Tại sao Việt Nam chủ yếu đón FDI từ châu Á mà chưa thu hút được doanh nghiệp châu Âu, Hoa Kỳ?

04/09/2020 18:59
Tại Tọa đàm: “Thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài: Hành động và giải pháp đột phá”, TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng CIEM chỉ ra một thực tế, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam phần lớn là từ các "thiên đường thuế" và các nước Đông Bắc Á, không có hoặc rất ít đầu tư từ Hoa Kỳ và châu Âu.

Ông Đỗ Nhất Hoàng - Cục trưởng Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch Đầu tư cho biết, đầu tư thế giới năm 2020 có thể suy giảm 40%, các nền kinh tế thế giới giảm sâu, thậm chí âm. Trong khi đó ở Việt Nam, vốn đăng ký mới tăng thêm gần 20 tỷ USD, giảm 13% so với cùng kỳ, vốn giải ngân giảm 50% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, so với thế giới đang giảm sâu thì ta giảm rất ít. 

Ông Hoàng nhận thấy tần suất các nhà đầu tư quan tâm chúng ta ngày cầng tăng qua nhiều kênh khác nhau. Cục đầu tư nước ngoài đã tổ chức rất nhiều tọa đàm trực tuyến để trao đổi với nhà đầu tư nước ngoài. Đó là những tín hiệu đáng mừng, mở ra nhiều cơ hội doanh nghiệp Việt Nam tham gia kết nối với doanh nghiệp nước ngoài.

Đặc biệt, tín hiệu đáng mừng là số dự án đăng ký mới tăng 6,6%. Dự án đăng ký tăng thêm tăng 22,2%. Con số xuất nhập khẩu của Việt Nam chỉ giảm khoảng 5-6%. Điều đó chứng tỏ rằng các doanh nghiệp FDI tuy vẫn bị tác động nhưng rất ít. Họ vẫn ở trong tình trạng sản xuất xuất nhập khẩu bình thường.

Tuy nhiên, TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế trung ương (CIEM) cho rằng, con đường đón doanh nghiệp nước ngoài của Việt Nam còn nhiều khúc mắc. Ông chỉ ra thực tế rằng, vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam phần lớn là từ các "thiên đường thuế" và quốc gia Đông Bắc Á như Hàn Quốc, Nhật Bản… không có hoặc rất ít đầu tư từ Hoa Kỳ và châu Âu".

Ông Cung giải thích, Việt Nam rất kỳ vọng đầu tư từ Hoa Kỳ, từ châu Âu, kỳ vọng đây là đầu tư chất lượng cao, là những đầu tư sử dụng công nghệ cao hơn, không sử dụng chi phí lao động thấp. Loại đầu tư này rất phù hợp với chúng ta khi chúng ta muốn cơ cấu lại nền kinh tế và chuyển đổi nền kinh tế.

Nguyên viện trưởng CIEM nhấn mạnh: "Đây là cái chúng ta phải trả lời được: Họ muốn gì? Tôi cho rằng, đầu tiên họ muốn chính sách của chúng ta, luật pháp của chúng ta phải ổn định, trong văn bản phải cụ thể, trên thực thi phải dự đoán được. Không có tiền gầm bàn, không có chi phí không chính thức. Họ nói, thực hiện như thế là được, vì điều này đối với nhà đầu tư Hoa Kỳ và châu Âu cực kỳ quan trọng". 

Doanh nghiệp châu Âu và Hoa Kỳ là những người luôn luôn phải tuân thủ luật pháp. Nếu không tuân thủ thì rủi ro pháp lý là rất lớn. Nếu như họ vấp phải rủi ro pháp lý này, họ sẽ tránh, ông Cung lập luận.

"Còn những cải cách môi trường kinh doanh, chúng ta cũng phải nhìn rõ những yêu cầu này. Hạ tầng phải là hạ tầng quy mô lớn, chứ không phải xây một cao tốc rồi đường làng, đường tỉnh thì đầy chông gai, khi ra cao tốc thì "chân tay" cũng không còn nguyên vẹn nữa" - TS. Nguyễn Đình Cung nói thêm. "Tiếp đó là cách tiếp cận chính sách, mặt bằng chung là vậy, nhưng đối với từng nhà đầu tư phải khác nhau. Chúng ta phải thiết kế những gói chính sách mang tính chất may đo, không may sẵn, thì lúc đó chúng ta mới đáp ứng được nhu cầu và từ đó chọn được nhà đầu tư có chất lượng".

