Lý thuyết kinh tế quốc tế và bằng chứng thực nghiệm đã chứng minh rằng thương mại quốc tế tự do nói chung là sẽ mang lại lợi ích cho cả hai bên xuất khẩu và nhập khẩu. Lý thuyết cũng chỉ ra rằng các cuộc chiến thương mại nói chung sẽ khiến cả hai bên thiệt hại.
Logic chiến tranh thương mại của Tổng thống Trump dựa trên một chuỗi các quyết định không hề giống với lý thuyết. Ông chủ Nhà Trắng khẳng định rằng thâm hụt thương mại là sự chuyển giao của cải cho người nước ngoài (thâm hụt thương mại là thước đo số tiền mà người nước ngoài đang cướp từ chúng ta). Ông Trump nhấn mạnh rằng thâm hụt thương mại gây ra mất việc làm, bỏ qua thực tế là khi từng gặp phải thâm hụt thương mại lớn hơn trong lịch sử, tỷ lệ có việc làm ở Mỹ cũng cao hơn.
Ông cũng lập luận rằng Trung Quốc đang thao túng tỷ giá hối đoái khi đồng CNY của Trung Quốc mất giá, bỏ qua khả năng chính thị trường - chứ không phải chính phủ Trung Quốc - là nhân tố đứng sau các biến động của tỷ giá hối đoái.
Tất nhiên, một chính phủ có thể cố tình phá giá tiền tệ của mình để đạt được lợi thế cạnh tranh về xuất khẩu, bằng cách cho ngân hàng trung ương của mình mua ròng ngoại hối. Nhưng điều này làm tăng cung tiền trong nước và thường dẫn đến lạm phát trong nước, triệt tiêu lợi thế cạnh tranh của khấu hao.
Thao túng tiền tệ đòi hỏi ngân hàng trung ương phải thực hiện can thiệp để ngân hàng trung ương khớp với việc mua ngoại hối với bán tài sản trong nước cho hệ thống ngân hàng để tránh ảnh hưởng lạm phát của mất giá. Trung Quốc thực hành can thiệp như vậy trong hầu hết những năm 2000 nhưng không lâu sau đó thì dừng lại.
Trung Quốc từng sử dụng chiến thuật này vào những năm 2000, để chuyển hàng trăm triệu lao động nông thôn đang thất nghiệp vào ngành sản xuất định hướng xuất khẩu, sau thất bại kinh tế thời Mao Trạch Đông.
Liệu những lý do tương tự có thể khiến ông Trump châm ngòi cho một cuộc chiến thương mại khác với Việt Nam, khi mới đây Việt Nam đã nhảy vọt lên trở thành nhà xuất khẩu lớn thứ 7 sang Hoa Kỳ?
Câu trả lời là không, Hoa Kỳ không nên bắt đầu một cuộc chiến thương mại với Việt Nam.
Hoa Kỳ có một số khiếu nại hợp pháp chống lại các hoạt động thương mại của Trung Quốc, chủ yếu liên quan đến hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ và bất công với các doanh nghiệp Hoa Kỳ ở Trung Quốc.
Nhưng Hoa Kỳ cũng nên tấn công các chính sách đó thay vì hạn chế thương mại song phương; chính sách tốt là chính sách đi đúng vào trọng tâm của vấn đề, từ đó giảm thiểu những hậu quả tiêu cực không lường trước được.
Khác với Trung Quốc, Việt Nam không đặt ra mối đe dọa về tài sản trí tuệ, hay là bất công đối với doanh nghiệp Hoa Kỳ. Thậm chí Việt Nam còn rất cởi mở và tạo điều kiện cho doanh nghiệp nước ngoài. Hoa Kỳ nên bảo vệ và thúc đẩy thương mại với Việt Nam như một đối trọng, vì Việt Nam chính là cửa ngõ để Mỹ tiến gần hơn đến hợp tác ASEAN.
Mặc dù sự thật thặng dư thương mại của Việt Nam đã tăng đáng kể trong năm 2019, nhưng phần lớn đó là kết quả của cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, khiến các nhà nhập khẩu lấy nguồn từ Việt Nam thay thế cho Trung Quốc. Nếu ông Trump tìm cách trừng phạt Việt Nam vì thặng dư thương mại sinh ra từ cuộc chiến thương mại của Hoa Kỳ và Trung Quốc, thì chu kỳ thuế quan sẽ kết thúc ở đâu?
Ông Trump muốn thấy các nhà máy hồi hương trở lại Hoa Kỳ, nhưng chỉ có 6% các công ty Hoa Kỳ chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc đang xem xét việc đưa các cơ sở sản xuất của họ "về quê". Một trong những lý do chính là các cơ sở hiện tại ở Trung Quốc xuất khẩu cả trong khu vực châu Á. Tái sản xuất về Hoa Kỳ sẽ phát sinh chi phí và thời gian vận chuyển. Chi phí chuyển sản xuất sang Hoa Kỳ cũng quá đắt đỏ.
Giả sử Hoa Kỳ thành công trong việc giảm thặng dư thương mại của Việt Nam bằng cách áp thuế quan như đã làm với Trung Quốc hay EU, thì rồi các công ty Mỹ cũng sẽ tìm đến Thái Lan, Myanmar, Bangladesh hoặc Campuchia mà thôi.