HSBC cho biết động lực khiến tiền lương ở Việt Nam tăng lên là do chi tiêu cá nhân và xuất khẩu tăng, mặc dù lo ngại về nợ tư nhân gia tăng và dấu hiệu bong bóng thị trường bất động sản.
Nikkei cho biết người lao động châu Á nói chung và người lao động Việt Nam nói riêng sẽ được hưởng mức tăng trưởng tiền lương cao nhất trên thế giới trong năm nay. Điều này là do tăng trưởng kinh tế và những thay đổi trong cấu trúc kinh tế của khu vực. Trong khi đó, các nước phát triển như Nhật Bản và các nước phương Tây chứng kiến tăng trưởng tiền lương chững lại và lạm phát gia tăng.
Theo khảo sát của Công ty nhân sự Korn Ferry, mức lương thực điều chỉnh theo lạm phát tăng 2,8% trong năm nay ở châu Á. Con số này cao hơn mức tăng 1,5% của toàn thế giới. Tuy nhiên, người lao động châu Á không nên quá vui mừng. Bởi lẽ 2,8% vẫn thấp hơn mức tăng 4,3% năm 2017. Nguyên nhân là tăng trưởng kinh tế khu vực trong năm nay sẽ thấp hơn năm ngoái, lãi suất được dự đoán tăng lên và xuất khẩu tăng chậm hơn. Bên cạnh đó, lạm phát tăng lên do sức mua của người tiêu dùng tăng
Tăng trưởng tiền lương thực tế ở Trung Quốc ước tính đạt 4,2%, con số này ở Nhật Bản là 1,6%. Ấn Độ có tăng trưởng tiền lương lên đến 4,7%, đây là quốc gia có mức tăng trưởng tiền lương cao nhất châu Á năm 2018.
Tiền lương ở các nền kinh tế phát triển sẽ chững lại trong năm 2018. Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), sức mạnh trong thương lượng tiền lương của người lao động giảm do tự động hóa và nhu cầu lao động bán thời gian tăng lên. Đồng thời, các công ty dự đoán nền kinh tế sẽ tăng trưởng chậm. Đó là những lý do khiến tiền lương không tăng nhiều ở các quốc gia này. Công ty Korn Ferry dự báo tiền lương ở Úc, Đức và Anh lần lượt tăng 0,4%, tăng 0,8% và giảm 0,5% trong năm nay.