Tâm lý chống Trung Quốc gia tăng, Trung Á có thể trở thành "kẻ phá hoại các tham vọng to lớn của Bắc Kinh"?

21/10/2019 09:31
Nhận thức được những điểm yếu nội tại của mình trước Trung Quốc, người dân Trung Á đang tiếp tục theo dõi những diễn biến ở phía bên kia biên giới.

Ngày 1/10, hàng nghìn người Trung Quốc di cư sống ở Trung Á đã tổ chức kỷ niệm Quốc khánh bằng các nghi lễ chào cờ và diễu hành. Tại Trung Quốc, lễ kỷ niệm được tổ chức hoành tráng hơn với một cuộc duyệt binh lớn, phô diễn các công nghệ tiên tiến và các loại vũ khí hiện đại mới của Bắc Kinh.

Tuy nhiên, vượt ra khỏi biên giới Trung Quốc, bầu không khí đoàn kết dân tộc đã bị phá vỡ bởi tâm lý chống Trung Quốc đang lan rộng khắp khu vực Trung Á, theo The Diplomat.

Trong hai thập kỷ qua, sự phát triển về kinh tế và ảnh hưởng gia tăng của Trung Quốc đã tạo đòn bẩy đáng kể cho trật tự khu vực và các quốc gia trong khu vực. Lợi ích và hoạt động của Trung Quốc tại Trung Á là một phần trong chiến lược thâm nhập và can dự của nước này đối với khu vực này.

Đầu tiên, Bắc Kinh tìm cách phi quân sự hóa các biên giới, vốn được theo sau bằng cách mà theo cáo buộc của phương Tây là tiến hành các cuộc đàn áp cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ, tạo ra một khuôn khổ an ninh tập thể thông qua Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), xây dựng cơ sở hạ tầng và hệ thống thông tin liên lạc trong khu vực và cuối cùng là đẩy mạnh truyền bá quyền lực mềm.

Tuy nhiên, sự hiện diện của Trung Quốc tại Trung Á đã và đang gây nhiều tranh cãi, đem lại sự rắc rối và phức tạp. Nói một cách đơn giản, người Trung Quốc đã trở thành đối tượng bị chỉ trích cho những bất bình tại địa phương – hệ lụy về kinh tế và việc làm - và khởi nguồn cho các vấn đề xuyên biên giới nhạy cảm như vấn đề với những người thiểu số Hồi giáo ở Trung Quốc và những cáo buộc về ngoại giao bẫy nợ.

Sự thống trị và ngoại giao bẫy nợ của Trung Quốc

Sự thống trị của Trung Quốc trong khu vực đã làm dấy lên những tranh luận lớn về tham nhũng và đòi hỏi sự minh bạch trong các hoạt động tài chính của chính phủ các nước trong khu vực, đặc biệt liên quan đến các khoản tài trợ và cho vay của Trung Quốc.

Hoạt động vay nợ từ Bắc Kinh của chính phủ các nước đã tăng mạnh trong thập kỷ qua. Tài chính Trung Quốc như một phần của các dự án sinh lời trong sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) đã mang đến cơ hội lớn cho các quốc gia Trung Á cần vốn đầu tư để duy trì tăng trưởng.

Song, cơ hội cũng kèm theo rủi ro. Một báo cáo năm 2018 đã liệt Kyrgyzstan và Tajikistan trong số tám quốc gia dễ bị tổn thương trước vấn đề nợ nần. Hiện Trung Quốc chiếm khoảng 41% và 53% số nợ của hai quốc gia trên.

Trong khi Kyrgyzstan dường như phát triển tương đối tốt do phần lớn các khoản nợ của họ là dài hạn, thì mối quan hệ của Tajikistan với Trung Quốc đã khiến nước này ngày càng phụ thuộc hơn vào Bắc Kinh.

Tajikistan mới đây đã phải quyết định trao một mỏ khai thác cho Trung Quốc để đổi lấy việc xây dựng một nhà máy điện. Sự việc này đã khiến dân chúng bất bình với chính phủ Tajikistan. Nhiều chuyên gia bày tỏ lo ngại về sự phụ thuộc gia tăng vào Trung Quốc và cho rằng thỏa thuận này sẽ giúp Trung Quốc kiểm soát các nguồn tài nguyên khoáng sản của Tajikistan.

