Tăng phúc lợi nhân sự - chìa khóa giúp PTI ‘vượt bão’ Covid-19

Đi ngược với xu hướng cắt giảm lương thưởng do khó khăn bởi dịch bệnh, Bảo hiểm Bưu điện (PTI) lựa chọn tăng chế độ phúc lợi cho nhân viên làm “chìa khóa” để doanh nghiệp “vượt bão” Covid-19.

Đi ngược với xu hướng cắt giảm lương thưởng do khó khăn bởi dịch bệnh, Bảo hiểm Bưu điện (PTI) lựa chọn tăng chế độ phúc lợi cho nhân viên làm “chìa khóa” để doanh nghiệp “vượt bão” Covid-19.

 

Ông Bùi Xuân Thu - Tổng Giám đốc PTI đã có những chia sẻ về bí quyết thành công trong giai đoạn dịch bệnh, ông khẳng định: “Khi người lao động coi công ty là gia đình thứ 2 và quyết tâm cống hiến, PTI chắc chắn sẽ gặt hái được nhiều thành công hơn nữa”.

Tự tin đối mặt với cơn bão Covid-19

- Đại dịch Covid-19 đã tác động lên ngành bảo hiểm như thế nào? 

Đại dịch Covid-19 đã gây ra những tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của thị trường bảo hiểm, đặc biệt là mảng bảo hiểm phi nhân thọ (BHPNT). Tỷ lệ tăng trưởng 9 tháng đầu năm 2021 của mảng BHPNT chỉ đạt 1,8% - mức thấp nhất trong 10 năm gần đây.

Nhiều doanh nghiệp yêu cầu dừng/hủy hợp đồng bảo hiểm hiện tại và không có chi phí để tái tục hợp đồng bảo hiểm. Bên cạnh đó, trong thời gian giãn cách xã hội, công tác khai thác bảo hiểm bị đình trệ, nhiều hoạt động khai thác bảo hiểm gần như đóng băng.

Tuy nhiên, Covid-19 cũng có những tác động tích cực cho thị trường như thay đổi về nhận thức của người dân về bảo hiểm, gia tăng nhu cầu mua bảo hiểm của người dân, đặc biệt là mảng bảo hiểm sức khỏe. Người dân cũng từng bước quen với các hình thức mua hàng trực tuyến, số hóa.

- Trong bối cảnh mọi ngành nghề đều chịu ảnh hưởng tiêu cực thì PTI có khó khăn nào đặc biệt và công ty đã vượt qua như thế nào?

Cái khó khăn nhất của doanh nghiệp trong đại dịch đó là giữ vững tinh thần làm việc cho cán bộ nhân viên. Chúng tôi vừa nỗ lực để duy trì hoạt động kinh doanh vừa phải đảm bảo được an toàn cho hơn 3.000 cán bộ nhân viên, đảm bảo được khoản thu nhập để họ ổn định trong cuộc sống.

Để vượt qua được những khó khăn này, PTI đưa ra hai giải pháp trọng yếu. Đầu tiên là gia tăng chính sách phúc lợi cho cán bộ nhân viên ổn định, thậm chí còn tăng hơn so với năm trước để đảm bảo cho họ một cuộc sống ổn định trong giai đoạn khó khăn. Giải pháp thứ 2 là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động điều hành kinh doanh, từ việc làm việc online tại nhà đến các việc điều chỉnh mô hình bán hàng, bồi thường cho khách hàng đều được online hóa toàn bộ.

PTI cũng chủ động điều chỉnh chính sách kinh doanh, không tập trung vào tăng trưởng mà tập trung vào nâng cao hiệu quả hoạt động và hoàn thiện trải nghiệm của khách hàng. Điều này, không chỉ giúp PTI tiết giảm được chi phí quản lý mà còn tăng hiệu quả vận hành.

Tăng phúc lợi nhân sự - chìa khóa giúp PTI ‘vượt bão’ Covid-19

Lấy người lao động làm trung tâm

- Được biết, PTI đã đưa ra chính sách “ngược” so với các doanh nghiệp khác trong thời điểm đại dịch, đó là tăng chế độ phúc lợi cho cán bộ nhân viên. Có lý do nào đặc biệt cho quyết định này không?

Đúng là do tác động của đại dịch, nhiều doanh nghiệp buộc phải cắt giảm lương, thưởng của người lao động để tiết giảm chi phí. Tuy nhiên PTI lại đi ngược với xu hướng này khi vẫn giữ nguyên lương thưởng, thậm chí còn tăng chế độ phúc lợi cho người lao động. Lý do là PTI luôn cho rằng “nhân sự” sẽ là yếu tố cốt lõi đem lại thành công cho doanh nghiệp.

