Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia: Băn khoăn về lộ trình và mức tăng

6 giờ trước
Nhiều ý kiến đồng tình với việc tăng thuế TTĐB với mặt hàng rượu, bia, song cần có lộ trình phù hợp

Cần tính toán mức tăng thuế, thời điểm và lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) phù hợp đối với đồ uống có cồn. Đó là kiến nghị của TS Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách Tài chính Tiền tệ Quốc gia, tại hội thảo góp ý về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa dổi): Phương án tăng thuế đạt mục tiêu và lợi ích bền vững, do Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam tổ chức ngày 14-11.

Theo đề xuất của cơ quan soạn thảo về thuế suất thuế TTĐB đối với mặt hàng rượu từ 20 độ trở lên, có 2 phương án. Phương án 1: Tăng thuế suất từ mức hiện hành 65% lên 70%, 75%, 80%, 85%, 90% theo từng năm trong giai đoạn từ năm 2026 - 2030. Phương án 2: Tăng thuế suất từ mức hiện hành 65% lên 80%, 85%, 90%, 95%, 100% theo từng năm trong giai đoạn từ năm 2026 - 2030.

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia: Băn khoăn về lộ trình và mức tăng - Ảnh 1

TS Cấn Văn Lực cho rằng cần có lộ trình tăng thuế TTĐB phù hợp với mặt hàng rượu, bia

Mặt hàng bia cũng có 2 phương án. Phương án 1 là tăng thuế suất từ mức hiện hành 65% lên 70%, 75%, 80%, 85%, 90% theo từng năm trong giai đoạn từ năm 2026 - 2030. Hai là, tăng thuế suất từ mức hiện hành 65% lên 80%, 85%, 90%, 95%, 100% theo từng năm trong giai đoạn từ năm 2026 - 2030.

Với các phương án nêu trên, TS Cấn Văn Lực cho rằng việc điều chỉnh tăng thuế cần được đánh giá kỹ lưỡng để có mức tăng, lộ trình tăng phù hợp. Bởi theo ông Lực, trong bối cảnh hiện tại, doanh nghiệp đang đối mặt với nhiều khó khăn, đặc biệt ngành đồ uống đang "khó khăn chồng khó khăn". Theo vị chuyên gia, nếu tăng nhanh, tăng mạnh thì doanh nghiệp sẽ bị "sốc".

Nhấn mạnh điều chỉnh tăng thuế TTĐB đều ảnh hưởng đến các chủ thể liên quan gồm Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng, TS Vương Quang Lượng, Trưởng phòng Nghiên cứu và dự báo thị trường, Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương (Bộ Công Thương) cho rằng việc điều chỉnh cần có lộ trình cụ thể, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên.

Theo ông Lượng, chính sách tăng thuế có thể tăng thu ngân sách ngay trước mắt nhưng về lâu dài có thể giảm thu do tiêu dùng giảm. Ông cũng khuyến cáo các chính sách thuế khi xây dựng cần hướng đến mục tiêu điều tiết thu nhập, định hướng tiêu dùng, giảm tác động tiêu cực của đồ uống có cồn với sức khỏe người tiêu dùng.

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia: Băn khoăn về lộ trình và mức tăng - Ảnh 2

Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội điều hành phiên thảo luận tại hội thảo

TS Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Nghiên cứu Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh (Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương) cũng đã trình bày một nghiên cứu đánh giá tác động kinh tế định lượng của dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng rượu bia. Trong đó, đã nêu rõ các tác động của việc tăng thuế với GDP, thu ngân sách, tình hình việc làm, thu nhập của người lao động...

Có góc nhìn khác, TS Nguyễn Tú Anh, Giám đốc Trung tâm Thông tin, Phân tích và Dự báo kinh tế (Ban Kinh tế Trung ương), lại cho rằng việc điều chỉnh thuế TTĐB không tác động đến GDP, vì đây là thuế gián thu, nên chỉ chuyển từ mặt hàng này sang mặt hàng khác.

Ông Nguyễn Tú Anh cũng nhìn nhận việc tăng thuế không hoàn toàn làm giảm cầu tiêu dùng, mà chỉ trì hoãn quá trình tăng nhu cầu, và chỉ là tác động một lần, không phải lâu dài. Đối với mặt hàng rượu bia, đồ ngọt, Tổ chức Y tế thế giới đã khuyến cáo Việt Nam phải tăng thuế, họ cũng đưa ra các dẫn chứng về tác động của các mặt hàng này đến sức khỏe người tiêu dùng.

"Chúng ta không nên bàn tăng hay không tăng thuế, mà nên bàn mức tăng thế nào cho phù hợp. Như vậy, cần quay lại mục tiêu ban đầu là để thay đổi hành vi người tiêu dùng, giảm tiêu dùng. Muốn điều đó thì chúng ta phải tăng "sốc", nhưng sẽ tác động đến doanh nghiệp, còn mức tăng từ từ thì khó thay đổi hành vi người tiêu dùng"- ông Nguyễn Tú Anh đặt vấn đề và cho rằng cần nghiên cứu để có mức tăng đảm bảo hài hòa các mục tiêu đã đề ra.

Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội cũng nhìn nhận cần điều chỉnh tăng thuế TTĐB, song phải có phương án hài hoà, hợp lý hơn để đảm bảo doanh nghiệp không "sốc" trong bối cảnh còn nhiều khó khăn này. Ông cũng kiến nghị cần có các đánh giá tác động kỹ hơn của việc tăng thuế TTĐB với thu ngân sách, tình hình việc làm...

Theo chương trình kỳ họp thứ 8, ngày 22-11, Chính phủ sẽ trình Quốc hội dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Cùng ngày, Quốc hội sẽ thảo luận tại tổ về nội dung này.

Tại hội thảo, ông Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA) cũng nêu các khó khăn của ngành đồ uống có cồn thời gian qua. Theo ông Việt, đối với mặt hàng rượu bia, cần xem xét giảm mức tăng thuế và giãn lộ trình tăng một cách hợp lý, tạo điều kiện để doanh nghiệp, thị trường, người tiêu dùng thích nghi với việc tăng thuế trong thời gian tới. Đại diện VBA cũng kiến nghị áp dụng tăng thuế từ năm 2027, mỗi năm tăng 5%, đến năm 2031 đạt 80%.


Tin mới

Giá cà phê bật tăng dữ dội
3 giờ trước
Bất chấp các dự đoán giá cà phê sẽ giảm sau 3 phiên tăng nóng liên tiếp, giá cà phê Robusta trên sàn lại tăng thêm 3 con số.
Sự thật đằng sau loại trái cây đặc sản mọng nước, dày mình, thanh mát được rao bán chưa đến 3.000 đồng/quả
4 giờ trước
Một trang facebook chuyên bán hoa quả tại Hà Nội cũng đang rao bán mặt hàng này với bao 60 quả chỉ 150.000 đồng, tương đương 2.500 đồng mỗi quả.
Range Rover Velar 2025 sắp ra mắt Việt Nam: Cách nâng tầm thiết kế di sản
4 giờ trước
Range Rover Velar mới sẽ chính thức có mặt tại Việt Nam cuối năm nay với 4 phiên bản: Velar S, Velar Dynamic SE, Velar Dynamic HSE và Velar Autobiography.
Chiếc Vespa mạnh nhất lịch sử ra mắt
4 giờ trước
TPO - Vespa GTS 310 2025 sở hữu động cơ được đại tu với 70% linh kiện mới, khiến nó trở thành mẫu Vespa mạnh mẽ nhất từ trước đến nay.
[Trên Ghế 40] ‘Xe điện Trung Quốc nhắm khách ở tỉnh, nhưng họ lại bị thu hút bởi chính sách bán hàng cực tốt của VinFast’
4 giờ trước
Nhà báo Lê Tùng Anh nhận định, các hãng xe điện Trung Quốc rất khó cạnh tranh với VinFast vì điểm yếu cốt lõi là không có hạ tầng trạm sạc. Trong khi đó, VinFast với những chính sách bán hàng cực tốt đã thu hút khách hàng mà các hãng Trung Quốc nhắm đến.

Tin cùng chuyên mục

Hàn Quốc bất ngờ săn đón hàng trăm nghìn tấn mặt hàng siêu hot của Việt Nam: xuất khẩu tăng 3 chữ số, Trung Quốc lên lệnh hạn chế
10 giờ trước
Mặt hàng của Việt Nam đang được cả thế giới đổ xô đến tìm mua.
Khách VIP của Thế Giới Di Động sướng thế nào: dán màn hình chỉ mất 10.000đ, vệ sinh máy lạnh giá 30.000đ, thay lọc nước 20.000 đồng dịp cuối năm này
2 ngày trước
Đây là những ưu đãi trong chương trình tri ân đặc biệt của nhà bán lẻ lớn nhất Việt Nam với 1 triệu khách hàng thân thiết dịp cuối năm này.
Hàng 'made in China' trước nguy cơ bị Mỹ áp thuế mạnh tay - Quốc gia nào dễ trở thành 'thủ phủ' sản xuất iPhone?
2 ngày trước
Quốc gia châu Á này có thể được hưởng lợi lớn trong các lĩnh vực như điện tử, đặc biệt là sản xuất iPhone.
Giá USD hôm nay 12/11: Thế giới đạt đỉnh 4 tháng, "tỷ giá" chợ đen tăng 50 đồng
3 ngày trước
Giá USD hôm nay 12/11 trên thế giới tăng phi mã, vượt ngưỡng 105 điểm. Trong nước, giá USD ngân hàng bán vẫn bám sát mức trần được nhà nước cho phép; tỷ giá "chợ đen" tăng 50 đồng, hiện đang ở mức 25.570 - 25.670 VND.