Tết 'ăn chơi' trong ký ức của công tử tiệm vàng giàu nhất phố cổ Hà Nội

Tết xưa của người giàu ở phố cổ Hà Nội quan trọng nhất là mâm cơm tất niên, ngoài bánh chưng, dưa hành thì không thể thiếu món canh bóng tôm nõn, cà cuống, măng tây của Pháp nấu cua bể.

Tết xưa của người giàu ở phố cổ Hà Nội quan trọng nhất là mâm cơm tất niên, ngoài bánh chưng, dưa hành thì không thể thiếu món canh bóng tôm nõn, cà cuống, măng tây của Pháp nấu cua bể.

 


Công tử tiệm vàng giàu nhất phố cổ Hà Nội kể chuyện Tết xưa

Trong buổi chiều cuối năm, dù bận rộn với công việc bốc thuốc đông y và chuẩn bị Tết, ông Phạm Ngọc Giao vẫn dành chút ít thời gian rảnh để trò chuyện cùng tôi về "vị" Tết xưa của người giàu Hà Nội.

Ông Giao là con trai thứ 4 trong 8 người con của chủ tiệm vàng "Sư Tử" nổi tiếng nhất nhì phố Hàng Bạc một thời. Bố mẹ ông là vợ chồng cụ Phạm Văn Thanh - Phạm Thị Tề từng là người nổi tiếng tài giỏi trong giới buôn vàng bạc của miền Bắc.

Đã tròn 80 tuổi nhưng ông vẫn rất minh mẫn, nhớ rõ từng mốc thời gian phát triển của tiệm vàng và những kỷ niệm về ngày Tết xưa cùng những món ăn "đắt đỏ" chỉ những nhà có điều kiện mới dám mua về dùng.

Mâm cơm tất niên với nhiều "sơn hào hải vị"

Năm 1936, từ 2 lạng vàng đi vay, bố mẹ ông Giao đã gây dựng nên 1 tiệm vàng nổi tiếng khắp miền Bắc. Thuở ấy, miền Nam nổi tiếng với tiệm vàng Kim Thành, thì miền Bắc được mọi người biết đến tiệm vàng Sư Tử trên phố hàng Bạc.

Tết 'ăn chơi' trong ký ức của công tử tiệm vàng giàu nhất phố cổ Hà Nội
Vợ chồng cụ Phạm Văn Thanh - Phạm Thị Tề, chủ tiệm vàng Sư Tử nổi tiếng nhất nhì Hà Nội một thời.

Sau 3 năm gây dựng, với tôn chỉ "lấy công làm lãi", tiệm vàng của gia đình ông Giao ngày một thịnh vượng. Nói đến vàng Sư Tử họ nể nhất là vàng chuẩn.

"Trong nhà tôi hồi đó có không biết bao nhiêu vàng, cậu mợ (bố, mẹ) tôi mua liên tiếp 3 căn nhà trong 3 năm. Lần lượt là nhà 22 Hàng Vôi, 45 Hàng Bè và nhà 96 Cầu Gỗ", ông Giao nhớ lại thời kỳ huy hoàng của tiệm vàng.

Tết 'ăn chơi' trong ký ức của công tử tiệm vàng giàu nhất phố cổ Hà Nội
Ông Giao hồi tưởng về thời "vàng son" của tiệm vàng Sư Tử.

Đến năm 1945, gia đình ông Giao bán cả 3 căn nhà trên để mua căn biệt thự rộng gần 700m2, được xây theo lối kiến trúc cổ, một mặt thông ra số 6 Đinh Liệt, mặt còn lại thông ra số 115 Hàng Bạc. Ông Giao tiết lộ, năm 1945, căn nhà này được mua với giá hơn 1000 cây vàng.

Gia đình ông Giao với hơn 30 nhân khẩu của 4 thế hệ hiện đang sinh sống trong căn biệt thự này. Đây cũng là ngôi nhà có diện tích rộng nhất con phố sầm uất quanh năm giao thương buôn bán tấp nập ở Hà Nội. Trong buổi chiều cuối năm hối hả, mọi người trong gia đình ông Giao cũng tất bật với công tác chuẩn bị Tết.

Tết 'ăn chơi' trong ký ức của công tử tiệm vàng giàu nhất phố cổ Hà Nội
Ngôi biệt thự 2 tầng trong khuôn viên rộng gần 700 m2, hiện là nơi sinh sống của hơn 30 nhân khẩu.

