Tăng lương tối thiểu vùng: Cần hài hòa lợi ích

24/01/2022 16:17
Ông Lê Đình Quảng - Phó trưởng Ban Chính sách - Pháp luật Tổng LĐLĐ Việt Nam, thành viên Hội đồng Tiền lương quốc gia - cho rằng cần tăng lương tối thiểu vùng để người lao động bớt khó khăn, song việc điều chỉnh phải hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và người lao động

Phóng viên: Được biết trong quý I/2022, Hội đồng Tiền lương quốc gia sẽ có phiên thảo luận về lương tối thiểu (LTT) vùng. Là thành viên hội đồng, ông có thể cho biết những vấn đề mà mình quan tâm?

Tăng lương tối thiểu vùng: Cần hài hòa lợi ích - Ảnh 1.

Ông LÊ ĐÌNH QUẢNG

- Ông LÊ ĐÌNH QUẢNG: Tại phiên họp này, vấn đề quan trọng nhất vẫn là mức điều chỉnh LTT vùng. Hai năm qua, chia sẻ với khó khăn với doanh nghiệp (DN) do ảnh hưởng đại dịch Covid-19 nên việc đàm phán, thương lượng LTT đã không được thực hiện.

Từ khi có Bộ Luật Lao động (BLLĐ) 2012, qua 8 năm thực hiện, mức điều chỉnh LTT vùng tăng bình quân trên 8%/năm. Tuy nhiên, năm 2019 chỉ điều chỉnh tăng lương hơn 5%, còn 2 năm 2020, 2021 thì không điều chỉnh LTT. Việc này cùng với đại dịch Covid-19 đã tác động mạnh, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của người lao động (NLĐ). Do đó NLĐ rất mong muốn có sự điều chỉnh tiền lương để tăng thu nhập thực tế.

Tuy nhiên, trong bối cảnh người sử dụng lao động (NSDLĐ) cũng gặp rất nhiều khó khăn do dịch bệnh, việc điều chỉnh LTT là bài toán khó khăn và là vấn đề quan trọng nhất trong bàn thảo về LTT vùng. Có thể nói đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất - kinh doanh của DN cũng như đời sống, việc làm của NLĐ. Vì vậy, mức điều chỉnh LTT cụ thể như thế nào để vừa bảo đảm đời sống, sự mong chờ của NLĐ vừa bảo đảm phù hợp với khả năng chi trả của DN là vấn đề rất đáng lưu tâm.

Theo ông, việc ban hành mức LTT theo giờ có cần thiết?

- Tiền LTT theo giờ nhằm nâng cao độ bao phủ của LTT và đáp ứng tính linh hoạt của thị trường lao động. Đây là quy định mới của BLLĐ 2019 nhưng chúng ta chưa thực hiện được. Do đó, các bên cần quyết tâm thực hiện theo tinh thần Nghị quyết 27 và 28 của Ban Chấp hành Trung ương.

Tinh thần Nghị quyết 27 là phải tiếp tục hoàn thiện chính sách về LTT vùng theo tháng; bổ sung quy định mức LTT vùng theo giờ nhằm nâng cao độ bao phủ của LTT và đáp ứng linh hoạt theo thị trường lao động. Điều chỉnh mức LTT vùng cần bảo đảm mức sống tối thiểu của NLĐ và gia đình người hưởng lương, đặt trong mối quan hệ với các yếu tố của thị trường lao động và phát triển kinh tế - xã hội (cung - cầu lao động, tốc độ tăng trưởng kinh tế, chỉ số giá tiêu dùng, năng suất lao động, việc làm, thất nghiệp, khả năng chi trả của DN).

Trên thực tế, các nước đều có quy định LTT theo giờ cao hơn LTT theo tháng. Còn tại Việt Nam, vẫn còn quan điểm LTT được tính đơn giản theo kiểu: lấy tiền lương theo tháng rồi chia bình quân số giờ làm việc tiêu chuẩn theo tháng. Theo tôi, điều này chưa toát lên được ý nghĩa của tiền LTT theo giờ để bảo vệ những lao động yếu thế (không được làm việc trọn ngày, trọn tháng), bởi họ đã không được thụ hưởng chính sách an sinh (phúc lợi của DN, BHXH). Do đó, họ cần phải được bảo vệ tốt hơn. Vì vậy, theo quan điểm cá nhân, tôi cho rằng cần sớm có tiền LTT theo giờ.

Tăng lương tối thiểu vùng: Cần hài hòa lợi ích - Ảnh 2.

Lương tối thiểu phải bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động. Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Xác định mức sống tối thiểu của NLĐ và gia đình họ luôn là vấn đề tranh luận rất nóng giữa đại diện NLĐ và NSDLĐ trong các phiên thương lượng về tiền lương. Quan điểm của ông thế nào?

- Mức sống tối thiểu của NLĐ và gia đình họ (trước đây gọi là nhu cầu sống tối thiểu và gia đình họ) là vấn đề hết sức quan trọng, là căn cứ, mục tiêu để xác định cũng như điều chỉnh mức LTT.

Liên quan mức sống tối thiểu, có một số vấn đề cần phải được quan tâm. Một là, Nghị quyết 27 đã xác định: Cơ quan thống kê của Nhà nước công bố mức sống tối thiểu hằng năm để làm căn cứ xác định mức LTT và khuyến nghị các định hướng chính sách tiền lương. Tổng LĐLĐ Việt Nam đã nhiều lần đề nghị cơ quan thống kê của Nhà nước thực hiện song đến nay, mức sống tối thiểu vẫn do bộ phận kỹ thuật của Hội đồng Tiền lương quốc gia xác định.

