Tập đoàn năng lượng hàng đầu châu Âu ngấp nghé phá sản do giá khí đốt tăng cao, chính phủ Đức phải quốc hữu hóa

25/09/2022 16:31
Việc mất đi nguồn khí giá rẻ của Nga khiến chi phí sản xuất nhảy vọt đã khiến nhiều công ty năng lượng của châu Âu chìm trong thua lỗ.

Căng thẳng giữa Nga và Ukraine không chỉ để lại hậu quả cho hai đất nước này, mà còn rất nhiều quốc gia khác trên toàn thế giới. Những lệnh cấm vận đã làm đứt gãy chuỗi cung ứng, gây ra sự thiếu hụt các mặt hàng trọng yếu trên toàn cầu; trong đó, việc Nga cắt giảm rồi tạm dừng vận chuyển khí tới châu Âu đã khiến giá loại hàng hóa này tăng cao.

Một trong số những doanh nghiệp năng lượng hàng đầu của khu vực này là Uniper cũng không thể thoát ra khỏi vòng xoáy và buộc phải để chính phủ quốc hữu hóa nhằm tránh việc phá sản.

Uniper là công ty năng lượng có trụ sở đặt tại Đức với tuổi đời non trẻ khi mới được tách ra thành doanh nghiệp độc lập từ tháng 1/ 2016. Trước đó, họ là một phần của E.ON – công ty điện lực thuộc vào loại lớn nhất thế giới.

Mặc dù có trụ sở tại Đức, song cổ đông lớn nhất của Uniper cho đến tháng 8/ 2022 là Fortum Oyj – một doanh nghiệp kinh doanh năng lượng tại Phần Lan khi họ sở hữu tới 78% cổ phần. Tính đến cuối năm 2021, Uniper hoạt động tại 40 quốc gia với khoảng 11,5 nghìn nhân công đang làm việc cho họ có độ tuổi trung bình là 45.

Tập đoàn năng lượng hàng đầu châu Âu ngấp nghé phá sản do giá khí đốt tăng cao, chính phủ Đức phải quốc hữu hóa - Ảnh 1.

Với công suất phát điện lắp đặt lên tới 33 GW, Uniper là một trong những nhà sản xuất điện hàng đầu thế giới vào thời điểm hiện tại. Bên ngoài nước Đức, họ sở hữu một công ty con tại Nga với cái tên Unipro. Cổ phiếu của Uniper được niêm yết tại sàn chứng khoán Frankfurt và hiện được giao dịch ở mức khoảng 3,5 euro/ cổ phiếu, giảm hơn 91% kể từ đầu năm.

Tập đoàn năng lượng hàng đầu châu Âu ngấp nghé phá sản do giá khí đốt tăng cao, chính phủ Đức phải quốc hữu hóa - Ảnh 2.

Cơ cấu cổ đông của Uniper tính đến cuối năm 2021 (Nguồn: Uniper)


Phần lớn doanh thu của Uniper đến từ việc bán các sản phẩm gas; họ cũng có một lượng doanh thu lớn từ việc bán điện và các sản phẩm khác. Đến cuối năm 2021, Uniper đạt doanh thu gần 164 tỷ euro, tăng 221.7% so với năm 2020, trong đó 63% đến từ việc bán các sản phẩm về gas, 27% tới từ điện và 10% còn lại thu được từ các sản phẩm khác.

Mặc dù đạt được doanh thu ấn tượng, song do các loại chi phí tăng cao, đặc biệt là chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng từ 108 lên tới 157 tỷ euro khiến cho họ phải chịu khoản lỗ lên tới hơn 4 tỷ euro trong năm vừa qua. Đây là một đòn đánh mạnh vào Uniper khi họ mới chỉ có lợi nhuận dương trong 2 năm tài chính trước đó, 2 năm đầu thua lỗ kể từ khi tách ra riêng.

Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đã gây ảnh hưởng rất nhiều tới Uniper, khi giá nguyên liệu đầu vào của họ liên tục tăng, trong khi giá bán không tăng tương ứng vì nhiều yếu tố khách quan. Sản lượng khí được cung cấp từ Nga bởi Gazprom cho công ty giảm 60% vào tháng 6 vào 80% vào cuối tháng 7 khiến công ty phải bù đắp bằng nhiều nguồn cung cấp khác đắt đỏ hơn rất nhiều; giá khí và gas tự nhiên cũng tăng phi mã từ đầu năm tới nay.