Điều này càng đúng đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ như PTI. Kể từ khi đại dịch xuất hiện, hệ thống PTI đã thay đổi nhiều để thích ứng với tình hình mới. Tất cả các bộ phận đều phải chuyển mình, ứng dụng CNTT để đảm bảo hiệu quả công việc.

Trong giai đoạn giãn cách, tôi thấy CBNV PTI còn họp online, giải quyết công việc online hiệu quả hơn, góp phần thúc đẩy công tác chuyển đổi số của PTI diễn biến nhanh hơn. Đây là điều tôi đánh giá cao.

Tăng phúc lợi nhân sự - chìa khóa giúp PTI ‘vượt bão’ Covid-19

- Lợi ích của người lao động là điều có thể nhìn thấy rõ ràng. Vậy PTI nhận lại được điều gì từ chính sách này, thưa ông?

PTI được hưởng lợi nhiều chứ. Như tôi đã trao đổi, PTI luôn coi nhân sự sẽ là xương sống cho mọi thành công của PTI. Vì vậy, khi tăng cường hỗ trợ cho người lao động PTI đã tạo được sự ổn định hệ thống, CBNV an tâm công tác, cống hiến.

PTI định hướng xây dựng văn hóa doanh nghiệp của giống như một gia đình thứ 2 cho các bộ nhân viên. Khi 3.000 cán bộ nhân viên quyết tâm đồng lòng chắc chắn giúp PTI gặt hái được nhiều thành công hơn nữa.

- PTI vẫn luôn được biết đến là một doanh nghiệp vì cộng đồng. Trong đợt dịch lần thứ 4 này, công ty đã có những chương trình gì để hỗ trợ cộng đồng?

Là một doanh nghiệp, PTI luôn quan tâm đặc biệt đến trách nhiệm với cộng đồng. Năm 2021, PTI đã đóng góp hơn 6 tỷ đồng cho cộng đồng, trong đó có nhiều hoạt động giúp cộng đồng vượt qua những tác động của Covid. PTI ủng hộ 2,6 tỷ đồng vào Quỹ vắc xin của Chính phủ, ủng hộ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh gần 3 tỷ đồng, tặng máy tính cho học sinh hơn 1 tỷ đồng…

- Ông có thể chia sẻ kế hoạch dự kiến của PTI trong năm 2022 không? Liệu PTI có tiếp tục có nhiều chính sách quan tâm đến đội ngũ nhân sự?

Trong năm 2022, PTI sẽ vẫn tập trung phát triển công nghệ, tiếp tục giữ vững vị trí thứ 3 về doanh thu. Với thế mạnh nghiên cứu và phát triển sản phẩm, PTI sẽ đưa ra nhiều sản phẩm mới được đóng gói theo các nhu cầu khác nhau của khách hàng, trong đó, tập trung vào các sản phẩm vi mô (microinsurance) mua nhanh, bồi thường đơn giản.  

Đối với đội ngũ nhân sự, PTI sẽ tiếp tục phát triển các chính sách phúc lợi cho các cán bộ nhân viên, tạo dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp và gắn bó. 

Ngọc Minh

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
4 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
2 giờ trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
2 giờ trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
27 phút trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
40 phút trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Đại lý báo Toyota Fortuner Legender thêm bản máy xăng tại Việt Nam: Đắt hơn máy dầu 5-45 triệu, bán ra tháng sau cạnh tranh Everest
13 phút trước
Nhiều thông tin từ phía đại lý cho thấy Toyota Fortuner Legender sẽ có thêm tùy chọn máy xăng 2.7L, giá bán tăng nhẹ so với tùy chọn máy dầu đang bán trên thị trường.
Trung Quốc tự đẩy mình vào 'thời khắc sinh tử': 300 startup xe điện chỉ còn 7 hãng lớn có thể tồn tại, chiến trường xe điện khốc liệt hơn bất kỳ lúc nào
17 giờ trước
Chỉ những công ty có thể duy trì hoạt động mà không cần đến nguồn tài trợ bên ngoài mới có thể tiếp tục cuộc đua, trong bối cảnh nỗi lo về tình trạng dư thừa công suất luôn rình rập.
SUV điện cỡ lớn Hyundai Ioniq 9 chính thức ra mắt: Tầm di chuyển 620 km, đấu trực tiếp với VinFast VF 9
1 ngày trước
Mẫu xe này sẽ được bán tại Mỹ, Hàn Quốc từ đầu năm 2025 trong khi các thị trường khác phải đợi đến cuối năm.
Báu vật tâm linh: Thế giới chỉ 2 nước có, Việt Nam sở hữu cá thể 700 tuổi, thuộc hàng Tứ Thiết quý hiếm
1 ngày trước
Cá thể cổ thụ này được xếp hạng là Cây Di sản Việt Nam.