Hai là, việc xác định tỉ lệ chi phí lương thực, thực phẩm chiếm 48% và chi phí phi lương thực, thực phẩm chiếm 52% trong kết cấu mức sống tối thiểu do bộ phận kỹ thuật của Hội đồng Tiền lương quốc gia xác định là không phù hợp. Bởi lẽ, với tỉ lệ 48/52 được áp dụng nhiều năm nay, có thể nói đây là vấn đề lạc hậu và không theo kịp sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, cũng như không phản ánh đúng thực trạng đời sống của người dân nói chung, của NLĐ nói riêng. Khi đời sống xã hội càng phát triển thì nhu cầu lương thực phải càng giảm, trong khi đó nhu cầu phi lương thực càng tăng. Việc điều chỉnh tỉ lệ này ảnh hưởng rất lớn đến sự khác nhau về LTT của NLĐ.

Vì vậy, tôi cho rằng tỉ lệ 48/52 chỉ phù hợp ở những nước kinh tế - xã hội kém phát triển. Hiện nay, theo thông tin mà chúng tôi có được, một số nước có điều kiện kinh tế - xã hội tương đồng hoặc kém hơn chúng ta cũng đã có tỉ lệ tiến bộ hơn rất nhiều, như Philippines 47,1/52,9, Sri Lanka 47,6/52,4, Campuchia 46,2/53,8…

Vậy ông có đề xuất như thế nào về vấn đề này?

- Thực ra, không có công thức chung để xác định tỉ lệ giữa chi phí lương thực, thực phẩm với chi phí phi lương thực, thực phẩm khi xác định mức sống tối thiểu. Tuy nhiên, có một nguyên tắc chung là xã hội càng phát triển, đời sống của nhân dân càng được nâng cao thì nhu cầu về lương thực, thực phẩm càng ít so với nhu cầu về phi lương thực. Tỉ lệ này cần tùy tình hình phát triển kinh tế - xã hội của từng quốc gia để quy định.

Từ kinh nghiệm của một số quốc gia tương đồng với Việt Nam, tôi cho rằng không nên xác định tỉ lệ chi phí lương thực, thực phẩm trong kết cấu mức sống tối thiểu.

Tin mới

Xe tay ga chỉ 26 triệu của Honda: Đẹp như SH Mode, rẻ hơn Vision
6 giờ trước
Mẫu xe tay ga này của Honda có mức giá rẻ ngang xe số, rẻ hơn cả Honda Vision.
Ứng dụng GapoWork thắng lớn với giải Sao Khuê 2025
5 giờ trước
GapoWork không chỉ được trao Giải thưởng Sao Khuê 2025 mà còn đạt xếp hạng 5 Sao - mức đánh giá cao nhất, khẳng định đẳng cấp trên thị trường chuyển đổi số doanh nghiệp.
Giá vàng 'bốc hơi' đột ngột, điều cần làm ngay lúc này
4 giờ trước
Giá vàng hôm nay (19/4) “bốc hơi” 6 triệu đồng/lượng, nhiều nhà đầu tư lỗ “kép” 8 triệu đồng/lượng sau 1 ngày. Chuyên gia khuyên nhà đầu tư không nên bán tháo, mua vàng tích luỹ chứ không chạy theo “lướt sóng”.
Liên tục bị số lạ nháy máy: Làm ngay điều này để tránh bị thu thập thông tin cá nhân, lừa đảo
4 giờ trước
Nhiều người liên tục gặp phải trường hợp số lạ gọi điện nháy máy chỉ 1-2 giây rồi tắt. Nếu gặp phải trường hợp này, người dùng cần làm gì?
Robot hút bụi Ecovacs Deebot T80 Omni ra mắt tại Việt Nam, giá bán gây bất ngờ
3 giờ trước
Giá bán của Deebot T80 Omni cho thấy thương hiệu muốn đẩy mạnh cạnh về giá so với các đối thủ.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Thịt bò

BEEF

1.349.495.678 VNĐ / tấn

326.65 BRL / kg

0.20 %

+ 0.65

Thịt gà

CHICKEN

36.231.676 VNĐ / tấn

8.77 BRL / kg

0.00 %

- 0.00

Thịt heo

LEAN HOGS

5.166.897 VNĐ / tấn

90.40 USD / lbs

0.28 %

+ 0.25

» Xem tất cả giá Thực phẩm

Tin cùng chuyên mục

Làm 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất cấm rồi bán cho người dân
1 phút trước
Tại cơ quan công an, các đối tượng thừa nhận đã bán 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất độc hại được bán cho người dân sử dụng.
Sở Công Thương Hà Nội thông tin về doanh nghiệp làm sữa giả
17 giờ trước
Từ năm 2021 đến nay, lực lượng thanh tra, quản lý thị trường thành phố Hà Nội chưa kiểm tra, xử lý vi phạm đối với 2 công ty làm sữa giả vừa bị khởi tố để điều tra.
Bộ Công Thương hỏa tốc kiểm tra sau liên tiếp các vụ sữa giả, thuốc giả bị phát hiện
18 giờ trước
Bộ Công Thương yêu cầu tăng cường giám sát, kiểm tra, kiểm soát thị trường, đặc biệt đối với các sản phẩm sữa, thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thu hồi sữa Hofumil Gold Plus nằm trong đường dây sữa giả
1 ngày trước
Ngày 17/4, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết đã rà soát và phát hiện sản phẩm sữa Hofumil Gold Plus được cung ứng trong bệnh viện thuộc danh mục các sản phẩm sữa do một trong các công ty thuộc đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận vừa được cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an triệt phá.