Tận dụng dư địa chính sách tài khóa và tiền tệ như thế nào?

12/07/2020 13:47
So với nhiều quốc gia khác, dư địa chính sách tài khóa, tiền tệ của Việt Nam được cho là vẫn còn cho kích thích tổng cầu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Để làm rõ hơn nội dung liên quan đến dư địa chính sách tài khóa, tiền tệ của Việt Nam, phóng viên Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp đã có cuộc trao đổi với TS. Nguyễn Trí Hiếu, Chuyên gia tài chính ngân hàng.

- Thưa ông, ông đánh giá ra sao về dư địa chính sách tài khóa, tiền tệ của Việt Nam hiện nay?

Theo tôi, trước hết cần hiểu thuật ngữ dư địa như thế nào? Nếu dư địa là tất cả những gì có thể sử dụng được để điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ thì vô cùng. Theo đó, chúng ta có thể tiếp tục giảm thuế, miễn thuế để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân tháo gỡ khó khăn do dịch bệnh. Với chính sách tiền tệ, chúng ta có thể tiếp tục giảm lãi suất, bơm thêm một lượng tiền vào trong lưu thông.

Tuy nhiên, nếu hiểu dư địa theo nghĩa hẹp dựa trên thực trạng nền kinh tế và đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, thì Việt Nam không còn quá nhiều dư địa, vì những lý do sau đây.

Thứ nhất, về chính sách tài khóa, nguồn thu ngân sách càng ngày càng hạn hẹp; doanh thu của nhiều doanh nghiệp đã giảm mạnh trong đợt dịch vừa rồi và trong thời gian tới sẽ tiếp tục giảm sâu. Trong khi đó, chi phí càng ngày càng lớn, đặc biệt cho các gói cứu trợ, an sinh xã hội... Do đó, dư địa cho tài khóa không còn nhiều.

Thứ hai, về chính sách tiền tệ, dư địa giảm lãi suất sâu nữa cũng không còn nhiều. Nếu tiếp tục giảm lãi suất cho vay xuống, thì trước tiên cần phải giảm lãi suất huy động (LSHĐ), mà giảm LSHĐ thấp hơn cả lạm phát thì người dân sẽ rút tiền khỏi ngân hàng để đầu tư vào các lĩnh vực khác.

Do vậy, theo tôi, dư địa mà Chính phủ đang đề cập tới nên được hiểu như thế nào?

- Trong trường hợp hiểu dư địa tài khóa và tiền tệ theo nghĩa hẹp, theo ông nên khai thác dư địa này ra sao để kích thích tổng cầu, thúc đẩy tăng trưởng cho nền kinh tế?

Hiện có hai cấu phần trong chính sách tài khóa là thu và chi. Về vấn đề chi, ngoài chi phí thường xuyên của Chính phủ phải kể đến phần chi cho an sinh xã hội, đây là khoản chi rất lớn trong thời điểm dịch bệnh diễn ra để hỗ trợ người thất nghiệp, trang trải chi phí y tế... Do vậy, cần phải xem xét lại các chí phí đó, bên cạnh các chi phí thường xuyên của Chính phủ.

Về vấn đề nguồn thu, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên nguồn thu ngân sách cũng giảm mạnh khi doanh nghiệp kinh doanh khó khăn do dịch bệnh COVID-19.

Trong bối cảnh nguồn thu giảm mà chi tăng lên, thì chỉ có cách gia tăng nợ công. Tuy nhiên, nợ công của Việt Nam trên GDP có giảm, nhưng con số thực tế lại đang ngày càng tăng. Do đó, việc khai thác dư địa tài khóa cũng không hề dễ dàng.

Trong khi đó, việc khai thác dư địa tiền tệ cũng cần cẩn trọng trong bối cảnh lạm phát có xu hướng tăng lên. Cụ thể bình quân 6 tháng đầu năm 2020, CPI vẫn tăng 4,19% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2016-2020.

- Vậy theo ông, lãi vay cần được điều chỉnh giảm như thế nào để vừa hỗ trợ cho doanh nghiệp sớm phục hồi hậu dịch, vừa đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô?

Lãi suất huy động phải cao hơn tỷ lệ lạm phát khoảng 2%, ví dụ tỷ lệ lạm phát năm nay là 4% thì LSHĐ sẽ ở mức 6%/năm. Theo đó, lãi suất cho vay là 9%/năm.

Nếu muốn tiếp tục giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ cho doanh nghiệp, thì phải giảm lạm phát xuống. Tuy nhiên, điều này không dễ dàng trong bối cảnh hiện nay.

Vấn đề hiện nay là khả năng hấp thụ tín dụng của nền kinh tế rất yếu. Dù có giảm lãi vay, thì cũng khó kích thích tăng trưởng tín dụng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Do đó, giải pháp tốt nhất hiện nay là Chính phủ cần đẩy mạnh đầu tư công.

Xin cảm ơn ông!

Tin mới

Tổ chức Y tế Thế giới đề xuất tăng thuế thuốc lá đến năm 2030 vì Việt Nam vững mạnh hơn
53 phút trước
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa công bố bản Tư vấn chính sách với tiêu đề "Cải cách thuế thuốc lá để nâng cao sức khỏe và Phát triển Bền vững tại Việt Nam". Trong đó, WHO đề xuất tăng thuế thuốc lá tại Việt Nam nhằm hướng tới một tương lai vững mạnh hơn vào năm 2030.
Honda Air Blade 2025 mới ra mắt đang cực rẻ, giá giảm mạnh cả triệu đồng, còn có quà tặng kèm theo
41 phút trước
Giá Honda Air Blade 2025 tháng 11/2024 đã hạ nhiệt so với thời điểm trước.
Xuất hiện điều 'lạ chưa từng thấy' trên thị trường vàng
16 phút trước
Trước nay, giá vàng thường tăng nhanh và giảm nhanh hơn so với thế giới, nhưng hiện giá vàng trong nước giảm chậm hơn. Trong khi đó, nhà đầu tư tích cực mua vào khiến thị trường khó đoán định.
Chốt áp thuế VAT 5% đối với phân bón
28 phút trước
Chiều 26/11, với 84,97% đại biểu tham gia tán thành, Quốc hội chính thức thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi).
Loại quả bán đầy ở Việt Nam, sang châu Phi được thương lái tranh mua như đặc sản, khiến cả chợ một phen náo loạn
58 phút trước
Người dân châu Phi rất thích những mặt hàng nông sản do người Việt trồng.

Tin cùng chuyên mục

Giá USD hôm nay 26/11: Đồng loạt giảm, tỷ giá "chợ đen" vẫn tăng
1 ngày trước
Giá USD hôm nay 26/11 trên thế giới và trong nước tiếp tục giảm. Tuy nhiên, giá USD ngân hàng bán vẫn sát giá trần được ngân hàng nhà nước cho phép. Trong khi đó, tỷ giá "chợ đen" tăng 90 đồng mỗi chiều.
App gọi xe nhỏ chật vật tìm đường sống
2 ngày trước
Dù nỗ lực bám trụ thị trường nhưng các ứng dụng gọi xe nhỏ lẻ vẫn khó có cơ hội bứt phá
Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
3 ngày trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
23/11/2024 07:18
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.