Tăng giá điện: Chia nhỏ đợt tăng tránh tác động lớn

11/02/2023 17:15
Giá điện là yếu tố đầu vào vô cùng quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân, đến chi phí của các DN nên cần cân nhắc và tính toán kỹ để đưa ra mức tăng và thời điểm tăng cho phù hợp.

Chính phủ mới ban hành Quyết định 02/2023/QĐ-TTg quy định về khung giá bán lẻ điện bình quân áp dụng từ ngày 3/2. Theo đó, khung giá bản lẻ điện bình quân tối thiểu sẽ là 1.826,22 đồng/kWh; khung giá bán lẻ điện bình quân tối đa là 2.444,09 đồng/kWh (chưa gồm thuế VAT). So với khung giá cũ áp dụng theo Quyết định số 34/2017/QĐ-TTg ngày 25/7/2017, khung giá bán lẻ tối thiểu mới tăng 220 đồng/kWh, khung giá bán lẻ tối đa tăng 538 đồng/kWh.

Tăng giá điện: Chia nhỏ đợt tăng tránh tác động lớn - Ảnh 1.

Khung giá bản lẻ điện bình quân tối thiểu theo Quyết định 02/2023/QĐ-TTg sẽ là 1.826,22 đồng/kWh; khung giá bán lẻ điện bình quân tối đa là 2.444,09 đồng/kWh (chưa gồm thuế VAT).

Ông Trần Việt Hòa, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) cho hay, trên cơ sở giá bán lẻ điện bình quân được xây dựng và mức điều chỉnh giá điện sẽ được quyết định trong khung giá của mức bán lẻ điện bình quân do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; phù hợp theo thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

“Hiện nay, Bộ Công Thương đã có văn bản chỉ đạo EVN khẩn trương xây dựng các phương án giá bán lẻ điện bình quân năm 2023 theo quy định tại Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg. Trên cơ sở mức giá bán lẻ điện bình quân được điều chỉnh nêu trên (trong khung giá), căn cứ cơ cấu biểu giá bán lẻ điện cho từng nhóm khách hàng sử dụng điện tại Quyết định số 28/2014/QĐ-TTg, Bộ Công Thương sẽ ban hành quyết định quy định giá bán điện cho các khách hàng sử dụng điện, trong đó có các bậc giá nhóm khách hàng sinh hoạt”, ông Hòa cho biết.

Giá điện tăng bao nhiêu là phù hợp?

Đánh giá về khả năng tăng giá điện trong tương lai gần là khó tránh khỏi, nhiều chuyên gia cho rằng, việc trang trải các chi phí tăng cao cho ngành điện là cần thiết và phù hợp với cơ chế thị trường, bởi ngành điện không thể chịu lỗ để bao cấp cho nền kinh tế. Tuy nhiên, giá điện lại là yếu tố đầu vào vô cùng quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân, đến chi phí của các DN, nên cần cân nhắc và tính toán kỹ để đưa ra mức tăng và thời điểm tăng cho phù hợp.

Ông Nguyễn Tiến Thỏa, Chủ tịch Hội thẩm định giá Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục quản lý giá (Bộ Tài chính) cho rằng, việc điều chỉnh giá bán điện ở mức phù hợp một mặt sẽ cải thiện nguồn tài chính âm của EVN, tránh ảnh hưởng đến an ninh năng lượng, thu hút đầu tư của phát điện, truyền tải, phân phối điện…nhưng mặt khác cũng sẽ tác động đến mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là cuộc sống của người dân.

Căn cứ trên nguyên tắc của Luật giá cũng như chi phí của ngành điện, Chủ tịch Hội thẩm định giá cho rằng, giá điện hiện hành sẽ phải tăng thêm 15% mới đủ bù đắp chi phí sản xuất kinh doanh của ngành điện. Tuy nhiên, nếu ngay lập tức giá điện tăng 15% sẽ tác động khá mạnh đến lạm phát. Cụ thể là sẽ đẩy lạm phát trực tiếp vòng 1 tăng 0,5%, đó là chưa kể đến tác động đến vòng 2 với những ngành sử dụng nhiều điện khiến giá thành sản xuất thép tăng 0,9%; xi măng tăng 2,25%; giá thành dệt may tăng 1,95%...

“Có thể chia lộ trình tăng giá điện thành 2 đợt, mỗi đợt chỉ tăng từ 7-8% lạm phát vòng 1 của đợt 1 sẽ chỉ tăng 0,2%. Sau đó tiếp tục tính toán, theo dõi đến những tháng cuối năm tình hình thuận lợi, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát kiểm soát trong mục tiêu đề ra mới xem xét điều chỉnh giá đợt 2 là cách giảm thiểu tối đa tác động của tăng giá điện”, ông Thỏa đề xuất.

