Tẩy chay dầu mỏ nhưng một sản phẩm sống nhờ khí đốt từ Nga đang tràn như lũ vào châu Âu, doanh nghiệp EU lo phá sản vì ‘không chịu được nhiệt’ cạnh tranh

02/07/2024 03:43
Khí đốt chiếm đến 80-90% chi phí sản xuất của loại sản phẩm này.
Tẩy chay dầu mỏ nhưng một sản phẩm sống nhờ khí đốt từ Nga đang tràn như lũ vào châu Âu, doanh nghiệp EU lo phá sản vì ‘không chịu được nhiệt’ cạnh tranh - Ảnh 1

Phân bón giá rẻ từ Nga có nguy cơ khiến các nhà sản xuất châu Âu phá sản hoặc rời khỏi khu vực, gây rủi ro an ninh lương thực về lâu dài.

Dòng khí đốt tự nhiên của Nga và EU đã chậm lại đáng kể sau khi xung đột Nga – Ukraine nổ ra và các nước châu Âu cố gắng tìm kiếm các nguồn cung cấp khác. Tuy nhiên, Nga vẫn tiếp tục sử dụng khí đốt của mình để sản xuất và xuất khẩu sang châu Âu các loại phân bón gốc ni tơ giá rẻ.

Đối với một số loại phân bón , chẳng hạn ure , nhập khẩu vào châu Âu thậm chí còn tăng sau khi xung đột nổ ra. Phân bón giá rẻ đã giúp ích cho ông dân châu Âu nhưng các nhà sản xuất phân bón của chính khu vực này lại đang phải vật lộn để cạnh tranh.

“Thị trường hiện tràn ngập phân bón từ Nga, loại phân bón rẻ hơn đáng kể so với phân bón của chúng tôi. Đơn giản là họ trả tiền mua khí đốt tự nhiên thấp hơn so với các nhà sản xuất châu Âu”, Petr Cingr – CEO của SKW Stickstoffwerke Piesteritz, nhà sản xuất amoniac lớn nhất của Đức cho hay. “Nếu các chính trị gia không hành động, năng lực sản xuất của châu Âu sẽ biến mất”.

Đồng quan điểm, Svein Tore Holsether, CEO của Yara International, một trong những nhà sản xuất phân bón khoáng dựa trên ni tơ lớn nhất thế giới đã nói rằng châu Âu đang “mộng du” và phụ thuộc vào phân bón của Nga.

Các biện pháp trừng phạt của phương Tây đưa ra không ảnh hưởng tới xuất khẩu thực phậm và phân bón của Nga để tránh ảnh hưởng an ninh lương thực.

Tẩy chay dầu mỏ nhưng một sản phẩm sống nhờ khí đốt từ Nga đang tràn như lũ vào châu Âu, doanh nghiệp EU lo phá sản vì ‘không chịu được nhiệt’ cạnh tranh - Ảnh 2

Tim Benton, chuyên gia an ninh lương thực tại Chatham House cho biết các nhà sản xuất châu Âu từ lâu đã phàn nàn về lợi thế mà các công ty Nga có được nhờ khí đốt tự nhiên rẻ hơn. Nhưng lập luận của họ càng mạnh mẽ hơn sau xung đột Nga – Ukraine.

Benton cho rằng ngành nông nghiệp châu Âu có thể gặp tổn hại nếu lục địa này trở nên phụ thuộc vào hàng nhập khẩu từ Nga và các nơi khác. Dữ liệu của Eurostat cho thấy 1/3 lượng ure nhập khẩu của EU, dạng phân bón gốc ni tơ rẻ nhất, đến từ Nga và lượng nhập khẩu năm 2023 gần đạt mức kỷ lục. Theo dữ liệu hải quan, nhập khẩu ure Nga của Balan đã tăng lên gần 120 triệu USD vào năm 2023, từ mức hơn 84 triệu USD năm 2021.

Benjamin Lakatos, CEO của MET Group, công ty năng lượng có trụ sở tại Thụy Sĩ nhận định ngành phân bón châu Âu đang bước vào những năm khủng hoảng. Với 70-80% chi phí hoạt động của một công ty phân bón đến từ khí đốt tự nhiên, ngành này bị ảnh hưởng nhanh hơn bất cứ lĩnh vực nào khi chi phí khí đốt và năng lượng tăng cao.

Một số ông lớn đã chọn cách rời khỏi thị trường. BASF, tập đoàn hóa chất lớn nhất thế giới, đã thu hẹp hoạt động tại châu Âu trong vài năm qua, gồm cả hoạt động kinh doanh phân bón . Thay vào đó, họ tập trung đầu tư mới vào Mỹ và Trung Quốc, nơi có chi phí thấp hơn.

