Thị trường lao động trong những năm gần đây luôn chứng kiến những nghịch lý nơi thiếu chỗ thừa. Bản tin thị trường lao động quý II/2018 cho biết cả nước đang có hơn 1 triệu người trong độ tuổi lao động, trong đó, khoảng 125 nghìn người có trình độ cử nhân, thạc sĩ. Dù vậy, nhiều nhà tuyển dụng vẫn lâm vào tình trạng không tìm được ứng viên phù hợp.
Tổng giám đốc một công ty gần đây đã chia sẻ rằng dù mức lương có thể lên đến 30 triệu đồng, việc tuyển dụng rất khó khăn. Công việc được nhắc đến ở đây liên quan dịch thuật tiếng Nhật. Vị này nhấn mạnh có cự ly giữa cung – cầu tuyển dụng. Nguồn cung của thị trường, đến nay, vẫn chưa đáp ứng được những đòi hỏi từ phía cầu.
Báo cáo mới nhất của VietnamWorks, tính riêng nhu cầu tuyển dụng trực tuyến trên toàn quốc năm 2018 tăng 11% so với năm 2017. Tuy nhiên, nguồn cung lao động chỉ tăng 5%. Tốc độ tăng trưởng nguồn cung chỉ bằng một nửa nguồn cầu.
Trong khi đó, năm 2019, nhu cầu tuyển dụng được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ. được dự báo sẽ tang mạnh mẽ.
Cụ thể, 74% nhà tuyển dụng tham gia khảo sát của VietnamWorks cho biết nhu cầu về nhân lực của họ sẽ tăng lên. Trong đó, 33% doanh nghiệp có kế hoạch tăng mạnh về quy mô nhân sự khi nhu cầu tuyển dụng cao trên 30%, trong đó 15% sẽ tăng từ 30 – 40%; 15% tăng từ 40 – 50% và 3% tăng đến trên 50%. Số doanh nghiệp còn lại, có 33% cho rằng nhu cầu sẽ tăng 10% - 20% và 26% cho rằng nhu cầu sẽ tăng 20% - 30%.
Ông Trần Anh Tuấn, PGĐ. Trung tâm dự báo nguồn nhân lực và thị trường lao động TP. HCM nhận xét rằng rằng phần lớn học sinh, sinh viên tốt nghiệp đều không đáp ứng được ngay yêu cầu công việc, kỹ năng thực hành, yếu và thiếu những kiến thức kỹ năng mềm, khoảng cách giữa học lý thuyết và thực tế công việc còn lớn.
Một hướng nhìn hiện nay và những năm sắp tới đang đặt ra, theo ông Tuấn, là không nên quá nặng nề về bằng cấp. Bởi bằng cấp cao không phải là yếu tố quyết định trong chuyện dễ hay khó xin việc. Thay vào đó, yếu tố tiên quyết là nhân lực phù hợp với yêu cầu tuyển dụng, bảo đảm kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề mới là yếu tố chính đưa người lao động đến với thành công.
PGS, TS Mạc Văn Tiến, nguyên Viện trưởng Nghiên cứu khoa học dạy nghề nhận xét mối gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp hiện còn lỏng lẻo.
Nhà trường đánh giá doanh nghiệp không gắn với nhà trường thì làm sao đào tạo đúng, giống ý doanh nghiệp được. Còn doanh nghiệp thì cho rằng công tác đào tạo kém, lao động không sử dụng được, phải đào tạo lại, ông cho biết.
Độ vênh của thị trường, một phần từ yếu tố này. Ông Tiến cho biết hiện đã có định hướng xếp doanh nghiệp và nhà trường vào chung một thuyền, nhưng việc triển khai còn nhiều khó khăn.
Ở phía những người làm chính sách, Bộ LĐ-TB&XH đã xác định năm 2018 là năm chuyển đổi mạnh mẽ về giáo dục nghề nghiệp, theo đó, đào tạo nghề gắn với doanh nghiệp và tạo việc làm cho người lao động. Mối quan hệ giữa nhà trường, doanh nghiệp là sự hợp tác hai bên vùng có lợi.
Hiện nay, tại Việt Nam đã có những mô hình điểm và có nhiều nhà trường có sự gắn kết tốt với doanh nghiệp. Điều này được phía Bộ kỳ vọng sẽ khắc phục những hạn chế trong vòng 5 năm tới.