Talentnet: 25% doanh nghiệp không cắt giảm chi phí nhân sự dù khó khăn kéo dài vì Covid-19

24/04/2020 11:39
Nếu tình hình kinh doanh kéo dài do Covid-19, 75% doanh nghiệp sẽ cắt giảm chi phí nhân sự trong khi đó, 25% trả lời rằng không cắt giảm tài chính cho nguồn lực con người.

Công ty Talentnet, chuyên về tư vấn chiến lược và giải pháp nhân sự, vừa công bố Khảo sát nhanh về cách nhìn nhận và đối ứng của các doanh nghiệp trong bối cảnh COVID-19. Khảo sát tiến hành đối với 172 doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực ngành nghề và tiến hành từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 4/2020.

25% doanh nghiệp phản hồi sẽ không cắt giảm chi phí nhân sự dù Covid-19 kéo dài

Theo khảo sát của Talentnet, nếu tình hình kinh doanh tiếp tục gặp khó khăn vì Covid-19 thì 75% doanh nghiệp sẽ cắt giảm chi phí nhân sự, 25% còn lại không giảm tài chính dành cho nhân sự.

Báo cáo này cho biết, 54% công ty chọn trả lương theo thỏa thuận nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng nếu doanh nghiệp cho người lao động ngừng việc tạm thời do không đủ khối lượng công việc. 19% công ty chọn trả 100% lương theo hợp đồng lao động hiện tại và yêu cầu nhân viên lấy phép năm những ngày không làm việc. 17% công ty có phương án khác kết hợp nhiều cách trên hoặc thương lượng theo từng trường hợp cụ thể. Còn lại 9% sẽ trả 100% lương theo hợp đồng lao động hiện tại và không trừ phép.

Talentnet: 25% doanh nghiệp không cắt giảm chi phí nhân sự dù khó khăn kéo dài vì Covid-19 - Ảnh 1.

Mỗi ngành có mức độ cắt giảm nhân sự khác nhau. Chẳng hạn như ngành hàng tiêu dùng sẽ cắt giảm chủ yếu dưới 10% trong khi ngành sản xuất dự kiến có thể cắt giảm tới 20% đến 30%.

Talentnet: 25% doanh nghiệp không cắt giảm chi phí nhân sự dù khó khăn kéo dài vì Covid-19 - Ảnh 2.

Làm gì để gắn kết nhân sự và đạt hiệu quả cao khi làm việc từ xa?

Trong thời gian dịch bệnh bùng phát, nhiều ngành nghề đã áp dụng làm việc tại nhà. Vậy làm sao để đạt hiệu quả cao và gắn kết nhân sự.

Theo Talentnet, 90% doanh nghiệp đã chọn các biện pháp sau để đạt hiệu quả khi làm việc từ xa.

Talentnet: 25% doanh nghiệp không cắt giảm chi phí nhân sự dù khó khăn kéo dài vì Covid-19 - Ảnh 3.

Thứ nhất, báo cáo công việc hàng ngày, hàng tuần với chỉ tiêu cụ thể.

Thứ hai, ứng dụng các công cụ phần mềm để thường xuyên trò chuyện, họp hàng ngày/hàng tuần giữa các bộ phận làm việc.

Thứ ba, quy định khung giờ làm việc chung cho toàn bộ nhân viên cam kết phải trực tuyến, và trả lời đồng nghiệp trong vòng một khoảng thời gian nhất định.

Thứ tư, quản lý/giám sát trực tiếp chịu trách nhiệm hoàn toàn cho việc quản lý và kết quả công việc của nhân viên.

Trong khi đó, 10% doanh nghiệp chọn cách gắn kết nối bằng bằng hình thức tăng cường truyền thông nội bộ từ lãnh đạo cấp cao: tổ chức họp toàn công ty, đưa ra thông điệp hàng tuần để cập nhật tình hình, động viên nhân viên. Bên cạnh đó, tổ chức các hoạt động thi đua thể dục thể thao, bình chọn người có thành tích tốt; góc làm việc sáng tạo; sáng kiến làm việc tại nhà hiệu quả; tập thể dục buổi sáng; giờ "Happy Hour" trực tuyến…

Talentnet: 25% doanh nghiệp không cắt giảm chi phí nhân sự dù khó khăn kéo dài vì Covid-19 - Ảnh 6.

Tin mới

Món ăn Hà Nội khiến khách Tây mê mẩn húp sạch đến tận đáy bát, nhưng người Việt lại chẳng làm thế bao giờ
3 giờ trước
Cách mà du khách nước ngoài này thưởng thức món ăn đặc trưng của Thủ đô khiến nhiều người cảm thấy vô cùng thú vị.
Page có tick xanh giả mạo Phú Quý lừa người mua bạc thỏi tại VN
2 giờ trước
Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Phú Quý mới đây đã phát đi cảnh báo về thủ đoạn mạo danh, yêu cầu khách hàng chuyển tiền vào một tài khoản mang tên công ty nào đó, nhằm chiếm đoạt tiền của Khách hàng.
VinFast công bố bán 12.000 xe tháng 3, 'vua doanh số' không phải VF 3
2 giờ trước
Theo VinFast, những sản phẩm như VF 5, VF 6 và 7 đều đang có doanh số tốt.
Sếp Apple mừng ra mặt khi được bán iPhone 16 tại quốc gia Đông Nam Á này
7 phút trước
Mặc dù ra mắt từ tháng 9 năm ngoái, nhưng tới ngày hôm nay, iPhone 16 mới được chính thức bán ra tại quốc gia này.
Livestream Commerce: Giải pháp tăng trưởng doanh nghiệp Việt trong thời đại số
14 phút trước
Theo NielsenIQ, thương mại điện tử Việt Nam dự kiến đạt quy mô 45 tỷ USD trong 2025, chiếm 10% tổng doanh thu bán lẻ toàn quốc. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này đi kèm với áp lực lớn: doanh nghiệp vừa phải tối ưu chi phí, vừa cần xây dựng thương hiệu và thúc đẩy doanh số trong thị trường cạnh tranh. Vậy đâu là lời giải?

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.