“Sớm hay muộn, tất cả mọi người, bao gồm cả chúng tôi, sẽ làm theo”, Cingr của SKW cho biết. Công ty của ông đang đàm phán về phương án lắp đặt dây chuyền sản xuất amoniac ở Mỹ, nơi họ được “cung cấp khí đốt tự nhiên rẻ hơn nhiều, điện rẻ hơn nhiều và được trợ cấp thông qua Đạo luật giảm phát”.

Cingr cho biết, nếu các nhà sản xuất rời đi, EU sẽ phụ thuộc vào hàng nhập khẩu từ các quốc gia khác, chủ yếu là Nga và Belarus. Tuy nhiên, Chris Lawson, người đứng đầu bộ phận phân bón tại công ty tư vấn CRU cho biết Brussels khó có thể đáp lại lời kêu gọi trừng phạt đối với phân bón Nga. “Ký ức về giá phân bón cao năm 2022 và các mối đe dọa về an ninh lương thực vẫn còn đọng lại trong ký ức các nhà hoạch định chính sách”, ông nói.

Tin mới

Trừng phạt của phương Tây "như muối bỏ bể", doanh thu từ dầu khí của Nga vẫn tăng đều, dầu Moscow "biến hình" không ngừng chảy vào châu Âu
6 giờ trước
Nga đã tận dụng 3 "lỗ hổng" khiến những lệnh trừng phạt của phương Tây trở nên thất bại.
[Trên Ghế 43] Ông chủ Phê Phượt bày cách phượt bằng ô tô: Đi gì, ăn gì, ở đâu, mấy ngày và làm gì?
6 giờ trước
Xuyên Việt hàng chục lần, anh Đoàn Kiều Dũng có thừa kinh nghiệm để chia sẻ cho những ai đang có ý định phượt bằng ô tô.
"Con làm cha phá" là đây: Nuôi ngan vịt ở Châu Phi không dám ăn, ông Quý vừa sang đã làm 1 việc Quang Linh Vlogs khóc ròng
7 giờ trước
Nam YouTuber ở Việt Nam nhìn thấy cảnh này mà “khóc thét”.
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Đột ngột bật tăng phiên cuối tuần
8 giờ trước
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Giá dầu thô thế giới đột ngột bật tăng trong phiên cuối tuần. Giá dầu WTI và Brent tăng từ 1,3 USD đến 1,4 USD/thùng so với ngày hôm qua 21/11.
GS thắng giải 3 triệu USD của tỷ phú Phạm Nhật Vượng “hiến kế” cho lĩnh vực Việt Nam đứng thứ 3 thế giới
8 giờ trước
Lĩnh vực này có thể mang về nhiều tỷ USD cho Việt Nam.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Dầu thô Brent

BRENT CRUDE

1.898.901 VNĐ / thùng

74.72 USD / bbl

0.67 %

+ 0.49

Dầu thô WTI

WTI CRUDE OIL

1.796.897 VNĐ / thùng

70.71 USD / bbl

0.87 %

+ 0.61

Khí tự nhiên US

NATURAL GAS US

2.321.510 VNĐ / m3

3.37 USD / mmbtu

0.97 %

+ 0.03

Than đá

COAL

3.595.826 VNĐ / tấn

141.50 USD / mt

0.00 %

- 0.00

» Xem tất cả giá Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Đã tìm ra smartphone ‘chân ái’ cho người chơi ‘hệ thích di chuyển’
11 giờ trước
Nếu bạn là người đam mê du lịch, thích khám phá những vùng đất mới và lưu giữ những khoảnh khắc đáng giá, OPPO Find X8 Series chính là lựa chọn lý tưởng.
Xăng RON 95 về sát 20.500 đồng/lít
12 giờ trước
Tại kỳ điều chỉnh hôm nay (21/11), giá xăng trong nước giảm từ 80 - 110 đồng/lít.
Giá xăng dầu hôm nay 21/11: Giá xăng dầu đồng loạt giảm phiên thứ 2 liên tiếp
1 ngày trước
Đúng như dự đoán của giới chuyên gia và doanh nghiệp, giá xăng dầu trong nước tại kỳ điều hành ngày 21/11 tiếp tục suy giảm theo đà suy giảm của giá xăng dầu thế giới.
Chán nản với các quốc gia thành viên, thủ lĩnh của OPEC+ dễ đưa ra một 'đòn trừng phạt' khiến thị trường dầu mỏ toàn cầu rúng động, Nga 'toát mồ hôi hột'
1 ngày trước
Quyết định này nếu được đưa ra có thể đẩy giá dầu về mức 50 USD/thùng.