Tập đoàn nhà nước được xếp hạng AAA vẫn vỡ nợ, thị trường trái phiếu Trung Quốc dậy sóng

22/11/2020 16:29
Sự việc của Yongcheng bị các nhà đầu tư coi là 1 hồi chuông cảnh tỉnh bởi vì nó đã đạp đổ quy tắc đã được duy trì lâu nay. Đó là quy tắc quyết định tập đoàn nào sẽ nhận được sự hỗ trợ của chính phủ và tập đoàn như thế nào thì sẽ được cho phép vỡ nợ.

Các công ty xếp hạng tín dụng của Trung Quốc không hề giấu giếm sự thiên vị dành cho các công ty quốc doanh hoặc được nhà nước hậu thuẫn. Trong báo cáo mới nhất hôm 10/10 của công ty xếp hạng CCXI , số trái phiếu trị giá 1 tỷ nhân dân tệ (tương đương 152 triệu USD) của Yongcheng Coal and Electricity vẫn được xếp hạng ở mức AAA.

Thế nhưng 1 tháng sau Yongcheng đã vỡ nợ. Vụ việc khiến thị trường trái phiếu quy mô 14.000 tỷ USD của Trung Quốc dậy sóng. 3 ngày sau đó công ty đã thanh toán ngay số tiền lãi quá hạn, nhưng trước đó các nhà đầu tư đã ồ ạt bán tháo các chứng khoán nợ có liên quan đến tỉnh Hà Nam nơi Yongcheng đặt trụ sở dù số chứng khoán này được nhà nước hậu thuẫn. 1 tập đoàn quốc doanh có xếp hạng AAA vỡ nợ là 1 tin tức chấn động, khiến các kế hoạch phát hành nợ có giá trị ít nhất 20 tỷ nhân dân tệ đã bị ngừng lại trong tuần sau đó bởi lợi suất tăng vọt.

Nỗi lo lớn đến mức 1 công ty quốc doanh lớn ở tỉnh lân cận Sơn Tây đã buộc phải đưa ra thông báo bất thường vào ngày 14/11, cam kết với các nhà đầu tư rằng những công ty mà chính quyền tỉnh nắm quyền kiểm soát sẽ không thể vỡ nợ. "Điều đặc biệt là vụ này hoàn toàn bất ngờ", Charles Chang, chuyên gia của S&P nói.

Sự hoảng loạn của nhà đầu tư chỉ tập trung vào Yongcheng, nhưng có những dấu hiệu cho thấy rắc rối ở phạm vi rộng hơn. Huachen Automotive, công ty ô tô thuộc sở hữu của chính quyền 1 tỉnh ở phía Bắc, hôm 16/11 tuyên bố đang có kế hoạch tái cấu trúc sau khi vỡ nợ trái phiếu hồi tháng 10. Cùng ngày hôm đó, Tsinghua Unigroup, công ty công nghệ thuộc sở hữu của ĐH Thanh Hoa, cũng đã không thể hoàn trả số trái phiếu trị giá 1,3 tỷ tệ. 2 công ty này lần lượt có mức xếp hạng AAA và AA.

Việc các công ty quốc doanh có thể vỡ nợ không phải là điều ngạc nhiên. Yongcheng là một trong số 10 công ty đã vỡ nợ kể từ đầu năm đến nay. Các nhà quản lý nhận ra rằng họ không còn có thể giải cứu những công ty liên tục thua lỗ và hoạt động kém hiệu quả.  Kể từ năm 2015 đã có một số doanh nghiệp quốc doanh quá yếu vỡ nợ và điều đó nằm trong kế hoạch lập lại kỷ luật trên thị trường tài chính của chính phủ Trung Quốc.

Các vụ vỡ nợ cũng giúp nhà đầu tư đánh giá rủi ro tốt hơn, điều mà các nhà đầu tư nước ngoài rất hoan nghênh. Với số vụ vỡ nợ tăng dần trong 3 năm gần đây, các nhà đầu tư nước ngoài lại càng tin tưởng và rót lượng vốn kỷ lục vào thị trường trái phiếu Trung Quốc.

Nhưng sự việc của Yongcheng bị các nhà đầu tư coi là 1 hồi chuông cảnh tỉnh bởi vì nó đã đạp đổ quy tắc đã được duy trì lâu nay. Đó là quy tắc quyết định tập đoàn nào sẽ nhận được sự hỗ trợ của chính phủ và tập đoàn như thế nào thì sẽ được cho phép vỡ nợ. Công ty mẹ của Yongcheng là một trong những tập đoàn quốc doanh lớn nhất của Hà Nam và hoàn toàn thuộc sở hữu của cơ quan quản lý tài sản của tỉnh. Do đó đây là công ty rất uy tín và được coi là không thể đổ vỡ. Nhưng giờ thì điều đó không còn đúng nữa.