Thêm vào đó, việc dự án Nord Stream 2 bị tạm dừng vô thời hạn cũng ảnh hưởng lớn tới Uniper, khi họ là một trong những nhà tài trợ. Chính vì lẽ đó mà đến quý 2 năm nay, lợi nhuận trước thuế và lãi điều chỉnh (EBIT) của công ty giảm từ 580 triệu euro xuống tới mức âm 564 triệu euro, lợi nhuận sau thuế điều chỉnh cũng từ mức 485 triệu euro giảm còn âm 359 triệu euro. Đây là những con số vô cùng xấu xí và công ty bị nghi ngờ về khả năng tiếp tục hoạt động. Uniper được tính toán đã thua lỗ tới 8,5 tỷ euro trong cuộc khủng hoảng năng lượng và hiện tăng lên tới 100 triệu euro mỗi ngày theo Giám đốc điều hành của công ty.

Tập đoàn năng lượng hàng đầu châu Âu ngấp nghé phá sản do giá khí đốt tăng cao, chính phủ Đức phải quốc hữu hóa - Ảnh 3.

Việc bị cắt giảm cung cấp khí từ đường ống Nord Stream và giá gas tự nhiên tăng kỷ lục dẫn đến việc thua lỗ lớn cho Uniper (Nguồn: Uniper)


Với tình trạng như vậy, Uniper đã được chính phủ Đức quốc hữu hóa nhằm cứu lấy họ cũng như ngăn chặn tình trạng thiếu hụt năng lượng vào mùa đông tại nươc này và khu vực châu Âu. Chính phủ Đức trước đó chỉ có kế hoạch nắm giữ 30% cổ phần, song đã thay đổi vào giữa tháng 9 vừa qua và đạt thỏa thuận với Fortum về việc mua lại sở hữu để nắm giữ 99% Uniper. Fortum đã đầu tư vào Uniper khoảng 7 tỷ euro và nhận lại được 900 triệu euro cổ tức trong những năm qua; song với thỏa thuận này, họ chỉ nhận được thêm 480 triệu euro cho số cổ phần của mình.

Công ty Phần Lan cũng sẽ được hoàn trả 4 tỷ euro khoản vay mà họ cấp cho Uniper, đồng thời được giải phóng khỏi nghĩa vụ đảm bảo khoảng 4 tỷ euro khác cho doanh nghiệp Đức. Chính phủ Đức, song song với việc quốc hữu hóa, cũng sẽ tái cấp vốn cho Uniper khoảng 8 tỷ euro trong gói cứu trợ trị giá khoảng 13 tỷ euro của họ. Về phần Fortum, mặc dù chỉ nhận lại được số tiền không tương xứng với khoản đầu tư, song bù lại họ sẽ không phải chịu những khoản lỗ khổng lồ tới từ nước Đức, bắt đầu từ quý 3 năm nay. Trong quý 2, họ đã ghi nhận tới 9,1 tỷ euro lỗ, phần lớn là do Uniper kinh doanh kém hiệu quả.

Như vậy, từ một trong những nhà cung cấp điện và khí gas hàng đầu thế giới cũng như công ty nhập khẩu khí từ Nga lớn nhất nước Đức, Uniper với việc chịu tác động quá lớn từ cuộc xung đột Nga – Ukraine đã phải chấp nhận đầu hàng và để cho chính phủ giải cứu. Hành động này của chính phủ Đức là cần thiết trong bối cảnh cuộc xung đột vẫn kéo dài, các lệnh cấm vận vẫn chưa được gỡ bỏ đối với Nga. Uniper sẽ tiếp tục duy trì việc cung cấp năng lượng của mình, nhưng với cái giá rất đắt đỏ và sẽ còn tiếp tục cần tới sự hỗ trợ của chính phủ Đức trong thời gian tới.

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
8 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
9 giờ trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
10 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
10 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
11 giờ trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.