Trong năm 2020, tạp hoá truyền thống hóa thành “gà đẻ trứng vàng” khi chuyển mình với những ứng dụng công nghệ mới.
Vì sao kinh doanh tạp hoá được lựa chọn
Có thể xem tạp hoá là mô hình kinh doanh xa lạ với các nước phát triển nhưng tại các thị trường đặc thù như Việt Nam, Indonesia, các nước châu Á khác, nó lại là một phần không thể thiếu của chuỗi phân phối nhu yếu phẩm hàng ngày.
Tạp hóa vẫn là kênh mua sắm quen thuộc của người tiêu dùng Việt Nam |
Theo thống kê của Nielsen, Việt Nam có khoảng 1,4 triệu cửa hàng tạp hoá và 9.000 chợ truyền thống, chiếm 75% thị phần mảng bán lẻ với doanh thu mỗi năm xấp xỉ 10 tỷ USD.
Trong khi đó, Kantar Worldpanel Việt Nam nhận định các kênh bán lẻ truyền thống (chợ, cửa hàng tạp hoá) đang đáp ứng 85% nhu cầu tiêu dùng của người dân. Kênh bán lẻ hiện đại (siêu thị, cửa hàng tiện lợi, trung tâm thương mại) mới chỉ chiếm 25% tổng doanh thu thị trường bán lẻ sau 30 năm phát triển tại Việt Nam.
Đặc biệt hơn, theo một khảo sát của Nielsen, 9/10 người Việt Nam được hỏi cho biết thích mua nhu yếu phẩm tại các tiệm tạp hoá nhờ 2 yếu tố: giá rẻ và gần nhà.
Vì thế, không khó hiểu khi các tạp hoá truyền thống trở thành đích ngắm của hàng loạt ông lớn trong việc đầu tư, số hoá mô hình kinh doanh này để biến nó thành “gà đẻ trứng vàng” mới.
Ngược lại, chính bản thân các tiệm tạp hoá cũng hiểu được rằng họ cần nâng cấp mô hình kinh doanh để phù hợp với xu hướng phát triển công nghệ hiện nay. Từ nâng cấp cách trưng bày sản phẩm, quản lý bán hàng và thanh toán, họ đều cần tiếp cận những công nghệ mới nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn, đồng thời giải phóng sức lao động bản thân.
Cũng cần biết rằng mô hình kết nối các chủ tạp hoá đã được kỳ lân công nghệ Tokopedia (Indonesia) vận dụng thành công với ứng dụng Mitra Tokopedia với hơn 1 triệu lượt tải, mục tiêu kết nối 2 triệu cửa hàng tạp hóa tại Indonesia.
Do đó, việc lên đời cho các tiệm tạp hoá truyền thống ở Việt Nam trong bối cảnh hiện tại được chuyên gia bán lẻ Vũ Vinh Phú xem là “thiên đời, địa lợi, nhân hoà”.
Các tiệm tạp hóa “lên đời công nghệ” giúp tối ưu trong vận hành và tăng thu nhập |
Cuộc đua công nghệ trên thị trường bán lẻ
Chỉ trong năm 2020, có ít nhất 3 cái tên đáng chú ý nhảy vào thị trường tạp hoá công nghệ. Trong đó, cái tên sáng giá nhất vẫn là VinShop - ứng dụng của Tập đoàn One Mount Group (thành viên tập đoàn Vingroup) ra đời từ tháng 10/2020. Không chỉ công bố mô hình B2B2C hoàn thiện hơn hẳn, ứng dụng này đã nhanh chóng phủ sóng thị trường và đạt những con số ấn tượng.
Nhờ sử dụng mô hình B2B2C (Business to Business to Consumers), VinShop không chỉ giúp kết nối chủ tạp hoá với nhà sản xuất mà còn kết nối trực tiếp người mua hàng với các tiệm tạp hóa thông qua công cụ thanh toán ví điện tử VinID Pay, tạo ra giải pháp hoàn thiện chuỗi phân phối - từ nhà sản xuất đến người dùng cuối.
Ông Jixun Foo, Quản lý đối tác tại GGV Capital cho biết mô hình B2B2C tỏ ra linh hoạt và nhiều tiềm năng bởi tại Việt Nam, chi phí logistics và kết nối khách hàng cuối vẫn rất cao.
Là mô hình B2B2C đầu tiên tại Việt Nam, VinShop góp phần phổ biến việc tiêu dùng không tiền mặt |
Về những gì đạt được, VinShop cũng nhanh chóng công bố đạt 65.000 tiệm tạp hoá liên kết chỉ sau 3 tháng ra mắt. Đơn vị này còn đặt mục tiêu đạt GMV (tổng giá trị giao dịch) 1 tỷ USD trong năm 2021. Đây là con số nhiều doanh nghiệp hoạt động 20 năm trong lĩnh vực FMCG (hàng tiêu dùng nhanh) cũng mơ ước.
Ngoài mục tiêu và lộ trình rõ ràng, khác biệt lớn tiếp theo của VinShop là việc họ đưa ra những động thái hỗ trợ kịp thời, hiệu quả cho các tạp hoá liên kết. Trong mùa kinh doanh cuối năm khó khăn, VinShop đã tung ra gói hỗ trợ vay vốn tối đa 70 triệu, miễn lãi lên đến 40 ngày giúp chủ tạp hoá có thêm vốn để quay vòng. Ứng dụng này cũng cung cấp công cụ quản lý bán hàng miễn phí trọn đời để giúp chủ tạp hoá tiết kiệm công sức, thời gian khi kinh doanh.
Với đà phát triển như hiện tại, các chuyên gia dự đoán 2021 là năm VinShop hoàn thiện các giải pháp hỗ trợ, đẩy mạnh lượng cửa hàng tạp hoá liên kết để xây chắc ngôi vị dẫn đầu thị trường của mình.
Minh Tuấn