Tăng tuổi nghỉ hưu: Mối lo vỡ quỹ BHXH, thất nghiệp gia tăng?

29/05/2019 10:02
Tại dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi), Bộ Lao động – Thương binh và xã hội (LĐ-TB&XH) đề xuất 2 phương án tăng tuổi nghỉ hưu lên 62 tuổi đối với nam, 60 tuổi với nữ từ năm 2021. Việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu sẽ có lộ trình để tránh gây “sốc” cho thị trường lao động.

Để đảm bảo việc tăng tuổi nghỉ hưu phù hợp với quy mô, cơ cấu, chất lượng, thể trạng sức khỏe và tuổi thọ của người lao động Việt Nam, tránh việc phải điều chỉnh đột ngột lên mức quá cao trong tương lai, đảm bảo góp phần ổn định chính trị - xã hội, Bộ LĐ-TB&XH đã đề xuất 2 phương án tăng tuổi nghỉ hưu.

Phương án 1, kể từ ngày 1/1/2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với nam và 4 tháng đối với nữ cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi.

Phương án 2, kể từ ngày 1/1/2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 4 tháng đối với nam và đủ 55 tuổi 6 tháng đối với nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 4 tháng đối với nam và 6 tháng đối với nữ cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi.

Tăng tuổi nghỉ hưu: Mối lo vỡ quỹ BHXH, thất nghiệp gia tăng? - Ảnh 1.

Vẫn còn nhiều ý kiến không muốn tăng tuổi nghỉ hưu....


Bộ LĐ-TB&XH đưa ra 3 lý do với để xuất tăng tuổi nghỉ hưu, đó là dân số Việt Nam đang già hóa, tương lai thiếu lao động là nhãn tiền; vỡ quỹ bảo hiểm xã hội; khả năng lao động sau tuổi nghỉ hưu của người Việt Nam là cao.

Qua khảo sát, đánh giá và tham vấn ý kiến của các bên trong quá trình soạn thảo, Bộ LĐ-TB&XH cho biết, đa số ý kiến đề xuất chọn phương án 1. Cả hai phương án quy định trong dự thảo đều có lộ trình tăng chậm, tuy nhiên, phương án 1 là phương án có ưu điểm hơn, phòng tránh cao hơn các rủi ro khi điều chỉnh tuổi đối với thị trường lao động, tránh gây sốc thị trường lao động, giữ được ổn định xã hội và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Chính vì thế, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung cho rằng “tăng tuổi hưu đã là việc không thể trì hoãn”.

Tuy nhiên, tại buổi góp ý dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi) từ cộng đồng doanh nghiệp do VCCI tổ chức mới đây, nhiều ý kiến lại cho rằng chưa cần tăng tuổi nghỉ hưu.

Ông Lê Đình Quảng, Phó trưởng ban Quan hệ lao động (Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam) lo ngại việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu liệu có thể ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của người lao động, đặc biệt là những người lao động trực tiếp sản xuất tại các khu công nghiệp thường không thể làm việc đến 55 tuổi với nữ và 60 tuổi với nam.

Ông Trương Văn Cẩm - Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho rằng, việc điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu đưa vào dự thảo lần này là chưa phù hợp. Bởi theo ông, chúng ta vẫn đang trong thời kỳ "dân số vàng", khả năng còn kéo dài đến năm 2035. Lao động làm việc trong đơn vị hành chính sự nghiệp đang dư thừa, nếu tăng tuổi nghỉ hưu sẽ duy trì bộ máy kém hiệu quả. Ngoài ra, chúng ta hiện có hơn 220.000 sinh viên tốt nghiệp không có việc làm.

Cũng theo ông Cẩm, đề nghị việc tăng tuổi nghỉ hưu chỉ nên thực hiện khi thời kỳ cơ cấu "dân số vàng" kết thúc, đồng thời thực hiện tăng ở khối hành chính sự nghiệp trước khu vực sản suất từ 5-10 năm.

