Dịch virus corona bùng phát gây ra sự gián đoạn giao thương với Trung Quốc, thị trường xuất nhập khẩu quan trọng của Việt Nam. Đối với ngành dệt may, theo SSI Research dịch bệnh không có tác động trực tiếp đến nhu cầu các sản phẩm may mặc do Việt Nam không xuất khẩu sang Trung Quốc. Tuy nhiên, GDP Trung Quốc tăng trưởng chậm lại có thể gây tác động tiêu cực trong dài hạn lên tiêu dùng. Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực do nhiều nhà máy dệt tại Trung Quốc đóng cửa trong tháng 1 và 2. Hiện tại, Trung Quốc là thị trường cung cấp vải nguyên liệu lớn nhất cho Việt Nam.
Theo thống kê của Tổng cục hải quan, năm 2019, Việt Nam xuất khẩu mặt hàng dệt may sang Trung Quốc 1,59 tỷ USD và nhập khẩu 11,52 tỷ USD nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày các loại.
Cùng với ảnh hưởng tiêu cực từ thị nhiều, nhiều cổ phiếu ngành dệt, may cũng giảm mạnh.
Trao đổi với Người Đồng Hành, lãnh đạo các doanh nghiệp dệt may nhận định cái khó của Việt Nam hiện nay là nguồn nguyên liệu phụ thuộc vào Trung Quốc và việc xuất khẩu mặt hàng sợi. Ngược lại, một vài doanh nghiệp kỳ vọng được hưởng lợi từ dịch chuyển đơn hàng.
Nguyên liệu phụ thuộc Trung Quốc là bài toán khó
trên thị trường chứng khoán, cho biết 60-70% nguyên phụ liệu ngành dệt may Việt Nam nhập từ Trung Quốc, các tỉnh Vũ Hán (trung tâm dịch bệnh - PV) hay Chiết Giang đều có nhiều nhà máy.
Trong trường hợp các nhà máy ở Trung Quốc tiếp tục không sản xuất thì sẽ có tác động đến việc cung cấp nguyên phụ liệu cho doanh nghiệp Việt Nam. Trong khi đó, không có nguyên phụ liệu để sản xuất, doanh nghiệp dệt may vẫn phải gánh chịu chi phí nhân công (chi phí nhân công chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm dệt may - PV) trong khi nguy cơ vỡ kế hoạch sản xuất, không kịp giao hàng cho đối tác. Trong trường hợp nguyên phụ liệu về trễ phải tăng ca để kịp thời hạn giao hàng làm tăng chi phí.
“Tuy nhiên, trong nguy cũng có cơ, đó là khả năng dịch chuyển các đơn hàng từ Trung Quốc về Việt Nam. Dù vậy, vẫn phải quay lại việc phụ thuộc lớn nguồn nguyên liệu từ Trung Quốc là bài toán khó cho nhà chức trách và doanh nghiệp”, ông Hùng đánh giá.
TCM tự chủ được vải, bị ảnh hưởng trong xuất khẩu sợi
Ông Trần Như Tùng. |
Theo ông Trần Như Tùng, Thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng giám đốc Công ty dệt may – đầu tư – thương mại Thành Công ( HoSE: TCM ), các nhà máy của TCM vẫn hoạt động bình thường, dịch bệnh corona còn mới quá và chưa ảnh hưởng lớn do Trung Quốc cũng nghỉ Tết giống Việt Nam, các đơn hàng đã được chốt từ trước Tết. Con số thống kê mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh tới ngành dệt may chưa có.
Tuy nhiên trong dài hạn, nếu dịch kéo dài 2 - 3 tháng thì ngành dệt may Việt Nam dự báo bị ảnh hưởng do Việt Nam xuất khoảng 50-60% sợi và nhập vải nhiều từ Trung Quốc.
Đối với TCM, ông Tùng cho biết đơn vị có 3 mặt hàng chính là sợi, vải và áo. Trong đó, chỉ có mặt hàng sợi là xuất khẩu sang Trung Quốc khoảng 1 triệu USD/tháng, mức độ ảnh hưởng dưới 10% doanh số. Công ty tự chủ sản xuất vải nên không bị thiếu hụt nguồn nguyên liệu do tác động của dịch bệnh corona.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng có thể được hưởng lợi từ người mua hàng trước kia đặt hàng ở Trung Quốc chuyển sang các nước khác, trong đó có Việt Nam. Đây là một cơ hội cho Việt Nam, nhưng chỉ hỗ trợ cho những doanh nghiệp tự sản xuất được nguyên liệu, đặc biệt là vải, ông Tùng nhận định.
