Tài xế bỏ phố về quê, dân buôn kêu trời vì thiếu shippericon

Nhân viên giao hàng mắc Covid-19 hoặc rời thành phố về quê ồ ạt,... khiến nhân lực ngành vận chuyển thiếu hụt, cũng trở thành trở ngại lớn đối với ngành bán lẻ. 

Nhân viên giao hàng mắc Covid-19 hoặc rời thành phố về quê ồ ạt,... khiến nhân lực ngành vận chuyển thiếu hụt, cũng trở thành trở ngại lớn đối với ngành bán lẻ. 

 

Kết quả khảo sát trên 15.000 nhà bán lẻ là khách hàng của Sapo cho thấy, tác động lớn của dịch bệnh và giãn cách xã hội đã gây ra không ít khó khăn cho những nhà kinh doanh trên toàn quốc.

75,2% nhà bán hàng cho biết cho biết, doanh thu của họ không tăng trưởng so với năm 2020, trong đó 37,1% nhà bán hàng bị giảm sút doanh thu trên 30%. Tỷ lệ nhà bán hàng có sự tăng trưởng doanh thu chỉ chiếm 23,9%, thấp hơn so với năm 2020 (30,7%) và năm 2019 (61%). 

Chỉ 7% nhà bán hàng không gặp ảnh hưởng hoặc có sự tăng trưởng kinh doanh ngay trong mùa dịch (chủ yếu thuộc nhóm ngành: tạp hóa - siêu thị mini, thực phẩm; chăm sóc sức khỏe, đồ mẹ và bé; mỹ phẩm).

Giãn cách xã hội trên toàn quốc và dịch bệnh kéo dài đã gây ra đứt gãy chuỗi cung ứng, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình giao vận. Khó khăn lớn nhất về vận chuyển chủ shop gặp phải là tình trạng không giao được hàng đến một số khu vực (39,4%) và tỷ lệ hoàn hủy cao (20,7%).

Nhân viên giao hàng mắc Covid-19 hoặc rời thành phố về quê ồ ạt,... khiến nhân lực ngành vận chuyển thiếu hụt, cũng trở thành trở ngại lớn đối với ngành bán lẻ. 

Sau 2 năm chống chọi với Covid-19, các nhà bán hàng đã rút ra những bài học kinh nghiệm và biện pháp ứng phó hiệu quả trong ngành bán lẻ.

Trong đó, biện pháp ứng phó với tình huống tương tự giãn cách xã hội được các nhà bán hàng ưu tiên lựa chọn là áp dụng quy trình vận hành mới, tương ứng với trạng thái phòng chống Covid (chiếm 29,7%) và triển khai kênh bán hàng thay thế, bán hàng đa kênh (chiếm 27,2%). 

Ngoài ra các cửa hàng cũng phải cắt giảm chi phí cửa hàng và mặt bằng; chuyển đổi mặt hàng cung ứng để phù hợp với tình hình thực tế, phát triển hoặc kinh doanh dòng sản phẩm mới; phân bổ nguồn vốn để đầu tư sang lĩnh vực khác (ngoài bán lẻ và dịch vụ ăn uống); lập kế hoạch dự phòng ngân sách.

Bước sang năm 2022, Sapo dự đoán xu hướng lớn nhất của các nhà bán lẻ chính là chuyển đổi số, đa dạng kênh bán hàng, đẩy mạnh kinh doanh trực tuyến bên cạnh tối ưu hóa kênh bán hàng truyền thống.

Những doanh nghiệp đã đầu tư và xây dựng nền tảng trực tuyến hiệu quả, tiếp cận linh hoạt với thương mại điện tử sẽ được hưởng lợi từ xu hướng đa kênh.Thực tiễn chứng minh, những doanh nghiệp, cửa hàng chuyển đổi số sáng tạo, nhanh chóng đã thích ứng và phát triển trong hai năm đại dịch vừa qua.

Xu hướng thứ hai là chuỗi cửa hàng bách hóa hiện đại được hưởng lợi từ sự chuyển dịch tiêu dùng sau đại dịch. Trong khi cửa hàng bán lẻ các sản phẩm không thiết yếu bị ảnh hưởng nặng nề trong quý III/2021, các doanh nghiệp phân phối, bán lẻ hàng tiêu dùng và hàng thiết yếu ít chịu ảnh hưởng bởi giãn cách xã hội hơn.