Song, kiểu dàn xếp này thường được xem là “chuyện bình thường” trong quan hệ của Bắc Kinh với Tajikistan. Khi Tajikistan không thể trả được nợ, họ sẽ bán đất và dành cho Trung Quốc những nhượng bộ khác.

Năm 2011, Tajikistan đã kết thúc một cuộc tranh chấp biên giới bằng cách nhượng đất trong một thỏa thuận để đổi lấy việc xóa nợ. Ngay sau đó, chính phủ Tajikistan lại giao nhiều đất hơn cho 1.500 nông dân Trung Quốc tại nước này, một động thái được một nhà xã hội học đánh giá là sẽ giúp Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng chính trị tại Tajikistan.

Tình hình ngày càng trầm trọng bởi thực tế là phần lớn số tiền kiếm được từ Bắc Kinh đều chảy vào các dự án lãng phí của chính quyền Tajikistan như cột cờ lớn nhất thế giới, nhà hát lớn nhất khu vực và khu phức hợp mới của Quốc hội. Vấn đề phụ thuộc nghiêm trọng hơn khi những hoài nghi về lao động Trung Quốc trở nên cao trào hơn bao giờ hết.

Theo một vài số liệu, trong năm 2018, hơn 30.000 người Trung Quốc đã đến Kyrgyzstan, nhiều người trong số họ làm công nhân xây dựng cho các dự án BRI. Tajikistan cũng đối mặt với sự bất mãn ngày càng tăng từ dân chúng. Theo dữ liệu không chính thức, có tới khoảng 150.000 công nhân Trung Quốc đang làm việc ở đất nước này.

Giống như nhiều nước trên thế giới, các quốc gia Trung Á, trước đây phụ thuộc vào đầu tư của Nga (tuy chiếm phần rất nhỏ so với các đề nghị của Trung Quốc hiện nay) đang dần hướng về Bắc Kinh. Nhưng trong khi giá nhân công rẻ và nguồn tài chính giải ngân nhanh chóng của Trung Quốc có vẻ hấp dẫn, những thỏa thuận này dường như bắt đầu phải trả giá đắt.

Hồi tháng 1 năm nay, cảnh sát Kyrgyzstan đã bắt giữ hàng chục người trong suốt thời gian được coi là có “cuộc biểu tình lớn nhất ở Trung Á”. Những người biểu tình yêu cầu hạn chế cấp giấy phép lao động cho người Trung Quốc. Tháng 9 mới đây, cuộc biểu tình phản đối các dự án xây dựng của Trung Quốc bắt đầu bùng nổ ở thị trấn công nghiệp Zhanaozen của Kazakhstan, rồi lan sang Almaty.

Tâm lý chống Trung Quốc gia tăng, Trung Á có thể trở thành kẻ phá hoại các tham vọng to lớn của Bắc Kinh? - Ảnh 1.

Chính sách ngoại giao bẫy nợ của Trung Quốc. Ảnh minh họa: Economist

Trấn áp người Hồi giáo ở Đông Turkistan

Trung Quốc bị cáo buộc thực hiện chính sách “chống cực đoan" ở Tân Cương và việc tống giam ồ ạt và có hệ thống người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm thiểu số Hồi giáo khác ở khu vực. Điều này đã khiến chủ nghĩa bài Trung Quốc tại Trung Á đạt đến đỉnh điểm, theo The Diplomat.

Một công dân Kazakhstan đã làm chứng về sự tồn tại của các “trại cải tạo" ở phía Tây Trung Quốc, nói rằng hàng nghìn người thiểu số Kazakhstan bị tẩy não tại những trại này.

Các báo cáo ước tính hàng triệu tù nhân đã được đưa vào các trại ở Tân Cương, bao gồm khoảng 22.000 người thiểu số Kyrgyzstan và 10.000 người thiểu số Kazakhstan (Bắc Kinh đã bác bỏ những số liệu này).

Tuy nhiên, năm 2018, người thân của những người được cho là tù nhân ở Tân Cương đã xuống đường biểu tinh, kêu gọi tổng thống Kyrgyzstan can thiệp. Những yêu cầu của họ đã bị từ chối với tuyên bố rằng chính phủ không thể can thiệp vào “các vấn đề nội bộ” của Bắc Kinh.