TNG có đủ nguyên liệu đến hết quý I, tăng cường sản xuất khẩu trang
Ông Nguyễn Văn Thời.
|
Về tình hình đơn hàng, ông Thời đánh giá năm 2020 dự báo cũng ổn định và tiếp tục được dịch chuyển từ Trung Quốc. Đặc biệt là từ Decathlon, khách hàng lớn nhất của TNG, có trung tâm thiết kế mẫu và nhà máy đang đặt tại Vũ Hán, chắc chắn là sẽ dịch chuyển đơn hàng sang cho TNG nhiều hơn.
Với hoạt động sản xuất khẩu trang, trước nhu cầu lớn do dịch bệnh, công ty tăng ca và chuyển xí nghiệp may thời trang phục vụ nội địa để may khẩu trang. Công ty có sản xuất thêm sản phẩm khẩu trang nano chống khuẩn nên không lo thiếu việc làm.
Vấn đề đáng lo nhất là dịch bên lây lan đến công nhân của công ty, song ngay khi biết có dịch corona, đơn vị đã lập tiểu ban để chỉ đạo nhà máy đeo khẩu trang, vệ sinh, xà phòng sát khuẩn và không cho khách hàng nước ngoài tới thăm.
Tình hình đơn hàng Sợi Thế Kỷ tốt hơn nhờ nguồn cung từ Trung Quốc bị cắt
|
Bà Nguyễn Phương Chi. |
Bà Nguyễn Phương Chi, Giám đốc bộ phận phát triển chiến lược Công ty Sợi Thế Kỷ ( HoSE: STK ) cho biết đến hiện tại, công ty vẫn hoạt động bình thường và tình hình đơn hàng tốt do nguồn cung từ Trung Quốc bị cắt, khách hàng quay qua mua ở khu vực khác trong đó có Sợi Thế Kỷ. Dù vậy, về mặt vĩ mô, nền kinh tế thế giới giảm có thể khiến tổng cầu giảm.
Sợi Thế Kỷ chuyên sản xuất và kinh doanh các loại sợi xơ dài polyster (sợi tổng hợp) như sợi DTY, FDY. Ngoài ra, công ty cũng đã sản xuất được sợi tái chế từ hạt nhựa tái chế do đánh giá nhu cầu tăng mạnh trước cam kết bảo vệ môi trường của các nhãn hàng thời trang lớn trên thế giới, nhất là với mảng thời trang thể thao.
Fortex hết tháng 1 âm lịch mới xuất hàng
Ông Đỗ Văn Sinh, Tổng giám đốc Công ty đầu tư và phát triển Đức Quân (Fortex, HoSE: FTM) cho biết đơn vị chỉ xuất khẩu sản phẩm sợi đi Trung Quốc bằng đường biển và nhập nguyên liệu là bông từ thị trường khác như Mỹ, Ấn Độ. Vào cuối năm trước, công ty đã xuất hàng và dự tính đến hết tháng 1 âm lịch mới xuất lô hàng tiếp theo. Bởi lẽ, theo thông lệ 2- 3 năm nay, ngành dệt Trung Quốc gần như nghỉ nguyên tháng Tết Nguyên đán.
FTM sản xuất và kinh doanh các loại sợi cotton (làm từ bông) như sợi chải thô CD, sợi chải kỹ CM,
|
Ông Đỗ Văn Sinh. |
Ông Sinh cũng cho hay thực tế thì Việt Nam chỉ chuyên sản xuất các loại sợi cấp thấp nên khó có thể thành đơn vị cung ứng thay thế các nhà sản xuất Trung Quốc (sản xuất mặt hàng cấp cao). Cho nên, việc hưởng lợi từ việc nguồn cung của Trung Quốc bị cắt giảm do ảnh hưởng dịch bệnh hay thương chiến Mỹ - Trung là rất ít.
Dù dịch bệnh corona đang diễn ra nhưng đơn vị hoạt động ở tỉnh Thái Bình nên gần như không bị tác động. Công ty cũng mới triển khai hoạt động trở lại vào mùng 10/1 âm lịch (3/2).
Các khách hàng của FTM từ thị trường chính là Trung Quốc trả giá rất thấp, các thị trường mới như Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan đơn hàng nhỏ và hạn chế. Giá bán sợi bình quân của công ty trong quý IV/2019 chỉ đạt 2,45 USD/kg, trong khi cùng kỳ năm trước ổn định quanh mức 2,98-3,2 USD/kg.