Năm nào cũng vậy, sau Tết ông Công ông Táo, dù bận rộn với công việc buôn bán vàng bạc nhưng cụ Phạm Thị Tề luôn tự tay gói bánh chưng, chuẩn bị một cái Tết tươm tất cho gia đình. Đến năm 90 tuổi, cụ Tề vẫn minh mẫn, gói cả trăm cái bánh chưng cho người nước ngoài xem vào những ngày cận Tết.

Theo ông Giao, ngày xưa người dân Hà Nội gọi là ăn Tết chứ không phải chơi Tết. Trong đó, quan trọng nhất là bữa ăn tất niên, tập hợp tất cả mọi người của cả gia tộc. Bữa ăn này thường tổ chức vào chiều 30 Tết, trước thời khắc giao thừa.

Trong ký ức của một công tử nhà giàu Hà Nội thời xưa, điều đọng lại sâu nhất trong ông Giao là sự cầu kỳ của mâm cơm ngày Tết, với những món ăn ít xuất hiện trong những ngày thường. Vì vậy, ai ai cũng háo hức mong Tết đến.

"Mỗi dịp Tết đến, tôi nhớ nhất món canh bóng tôm bao của mợ (mẹ). Mợ chọn loại tôm nõn, sau đó giã tay, trộn với bột nếp, đúc vào khuôn để tạo thành các hình thù khác nhau rồi cho vào nấm, nước luộc gà nấu lên", ông Giao bồi hồi nhớ lại.

Canh bóng trong các gia đình khác thường sử dụng bì lợn nhưng nhà ông Giao có điều kiện hơn nên sử dụng tôm nõn cùng nhiều nguyên liệu khác, làm nên bát canh bóng đặc biệt, in mãi trong trí nhớ của ông.

Là một trong những "đại gia" Hà Nội thời đó nên mỗi khi Tết đến, trong mâm cơm nhà ông Giao còn có món măng tây được nhập khẩu từ Pháp, thường được bán ở phố Hàng Buồm. Những cây măng đựng trong chiếc hộp vuông và nấu với cua bể, xào với thịt bò ăn 1 lần là nhớ mãi.

Món ăn "đặc biệt" nữa khiến nhiều người trong gia đình ông thích thú vào mỗi dịp năm mới là bún thang. Bún thang nhà ông Giao còn được ăn cùng với cà cuống, bọng tinh dầu cà cuống rất thơm, làm món bún dậy mùi, hấp dẫn.

Tết 'ăn chơi' trong ký ức của công tử tiệm vàng giàu nhất phố cổ Hà Nội
Mâm cơm Tết của nhà giàu Hà Nội xưa rất cầu kỳ, nhiều món.

Bên cạnh những món "sơn hào hải vị", mâm cơm ngày Tết nhà ông Giao không thể thiếu những món ăn truyền thống như bánh chưng, dưa hành, cá kho, thịt đông… Tất cả đều do mợ ông tự tay làm.

Ngoài những món ăn chính còn có các món chè tráng miệng: Chè kho, chè bà cốt ấm nóng rất hợp với những ngày lạnh của Tết.

Về quê ăn Tết bằng xe ngựa

Thời tiệm vàng Sư Tử "ăn nên làm ra", trong nhà ông Giao lúc nào cũng có 10 gia nhân (giúp việc) làm các công việc bếp núc, chăm sóc trẻ con, phụ giúp công việc buôn bán của cửa tiệm.

Mỗi dịp Tết đến, nhà cửa được sửa sang, trang trí lại bàn thờ, mua sắm quần áo mới cho trẻ con, gia nhân. Ông giao cho biết, năm nào mợ ông cũng sắm cho mỗi gia nhân 1 bộ quần áo mới vì họ ở lại ăn tết cùng gia đình.

"Tết đến, bọn trẻ chúng tôi được mặc áo lương ta, đi giày da, đeo khánh bạc. Chị em tôi có khánh bạc đeo là hãnh diện lắm, vì không phải nhà nào cũng có điều kiện sắm cho con cái để đeo đi chơi Tết", ông Giao nhớ lại.

Năm nào, cả đại gia đình cùng gia nhân cũng đi chùa cầu may, du xuân và chụp ảnh kỷ niệm. Sau đó, vào khoảng mùng 3 Tết, cả gia đình sẽ đi xe ngựa về quê (xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, Hải Dương) để ăn Tết.

