Tại sao vẫn còn một số ngân hàng Việt Nam "chậm chân" trong việc số hóa?

09/09/2021 17:33
Dường như có sự chênh lệch đáng kể giữa các ngân hàng đang số hóa và những ngân hàng còn chưa bắt đầu việc chuyển đổi này, đây có thể là một cơ hội lớn cho những ngân hàng đang muốn tăng tốc và tập trung nguồn lực để giành lấy lợi thế của người dẫn đầu

Backbase vừa công bố "Báo cáo Sức khỏe ngành Tài chính và Ngân hàng khu vực Châu Á – Thái Bình Dương" – một nghiên cứu mới được ủy quyền cho Forrester Consulting thực hiện, cho thấy những tín hiệu hứa hẹn sẽ ‘châm ngòi’ cuộc đua thống trị nền tảng số trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam trong thời gian tới. Cũng như những khu vực khác trên thế giới, điện thoại thông minh và các dịch vụ kỹ thuật số đã thay đổi cách sống của người dân Việt Nam. Tuy nhiên, tốc độ chuyển đổi của ngân hàng số tại đây vẫn chậm hơn so với nhiều quốc gia đang phát triển khác.

Báo cáo cho rằng nguyên nhân xuất phát từ việc người tiêu dùng Việt Nam đang có mức độ tin tưởng tương đối thấp đối với các ngân hàng chỉ có hiện diện số (digital-only bank). Tuy nhiên, khi nhìn vào những thị trường phát triển hơn trong nghiên cứu, việc triển khai các công cụ quản lý tiền và sức khỏe tài chính không mất phí – với đầy đủ tính năng và lợi ích – được chứng minh sẽ cải thiện đáng kể quan điểm trên từ phía người dùng.

 Trao đổi về kết quả nghiên cứu cũng như việc thúc đẩy sự trao quyền và kiến thức để cải thiện niềm tin của người dùng đối với hệ thống ngân hàng, ông Iman Ghodosi, Phó Giám đốc Backbase khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, chia sẻ: "Các ngân hàng Việt Nam và khách hàng của họ mới chỉ đang ở bước đầu trên hành trình số hóa. Khi người Việt càng nắm bắt nhiều thông tin hơn và có quyền kiểm soát để đưa ra những lựa chọn tài chính sáng suốt hơn, họ sẽ càng tin tưởng vào các tổ chức trao cho họ cơ hội này. Công nghệ hiện nay đã cho phép chúng ta hiện thực hóa điều đó. Xu hướng này đang diễn ra trên toàn cầu, và nghiên cứu của Backbase cho thấy một chiến lược tương tự cũng sẽ có hiệu quả khi áp dụng ở Việt Nam. Đây là chất xúc tác để ngành ngân hàng số của Việt Nam thật sự khởi sắc".

"Ngay lúc này, việc nắm bắt mối quan hệ với khách hàng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Chúng ta đã bước vào Kỷ nguyên Ngân hàng Tương tác (Engagement Banking Era), một cuộc cách mạng hướng đến việc xây dựng một nền tảng tương tác thống nhất cho ngân hàng. Ở đó, ưu tiên hàng đầu là tái cấu trúc toàn bộ ngân hàng, lấy khách hàng làm trung tâm, và dừng việc đầu tư công nghệ một cách phân mảnh", ông Iman Ghodosi cho biết thêm.

Các ứng dụng số giúp quản lý tiền và sức khỏe tài chính

Thông qua những cải tiến trong công nghệ trí tuệ nhân tạo (A.I), các phân tích hành vi người dùng trong thói quen chi tiêu, trải nghiệm người dùng và công nghệ ưu tiên thiết bị di dộng như các ứng dụng đã mang đến một loạt công cụ giúp nâng cao hiểu biết tài chính cho người dùng. Các công cụ đó có thể kể đến như: phân tích chi tiêu, lập mục tiêu tiết kiệm, phân loại giao dịch, gợi ý tài chính được cá nhân hóa, và lập lịch thanh toán hóa đơn. "Qua đó, có thể thấy sự thấu hiểu và đồng hành theo chiến lược này của ngân hàng sẽ giúp ích như thế nào trong việc trao quyền và xây dựng lòng tin cho người dùng", ông Iman Ghodosi chia sẻ thêm.

