startup công nghệ của Việt Nam chỉ đang đứng sau một số nước như Hàn Quốc, Nhật Bản và Singapore, nhưng họ đang đi đúng hướng và sẽ phát triển bùng nổ và theo kịp thế giới trong tương lai gần."
Chính phủ Việt Nam cũng đang triển khai xây dựng Khu Công nghệ thông tin Đà Nẵng với khoản đầu tư lên tới hàng trăm triệu đô la dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2023. Đây sẽ là một trong những cộng đồng công nghệ tiên tiến nhất của Châu Á. Đà Nẵng được kỳ vọng trở thành trung tâm công nghệ hàng đầu của đất nước.
Theo chuyên gia Tài chính - Kinh tế Nguyễn Trí Hiếu, Chính phủ Việt Nam đang có những nỗ lực cực kỳ lớn trong việc hỗ trợ các startups không chỉ trên khía cạnh chính sách, vì Chính phủ tin rằng họ là tương lai của đất nước.
Ngoài ra, theo ông Hiếu, để vượt qua các ảnh hưởng tiêu cực từ Chiến tranh Thương mại Mỹ-Trung, Việt Nam nên tận dụng tối đa lợi ích từ các thỏa thuận tự do thương mại như EVFTA, CPTPP nhằm đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu quan trọng và tạo ra tên tuổi riêng cho các mặt hàng xuất khẩu chủ chốt của mình.