Tết 'ăn chơi' trong ký ức của công tử tiệm vàng giàu nhất phố cổ Hà Nội
Tết năm 1956 của đại gia đình ông Giao.

Quãng đường về quê chỉ 50km nhưng đi bằng ngựa nên phải vừa đi vừa nghỉ, mất nửa ngày mới về đến nơi. Tất cả gia nhân đều về quê ăn Tết cùng gia đình, cậu mợ ông luôn coi gia nhân như người nhà, thậm chí còn đứng ra tổ chức tiệc cưới cho 1 trong những người đó.

Theo ông Giao, Tết xưa của người Hà Nội lấy đoàn tụ là chính, xa đến đâu cũng phải về đoàn tụ chiều 30 Tết với ý nghĩa rũ bỏ đi tất cả những gì còn đọng lại, vướng víu trong năm cũ.

Tết 'ăn chơi' trong ký ức của công tử tiệm vàng giàu nhất phố cổ Hà Nội
Ông Giao cho biết thêm, Tết đến, những gia đình có điều kiện thường tặng nhau câu đối.

Có thể là câu đối bằng giấy, lụa, gỗ, trang trọng hơn là bằng gỗ sơn son thếp vàng. Tặng nhau câu đối với ước mong mang đến sự cân đối, hoàn chỉnh, may mắn và lễ nghĩa trong gia đình.

Dù giàu có nhưng cậu mợ luôn khắt khe trong việc cho con cái tiền bạc. "Tôi luôn biết ơn vì cậu mợ đã không nuông chiều và dạy cho chúng tôi cách chi tiêu, trân quý đồng tiền. Bây giờ tôi áp dụng dạy lại cho con cháu", Ông Giao chia sẻ.

Tết 'ăn chơi' trong ký ức của công tử tiệm vàng giàu nhất phố cổ Hà Nội
Hàng ngày, ông Giao cùng các con cháu giữ gìn, chăm sóc khuôn viên căn biệt thự cổ, gia tài bố mẹ ông để lại.

Năm 1958, Nhà nước có chính sách quản lý vàng bạc nên gia đình ông Giao bán lại toàn bộ vàng bạc, ngọc trai cho Nhà nước, rồi mỗi người làm 1 công việc khác. Hiện ông Giao là một thầy thuốc Đông y, hàng ngày vẫn bận rộn với công việc bốc thuốc, thời rảnh rỗi, ông chăm sóc vườn trong khuôn viên ngôi nhà, chơi với con cháu và đi du lịch.

(Theo Dân Trí)

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
6 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
4 giờ trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
3 giờ trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
3 giờ trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
2 giờ trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Đại lý báo Toyota Fortuner Legender thêm bản máy xăng tại Việt Nam: Đắt hơn máy dầu 5-45 triệu, bán ra tháng sau cạnh tranh Everest
20 phút trước
Nhiều thông tin từ phía đại lý cho thấy Toyota Fortuner Legender sẽ có thêm tùy chọn máy xăng 2.7L, giá bán tăng nhẹ so với tùy chọn máy dầu đang bán trên thị trường.
Trung Quốc tự đẩy mình vào 'thời khắc sinh tử': 300 startup xe điện chỉ còn 7 hãng lớn có thể tồn tại, chiến trường xe điện khốc liệt hơn bất kỳ lúc nào
16 giờ trước
Chỉ những công ty có thể duy trì hoạt động mà không cần đến nguồn tài trợ bên ngoài mới có thể tiếp tục cuộc đua, trong bối cảnh nỗi lo về tình trạng dư thừa công suất luôn rình rập.
SUV điện cỡ lớn Hyundai Ioniq 9 chính thức ra mắt: Tầm di chuyển 620 km, đấu trực tiếp với VinFast VF 9
1 ngày trước
Mẫu xe này sẽ được bán tại Mỹ, Hàn Quốc từ đầu năm 2025 trong khi các thị trường khác phải đợi đến cuối năm.
Báu vật tâm linh: Thế giới chỉ 2 nước có, Việt Nam sở hữu cá thể 700 tuổi, thuộc hàng Tứ Thiết quý hiếm
1 ngày trước
Cá thể cổ thụ này được xếp hạng là Cây Di sản Việt Nam.