Ngoài đề xuất hạn chế tác động mạnh của tăng giá điện, ông Thỏa cũng kiến nghị Nhà nước cần phải có giải pháp tổng thể để bình ổn giá, ngăn ngừa tác động từ việc tăng giá điện đến mặt bằng giá của nền kinh tế, các hàng hóa dịch vụ khác, tránh việc lợi dụng tăng giá điện để đẩy mặt bằng giá lên, ảnh hưởng đến mục tiêu kiểm soát lạm phát.

Tăng giá điện: Chia nhỏ đợt tăng tránh tác động lớn - Ảnh 2.

Trước khi đề nghị mức tăng giá điện năm 2023, EVN cần giải trình khoản lỗ sản xuất kinh doanh của EVN trong năm 2022 khoảng 31.000 tỉ đồng.


Làm rõ chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2022

Có thể thấy, việc ban hành khung giá bán lẻ điện bình quân là căn cứ để tính toán giá bán lẻ điện sinh hoạt, sản xuất cho người dân và DN. Như vậy theo lộ trình này, nhiều khả năng giá điện sản xuất và sinh hoạt sẽ sớm được xem xét và điều chỉnh tăng.

Song theo quan điểm của PGS. TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính), việc xây dựng phương án giá bán lẻ điện sẽ chỉ được thực hiện trên cơ sở EVN phải hoàn thành báo cáo quyết toán chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2022; Báo cáo tài chính công ty mẹ và các đơn vị thành viên. Đồng thời, EVN phải làm việc với các đơn vị kiểm toán độc lập có uy tín để kiểm toán các báo cáo theo đúng quy định.

Đồng tình với đề xuất này, Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú nêu rõ, việc tăng giá điện để phù hợp với chi phí đầu vào, chi phí sản xuất kinh doanh của ngành điện là cần thiết. Nhưng ngành điện cần phải cụ thể, xem xét hoàn cảnh thực tế từ hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, năng lực cạnh tranh của DN Việt Nam cũng như thu nhập của người dân.

“Trước khi đề nghị mức tăng giá điện năm 2023, EVN cần giải trình khoản lỗ sản xuất kinh doanh của EVN trong năm 2022 khoảng 31.000 tỉ đồng. Trong đó, cần làm rõ những nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến thua lỗ như hao hụt điện quá định mức, chi phí quản lý nội bộ không nằm trong quy định, tiền lương, thưởng chi sai quy định… sẽ không được đưa vào các yếu tố tính toán để đề nghị tăng giá. Cần mời các đơn vị kiểm toán quốc tế vào kiểm toán những vấn đề này của EVN một cách công khai, minh bạch”, ông Phú nêu./.

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
3 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
2 giờ trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
2 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
46 phút trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Hơn 300 gian hàng quy tụ kết nối chuỗi cung ứng toàn cầu tại triển lãm FBC ASEAN 2024
3 phút trước
Một sự kiện lớn dành riêng cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực chế tạo và công nghiệp phụ trợ đang được diễn ra từ ngày 18 – 20/9/2024 nhằm kết nối và mở rộng quan hệ hợp tác với thị trường quốc tế.

Tin cùng chuyên mục

Giá USD hôm nay 19/9: Tỷ giá "chợ đen" lao dốc, bán ra dưới 25.000 đồng
22 giờ trước
Giá USD hôm nay 19/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND niêm yết tại thị trường tự do bất ngờ "rơi" 50 đồng ở cả 2 chiều khiến chiều bán chính thức về dưới mốc 25.000 đồng. Hiện thị trường này đang niêm yết ở mức 24.850 - 24.950 VND/USD.
6 phút “chạm” may mắn trên điện thoại với Bingo18
1 ngày trước
“Vừa sáng mua vé dự thưởng, chỉ 6 phút sau đã biết mình trúng thưởng rồi thấy tiền về ngay, tinh thần của tôi rất phấn khởi”, chị Ngọc Bích - một người chơi xổ số Bingo18 chia sẻ.
Giá USD hôm nay 18/9: Tỷ giá "chợ đen" giảm, ngân hàng phục hồi
1 ngày trước
Giá USD hôm nay 18/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do giảm 30 đồng ở cả 2 chiều, xuống mức 24.900 - 25.000 VND/USD. Ngược lại, tại các ngân hàng thương mại, tỷ giá niêm yết bắt đầu hồi phục khi đồng loạt tăng từ 50 đồng đến hơn 80 đồng so với ngày hôm qua.
Khủng hoảng Volkswagen: Nếu đóng cửa nhà máy sẽ khiến cả 1 thị trấn điêu đứng, 60.000 cư dân lo mất kế sinh nhai, chính Bộ trưởng phải vào cuộc
2 ngày trước
“Sẽ không có Wolfsburg nếu thiếu Volkswagen”, một nhân viên Volkswagen nói.