Trước đây quy mô cũng là yếu tố rất quan trọng. Các tập đoàn quốc doanh lớn rất có giá trị đối với các tỉnh thành bởi vì chúng đảm bảo hàng chục nghìn việc làm cho người dân. Chỉ riêng Huachen Automotive đã tuyển dụng hơn 40.000 nhân viên. Tái cấu trúc các tập đoàn như vậy sẽ đe doạ việc làm và sự ổn định xã hội, không những thế còn khiến chính quyền địa phương phải chịu rất nhiều rủi ro.

Tuy nhiên với những gì diễn ra vừa qua thì các quy tắc này đã thay đổi.

Trong bối cảnh mới, nhà đầu tư và các công ty xếp hạng tín dụng sẽ phải nghiên cứu kỹ hơn về các công ty quốc doanh thay vì chỉ dựa vào "ô dù" mà họ dựa vào. S&P dự báo sẽ có nhiều vụ vỡ nợ hơn nữa xảy ra với các tập đoàn từng được coi là bất khả xâm phạm. Theo Zhu Ning, giáo sư tại Shanghai Advanced Institute of Finance, thậm chí cơ quan quản lý còn có thể tung ra chiến dịch kỷ luật các hang xếp hạng tín dụng để họ nâng cao chất lượng xếp hạng.

Tham khảo The Economist

Tin mới

Mẫu SUV nhận hơn 3.000 đơn/ngày: Thiết kế thể thao, hỗ trợ lái thông minh, giá quy đổi gần 400 triệu
46 phút trước
Với hàng loạt công nghệ đỉnh cao được "bình dân hóa", mẫu xe được kỳ vọng sẽ tạo nên cơn sốt trong phân khúc xe gầm cao giá rẻ và định hình lại cuộc chơi trên thị trường xe điện.
Việt Nam có loại cây trà quý hiếm: "Thần dược" ra sao mà người Trung Quốc lùng mua cả cây, hoa, lá?
46 phút trước
Đây là một loại cây đã có lâu đời ở Việt Nam, có tác dụng phòng hộ rừng. Thời gian gần đây, tác dụng của loại cây này mới được biết đến và được “săn lùng”.
Super Cub Lite liệu có thể 'gây sốt' tại thị trường Việt Nam khi Honda chính thức khai tử xe 50cc từ tháng 5/2025?
15 phút trước
Hiện tại, Honda vẫn chưa công bố giá bán, công suất động cơ hay ngày ra mắt chính thức của Super Cub Lite. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia dự đoán mẫu xe này sẽ là sự thay thế hợp lý cho dòng xe 50cc, không chỉ tại Nhật Bản mà còn có thể mở rộng ra thị trường toàn cầu.
Mỏ vàng Trung Quốc vừa phát hiện có thể lớn nhất thế giới
57 phút trước
Việc phát hiện ra 2 mỏ vàng lớn có thể giúp Trung Quốc duy trì tốc độ sản xuất vàng và ngăn chặn sự suy giảm sản lượng.
Hai nhà sản xuất ô tô lớn bậc nhất Trung Quốc đang thảo luận sáp nhập
2 giờ trước
Kế hoạch sáp nhập cho thấy mong muốn hợp nhất đáng kể của thị trường ô tô Trung Quốc - thị trường lớn nhất thế giới.

Tin cùng chuyên mục

Cổ phiếu ORS chịu áp lực bán mạnh, thanh khoản tăng đột biến
20/03/2025 15:44
Kết phiên hôm nay (20/3), VN-Index giảm 0,7 điểm xuống 1.323,93 điểm. Thanh khoản giảm so với phiên hôm qua, giá trị khớp lệnh trên HoSE đạt khoảng 17.843,41 tỷ đồng.
Chân dung tỷ phú Phạm Nhật Vượng - Top 500 người giàu nhất thế giới
12/03/2025 16:18
Theo cập nhật mới nhất của Forbes, ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup lọt top 500 người giàu nhất thế giới và giữ vững vị trí giàu nhất Việt Nam.
"Pháp sư Trung Quốc" lại gây sốc thế giới với sản phẩm AI mới, lần này cái tên là Manus
12/03/2025 03:40
Sau khi DeepSeek khuấy đảo cộng đồng công nghệ thế giới, Trung Quốc tiếp tục khiến dư luận quốc tế ngỡ ngàng với sự xuất hiện của Manus, một trí tuệ nhân tạo (AI) do startup Monica phát triển.
Sự sụp đổ của 1 startup xe điện Mỹ: Từng trị giá 30 tỷ USD, 'cháy' tiền mặt nên phải bán toàn bộ tài sản, founder tù tội
21/02/2025 03:06
Startup này bắt đầu rơi vào khủng hoảng sau khi người sáng lập Trevor Milton bị cáo buộc lừa dối các nhà đầu tư về hoạt động kinh doanh.