Tiếp tục trong năm 2022, xu hướng hiện đại hóa kênh bán hàng truyền thống, thay đổi mô hình mua nhanh bán gọn sẽ sớm đi vào thực tiễn. 

Xu hướng thứ ba là chiến lược bán lẻ đặt khách hàng cá nhân lên hàng đầu. Khi công nghệ đóng một vai trò quan trọng trong trải nghiệm bán lẻ hiện đại, giãn cách xã hội và dịch bệnh làm cho khoảng cách của người mua và người bán xa nhau hơn, sức mạnh của sự kết nối giữa con người với nhau sẽ phát huy tác dụng. Các nhà bán lẻ tối ưu hóa trải nghiệm để giữ chân khách hàng và áp dụng nhiều chỉ số đánh giá quá trình bán hàng sẽ có được lợi thế tốt hơn để chiếm lĩnh thị trường.

Thư Kỳ 

Tin mới

Trà sữa được đồn “đẹp nhất Hà Nội” khiến khách đợi gần 2 tiếng nhưng chất lượng liệu có xứng đáng?
11 phút trước
Liệu Bông Biêng nổi bật với trà sữa hương hoa này có đủ đô để chinh chiến cùng các thương hiệu đồ uống theo đuổi dòng trà đậm vị?
Giá cà phê lại tăng dựng đứng
22 phút trước
Giá cà phê Robusta trên sàn London đang lên sát mốc 5.000 USD/tấn khi Việt Nam bước vào vụ thu hoạch nhưng nguồn cung vẫn cầm chừng
"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
58 phút trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Vì sao các chuỗi cà phê - trà sữa, thời trang đóng cửa lại khiến thị trường “dậy sóng”?
2 giờ trước
Không chỉ tưng bừng khai trương, nhiều thương hiệu gần đây rời thị trường cũng “ồn ào” không kém
Linh vật Rắn Minh Long: Mở đầu vận trình thịnh vượng
2 giờ trước
Đều đặn mỗi dịp Xuân về, giới mộ điệu lại háo hức chờ đón từng tượng linh vật sứ từ Minh Long, như một phần không thể thiếu trong không khí Tết. Thương hiệu này không chỉ thành công trong việc chế tác dáng hình linh vật độc đáo, mà còn khéo léo truyền tải các lời chúc ý nghĩa đầu năm qua từng câu chuyện ý nghĩa.

Tin cùng chuyên mục

Đại lý báo Toyota Fortuner Legender thêm bản máy xăng tại Việt Nam: Đắt hơn máy dầu 5-45 triệu, bán ra tháng sau cạnh tranh Everest
6 giờ trước
Nhiều thông tin từ phía đại lý cho thấy Toyota Fortuner Legender sẽ có thêm tùy chọn máy xăng 2.7L, giá bán tăng nhẹ so với tùy chọn máy dầu đang bán trên thị trường.
Trung Quốc tự đẩy mình vào 'thời khắc sinh tử': 300 startup xe điện chỉ còn 7 hãng lớn có thể tồn tại, chiến trường xe điện khốc liệt hơn bất kỳ lúc nào
1 ngày trước
Chỉ những công ty có thể duy trì hoạt động mà không cần đến nguồn tài trợ bên ngoài mới có thể tiếp tục cuộc đua, trong bối cảnh nỗi lo về tình trạng dư thừa công suất luôn rình rập.
SUV điện cỡ lớn Hyundai Ioniq 9 chính thức ra mắt: Tầm di chuyển 620 km, đấu trực tiếp với VinFast VF 9
1 ngày trước
Mẫu xe này sẽ được bán tại Mỹ, Hàn Quốc từ đầu năm 2025 trong khi các thị trường khác phải đợi đến cuối năm.
Báu vật tâm linh: Thế giới chỉ 2 nước có, Việt Nam sở hữu cá thể 700 tuổi, thuộc hàng Tứ Thiết quý hiếm
1 ngày trước
Cá thể cổ thụ này được xếp hạng là Cây Di sản Việt Nam.