Báo cáo đã chỉ ra rằng 50% người Việt không hoàn thành được mục tiêu tài chính của mình, 62% cảm thấy bản thân đang ‘ngập’ trong nợ nần, và 71% không biết phải tìm lời khuyên tài chính đáng tin cậy từ đâu. "Thông qua các công cụ kỹ thuật số giúp quản lý tài chính, ngân hàng có thể giải quyết tất cả vấn đề này và thậm chí nhiều hơn. Họ có thể mang lại sự thay đổi lớn đến đời sống tài chính của khách hàng", ông Iman Ghodosi nhấn mạnh.

Cuộc đua đã bắt đầu, nhưng nhiều ngân hàng vẫn chưa sẵn sàng

Các ngân hàng ở Việt Nam đang dịch chuyển dần sang mô hình kỹ thuật số, tuy nhiên đối với một số đơn vị, hành trình chuyển đổi số vẫn đang diễn ra một cách từ tốn. Trong số các nhà lãnh đạo nắm quyền quyết định trong các ngân hàng bán lẻ Việt Nam được phỏng vấn trong báo cáo, 58% cho biết tổ chức của họ đang triển khai hoặc mở rộng việc cung cấp dịch vụ ngân hàng số, trong khi 28% chia sẻ rằng công ty họ ‘không quan tâm’ hoặc ‘đang dần loại bỏ’ dịch vụ số này.

 Theo ông Riddhi Dutta, Giám đốc Backbase khu vực Đông Nam Á và Nam Á, "Dường như có sự chênh lệch đáng kể giữa các ngân hàng đang số hóa và những ngân hàng còn chưa bắt đầu việc chuyển đổi này; đây có thể là một cơ hội lớn cho những ngân hàng đang muốn tăng tốc và tập trung nguồn lực để giành lấy lợi thế của người dẫn đầu".

 "Theo báo cáo, 42% nhà lãnh đạo tại các ngân hàng bán lẻ của Việt Nam cho biết họ sẽ tăng cường đầu tư cho các sáng kiến về sức khỏe tài chính trong vòng 12 tháng tới. 74% nói rằng họ ‘đang lên kế hoạch’ hoặc ‘tích cực mở rộng’ các sáng kiến về sức khỏe tài chính trên nền tảng số, đó là một số tín hiệu tích cực", ông Dutta nhận định.

 Ngân hàng buộc phải vượt qua rào cản

Trước sự nhận thức rõ ràng của ngân hàng về những thách thức mà người dùng đang đối mặt, cũng như về giải pháp lý tưởng để tháo gỡ khó khăn cho người dùng chính là các ứng dụng theo dõi sức khỏe tài chính, thì mọi băn khoăn lại đổ dồn về câu hỏi duy nhất: tại sao vẫn còn một số ngân hàng Việt Nam "chậm chân" trong việc số hóa?

Nghiên cứu chỉ ra rằng tại Việt Nam, 72% đơn vị trong lĩnh vực ngân hàng nhìn nhận ‘việc thiếu sự nắm bắt về nhu cầu của khách hàng và hệ quả theo sau’ là một trở ngại trong việc phát triển thêm các công cụ số cho người dùng. 74% đơn vị cho rằng họ 'không chắc chắn về cách làm việc hoặc hợp tác cùng công ty fintech’ để triển khai hoạt động. 70% cho biết nguyên nhân nằm ở ‘nền tảng công nghệ đã lỗi thời hoặc phải kế thừa từ giai đoạn trước’, và 68% giải thích do ‘các ưu tiên cạnh tranh’.