Đúng như Nghị quyết của Bộ Chính trị, ông Cung chỉ rõ cần thay đổi cách thức quản lý, thay đổi cách thức thu hút và có lựa chọn để nâng cao chất lượng nhà đầu tư. Việt Nam cần hành động hết sức cụ thể và xác định đúng vấn đề, xử lý vấn đề theo nhu cầu. Chưa nói đến việc, chúng ta phải thu hút được doanh nghiệp trong nước, hỗ trợ họ, tham gia được chuỗi giá trị, nếu không thì chỉ có nhà đầu tư nước ngoài tận dụng được cơ hội.

Tin mới

Đâu là nguyên nhân đẩy giá cà phê lên cao?
9 giờ trước
Giá cà phê tăng cao ngay giữa vụ thu hoạch nhưng nhiều nông dân vẫn chưa vội bán ra vì hy vọng giá sẽ tiếp tục tăng
Central Retail Việt Nam và The Garden ký kết hợp tác chiến lược
9 giờ trước
Central Retail Việt Nam và Công ty TNHH MTV Đầu tư và Thương mại The Garden - thành viên của Bitexco Group, công bố hợp tác chiến lược cho giai đoạn 20 năm tiếp theo và mở rộng các thương hiệu lớn của Tập đoàn.
Ford Ranger, Everest đổi trang bị tại Việt Nam: Thêm tiếng Việt, bớt cảm biến, bỏ tính năng từng vượt trội đối thủ
4 giờ trước
Các dòng xe Ford Ranger và Everest tại Việt Nam từ tháng 12/2024 sẽ có giao diện tiếng Việt trên tất cả phiên bản. Bên cạnh đó, tính năng lùi chuồng tự động trên một số phiên bản của 2 dòng xe này sẽ không còn nữa.
Nga phá vỡ kỷ lục về dự trữ vàng, đạt hơn 2.300 tấn đứng thứ 5 thế giới
5 giờ trước
Nga đang đứng thứ 5 thế giới về dự trữ vàng, chỉ xếp sau Mỹ, Đức, Italy, Pháp và xếp trên Trung Quốc.
Đây là xe tay ga xịn nhất của Honda: Dùng công nghệ như ô tô, 'ăn đứt' SH, giá bán ở Việt Nam gây bất ngờ
5 giờ trước
Đây được xem là mẫu xe tay ga cao cấp nhất của Honda.

Tin cùng chuyên mục

Xe gầm cao tầm giá trên 1 tỷ: Ford Everest áp đảo, Hyundai Santa Fe vươn lên mạnh mẽ
7 giờ trước
Hyundai Santa Fe sau khi có bản nâng cấp có thể trở thành đối trong thực sự của Ford Everest ở phân khúc này.
Xe điện mini của tỷ phú Phạm Nhật Vượng chuẩn bị xuất ngoại sang thị trường lớn nhất Đông Nam Á
7 giờ trước
Mẫu xe điện mini VinFast VF 3 sắp đổ bộ thêm một thị trường Đông Nam Á.
Cửa hàng ở Hà Nội giảm giá 'đỉnh nóc, kịch trần' tới 90% nhân Black Friday
7 giờ trước
Ngày hội siêu giảm giá Black Friday năm nay là thứ Sáu 29/11, nhiều cửa hàng tại Hà Nội đã tung hàng loạt chương trình khuyến mại lớn.
Tăng trưởng ấn tượng 107%, hãng xe điện của tỷ phú Phạm Nhật Vượng bứt phá ngoạn mục trên bảng xếp hạng, vượt qua hàng loạt ông lớn về doanh số toàn cầu
13 giờ trước
Doanh số toàn cầu VinFast trong 3 quý đầu năm 2024 vượt qua hàng loạt tên tuổi gạo cội như Honda, Mitsubishi hay Mazda.