Trung Quốc đã thành công trong việc thu hút giới tinh hoa chính trị và thương thảo với nhiều quốc gia thông qua đào tạo giáo dục và liên kết kinh doanh . Trong bối cảnh phức tạp này, người dân Trung Á nhận thức được những điểm yếu nội tại của các đất nước mình trước Trung Quốc và tiếp tục theo dõi những gì đang diễn ra ở bên kia biên giới.

Cho đến bây giờ, “câu hỏi về Trung Quốc” đã tạo ra một sự nghi ngại lớn – là tâm điểm của sự thất vọng và căng thẳng trong dân chúng được hình thành, đôi khi thay đổi nhanh chóng và trở nên hỗn loạn kéo dài ba thập kỷ qua ở Trung Á.

Nhưng cũng chính trong bối cảnh thù địch gia tăng đối với Trung Quốc, Bắc Kinh đã cố gắng tìm kiếm các phương tiện để thúc đẩy và bảo vệ lợi ích kinh tế, chiến lược và kinh tế của mình ở Trung Á.

Nếu sự phẫn nộ của công chúng đối với Trung Quốc gia tăng ở Trung Á chuyển thành những thay đổi trong chính sách của chính phủ, khu vực này có thể trở thành “kẻ phá hoại tất cả tham vọng to lớn của Bắc Kinh trong BRI”./.

Tin mới

Xuất khẩu hồ tiêu tăng giá trị đến 48%
39 phút trước
So với cùng kỳ năm trước, dù lượng xuất khẩu giảm nhưng kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu lại tăng đến 48%.
"Mỏ vàng" giúp Việt Nam hốt bạc từ Á sang Âu: Thu về hơn 211.000 tỷ đồng chỉ trong 10 tháng
20 phút trước
Nếu tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng này, kế hoạch của Việt Nam đối với ngành kinh tế này chắc chắn sẽ đạt được.
[Trên Ghế 39] ‘Mua xe điện Trung Quốc không có trạm sạc thà mua xe xăng còn hơn, quá nhiều rủi ro'
40 phút trước
Nhà báo Lê Tùng Anh cho rằng, việc mua một mẫu xe điện Trung Quốc không có hạ tầng trạm sạc sẽ không có ý nghĩa gì trong chuyển đổi xanh và tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Khách VIP của Thế Giới Di Động sướng thế nào: dán màn hình chỉ mất 10.000đ, vệ sinh máy lạnh giá 30.000đ, thay lọc nước 20.000 đồng dịp cuối năm này
2 giờ trước
Đây là những ưu đãi trong chương trình tri ân đặc biệt của nhà bán lẻ lớn nhất Việt Nam với 1 triệu khách hàng thân thiết dịp cuối năm này.
Cận cảnh phiên bản 2025 của mẫu tay ga được chị em săn đón, giá từ 39,5 triệu đồng
2 giờ trước
Bên cạnh nhiều màu sắc mới, Honda Lead 2025 còn được trang bị phanh ABS an toàn.

Tin cùng chuyên mục

Hàng 'made in China' trước nguy cơ bị Mỹ áp thuế mạnh tay - Quốc gia nào dễ trở thành 'thủ phủ' sản xuất iPhone?
8 giờ trước
Quốc gia châu Á này có thể được hưởng lợi lớn trong các lĩnh vực như điện tử, đặc biệt là sản xuất iPhone.
Giá USD hôm nay 12/11: Thế giới đạt đỉnh 4 tháng, "tỷ giá" chợ đen tăng 50 đồng
1 ngày trước
Giá USD hôm nay 12/11 trên thế giới tăng phi mã, vượt ngưỡng 105 điểm. Trong nước, giá USD ngân hàng bán vẫn bám sát mức trần được nhà nước cho phép; tỷ giá "chợ đen" tăng 50 đồng, hiện đang ở mức 25.570 - 25.670 VND.
Điện máy tung "bình mới rượu cũ"
2 ngày trước
Mới đây, chuỗi bán lẻ Thế Giới Di Động tiếp tục tung ra chính sách "mua trả chậm", được cho là bước tiến mới của mua trả góp.
Sếp Tổng cục Thuế: Sàn Temu đã kê khai thuế nhưng “ghi doanh thu bằng 0”, cơ quan thuế đang giám sát
3 ngày trước
Đây là thông tin mới nhất được lãnh đạo Tổng cục Thuế đưa ra khi trả lời báo chí về xử lý các vấn đề liên quan đến đăng ký mã số thuế và báo cáo doanh thu tự nộp của sàn này ở Việt Nam.