Từ các quan điểm trên, ông Ghodosi nhận định: "Có vẻ như việc thiếu thông tin đang là rào cản chính. Chúng ta có thể đồng cảm với chuyện này vì từng có thời điểm mà tất cả các ngân hàng trên thế giới đều phải đối mặt với thách thức tương tự. Thay đổi không phải điều dễ dàng. Tuy vậy, đối với những đơn vị tài chính đang muốn chiếm lĩnh vị thế dẫn đầu, sự trì hoãn của một số tổ chức chính là cơ hội dành cho họ".

 "Không còn nghi ngờ gì nữa, các ứng dụng theo dõi sức khỏe tài chính hướng đến người tiêu dùng có thể đóng một vai trò quan trọng giúp thúc đẩy niềm tin vào ngân hàng số và gia tăng giá trị cuộc sống cho người Việt. Trong 12 tháng tới, việc áp dụng sáng kiến về sức khỏe tài chính sẽ được cải tiến nhiều hơn, và trong vòng 24 tháng nữa người Việt sẽ có những trải nghiệm số hoàn toàn khác với các ngân hàng hiện tại. Tất cả đều nằm trong tay của người đang hướng đến vị thế tiên phong".

Tin mới

Mercedes-Benz S 450 rao bán 1,8 tỷ đồng: Người bán nói 'tội gì mua C 300', đẳng cấp S-Class 'vẫn khác lắm'
8 giờ trước
Chiếc Mercedes-Benz S 450 Luxury có mức giá chỉ ngang ngửa C-Class đời mới, nhưng lại sở hữu nhiều tiện nghi và thiết kế sang trọng vượt bậc.
Loài cây mọc dại, cực dễ sống, giờ thành “vàng trong đất”: Vừa giữ rừng, vừa kiếm hàng trăm triệu
7 giờ trước
Từng bị coi là cây dại, chỉ dùng để lấy củi, nay cát sâm được săn đón nhờ giá trị kinh tế cao và khả năng giữ đất, giữ rừng. Nhiều nơi ví loài cây này như “mỏ vàng” dưới lòng đất.
Người phụ nữ ở Hà Nội mang 300 chỉ đi bán vào ngày giá vàng vượt 115 triệu, nghe số lãi mà choáng
7 giờ trước
Bà Kim Anh cho biết, nếu không phải thiếu tiền xây nhà mới, bà sẽ không bán số vàng này.
Người dân nền kinh tế số 1 Đông Nam Á sẽ thích mê mẫu xe VinFast này: Không phải vua doanh số ở Việt Nam
7 giờ trước
CEO VinFast châu Á cho rằng mẫu xe này sẽ chiếm được cảm tình người dân Indonesia.
Yêu cầu xử lý nghiêm quảng cáo 'nổ' Nutri Brain IQ chữa tự kỷ
7 giờ trước
Bộ Y tế yêu cầu Hà Nội kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi quảng cáo sai sự thật liên quan sản phẩm Nutri Brain IQ.

Tin cùng chuyên mục

Bất chấp Mỹ siết thuế, người tiêu dùng toàn cầu vẫn 'đổ xô' mua xe điện
4 giờ trước
Doanh số xe điện toàn cầu đã tăng 29% trong tháng 3, chủ yếu đến từ Trung Quốc và châu Âu.
Sau Hàn Quốc, Việt Nam là quốc gia thứ 2 được Apple "ưu ái" làm điều này, ngay cả Mỹ hay Nhật cũng chưa từng có!
59 phút trước
Việt Nam là quốc gia thứ hai trên toàn cầu được Apple ưu ái tính năng này.
Doanh số xe máy tăng cao trong những tháng đầu năm 2025
14 giờ trước
Các con số thống kê cho thấy thị trường xe máy Việt Nam đang trên đà hồi phục khi vừa đạt doanh số quý I tốt nhất trong 3 năm trở lại.
Xe số độc lạ của Honda chốt giá 70 triệu đồng: Khỏe hơn Future, ăn xăng 1,8 lít/100km
22 giờ trước
Không chỉ sở hữu thiết kế thể thao cùng động cơ mạnh mẽ, "tân binh" xe số nhà Honda còn có giá bán hấp dẫn hơn so với Wave 125i 2025 nhập khẩu Thái Lan.