Bà Đỗ Thị Thúy Hương, đại diện Hiệp hội DN Điện tử Việt Nam, cũng cho rằng với khối sản xuất, tăng tuổi nghỉ hưu chưa cần thay đổi mà nên để đến thời điểm thích hợp thì mới tính đến tăng tuổi nghỉ hưu, còn với khối hành chính sự nghiệp có thể có quy định riêng.

Đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam cũng đề xuất không nên tăng tuổi nghỉ hưu ở thời điểm hiện nay.

Theo nhiều ý kiến, tuổi nghỉ hưu đối với lĩnh vực nặng nhọc, độc hại như dệt may, da giày nên giữ nguyên, chỉ nâng tuổi hưu trong lĩnh vực lao động làm công việc phổ thông.



Tin mới

Temu chưa đăng ký đã hoạt động tưng bừng?
8 giờ trước
Cơ quan quản lý cho biết Temu chưa đăng ký hoạt động tại Việt Nam nhưng đã có app cho người mua sắm mừng khai trương, giảm giá đến 90%.
Nuôi con "bật tanh tách", ông nông dân phấn khởi thu lãi 5 tỷ đồng/năm
8 giờ trước
Sau bao năm vừa tìm hiểu vừa đúc kết kinh nghiệm, đến nay, ông nông dân nuôi con "bật tanh tách" đã dựng nên cơ nghiệp vững chắc, nhẹ nhàng thu lãi 5 tỷ đồng/năm.
Trung Quốc chính thức nhập dừa Việt Nam, hóa ra dùng để làm đủ món ngon lạ miệng
8 giờ trước
Tháng 8 vừa qua, Việt Nam và Trung Quốc đã ký kết Nghị định thư cho phép xuất khẩu dừa tươi Việt Nam sang Trung Quốc.
Chưa vào Việt Nam, Temu đã bị người tiêu dùng 'quay xe'
7 giờ trước
Nhiều người tải Temu để trải nghiệm vì quảng cáo giá rẻ, ưu đãi "khủng", tuy nhiên sau đó lập tức xóa đi vì những bất cập về khâu thanh toán, chất lượng sản phẩm...
Đăng kiểm viên vẫn có dấu hiệu xin tiền 'bôi trơn', Cục Đăng kiểm chỉ đạo nóng
6 giờ trước
Thời gian gần đây, Cục Đăng kiểm tiếp tục nhận được nhiều phản ánh về những sai phạm của đăng kiểm viên như xin tiền bồi dưỡng, gợi ý chủ xe mua bảo hiểm...

Tin cùng chuyên mục

Ấn Độ bỏ giá sàn xuất khẩu, gạo Việt Nam có bị tác động?
2 giờ trước
Ấn Độ chính thức gỡ bỏ giá sàn gạo xuất khẩu 490 USD/tấn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước này “xả kho”
Doanh số xe điện toàn cầu vừa lập kỷ lục mới
12 giờ trước
Tổng lượng xe điện, xe hybrid sạc điện bán ra trên toàn cầu đã đạt 1,7 triệu chiếc vào tháng 9.
Mitsubishi đem dàn Xpander, Xforce và Attrage bản đặc biệt hút khách tại VMS 2024
13 giờ trước
Tại triển lãm VMS 2024, Mitsubishi Motors Việt Nam chọn cách trưng bày các mẫu xe chủ lực doanh số nhằm thu hút những khách hàng đang thực sự có nhu cầu mua ô tô trong dịp cuối năm.
Siêu mô tô Honda CBR1000RR-R Fireblade 2024 chốt giá hơn 1 tỷ tại Việt Nam
14 giờ trước
Honda CBR1000RR-R Fireblade là mẫu xe đầu tiên trên thế giới sử dụng hệ thống treo điện tử Öhlins Smart Electronic Control thế hệ 3.