Chùa Ngọc Hoàng (thường được gọi là Điện Ngọc Hoàng, tên chữ là Phước Hải Tự) toạ lạc tại số 73 Mai Thị Lựu, phường Đa Kao, quận 1, TP.HCM. Đây là một trong những ngôi chùa cổ ở TP.HCM không chỉ được người dân trong nước mà du khách nước ngoài biết đến.
Tết Canh Tý 2020, đông đảo người dân từ khắp nơi đã về đây lễ chùa đầu năm. Người ra kẻ vào đông đúc đến độ chen lấn nhau. Khu vực giữ xe của chùa cũng quá tải, người muốn đi lễ chùa phải gửi xe trên đường Điện Biên Phủ rồi đi bộ vào.
Người dân đi chùa Ngọc Hoàng phải gửi xe từ đường Điện Biên Phủ... |
... sau đó đi bộ vào chùa. |
Chùa Ngọc Hoàng vốn là điện thờ Ngọc Hoàng thượng đế do một người tên Lưu Minh (người Quảng Đông, Trung Quốc) tạo lập từ những năm đầu thế kỷ XX. Đến nay, thời gian xây ngôi chùa này vẫn chưa thống nhất.
Để vào được chùa, người dân phải chen lấn vất vả khi qua cổng. |
Trong cuốn “Những ngôi chùa nổi tiếng Việt Nam” xuất bản năm 1994, Võ Văn Tường cho rằng chùa Ngọc Hoàng được xây dựng năm 1900. Nhưng theo học giả Vương Hồng Sển trong cuốn “Sài Gòn năm xưa” xuất bản năm 1911, ngôi chùa này được xây vào năm 1905 và một năm sau thì hoàn thành.
Cũng theo học giả Vương Hồng Sển, Lưu Minh có pháp danh là Lưu Đạo Nguyên, ông ăn chay trường và giữ đạo Minh Sư. Người này lập chí quyết lật đổ nhà Mãn Thanh, do đó bỏ tiền xây chùa Ngọc Hoàng vừa để thờ phượng vừa để làm nơi “hội kín”.
Người đi chùa ngày đầu năm mới chụp ảnh lưu niệm cùng người thân. |
Điện thờ Ngọc Hoàng được Giáo hội Phật giáo Việt Nam quản lý từ năm 1982, khi Hoà thượng Thích Vĩnh Khương đến tiếp quản. Năm 1984, Điện thờ Ngọc Hoàng chính thức đổi tên thành Phước Hải Tự. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, năm 1994 Phước Hải Tự được ghi nhận là Di sản kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.
Chùa Ngọc Hoàng có lối kiến trúc cổ kiểu đền chùa Trung Hoa. |
Toạ lạc trong khuôn viên khoảng 2.300m2, chùa Ngọc Hoàng được xây dựng theo lối kiến trúc kiểu đền chùa Trung Hoa. Chùa xây bằng gạch, mái lợp ngoái âm dương, bờ nóc và góc mái được trang trí bằng nhiều tượng gốm màu sặc sỡ. Trong chùa có nhiều tranh, tượng thờ, bao lam, liễn đối, hương án… làm bằng vật liệu gỗ, gốm và giấy bồi.
Giữa sân chùa có hồ nuôi cá. |
Bên phải hướng từ ngoài cổng đi vào có hồ nuôi ba ba. |
Khung cảnh trước sân chùa Ngọc Hoàng sáng Mùng Một Tết Canh Tý. |
Bên trong chùa được trang trí bằng nhiều tranh, tượng thờ bằng gỗ, gốm. |
Chính điện Phước Hải Tự thờ Ngọc Hoàng thượng đế, Huyền Thiên Bắc Đế với các thiên binh thiên tướng. Ngoài ra, chùa còn phối thờ Quan Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát và nhiều thần linh trong tín ngưỡng của người Hoa như: Thiên Lôi, thần Môn Quan, thần Thổ Địa, thần Táo Quân, thần Hà Bá, Lỗ Ban…
Chính điện Phước Hải Tự. |
Bên trái chính điện là đền thờ Kim Hoa Thánh Mẫu và 12 bà mụ, đây là nơi mọi người thường đến cầu tự con cái. Theo tín ngưỡng, 12 bà mụ là người nặn nên hình hài những đứa trẻ, người nặn đầu, người nặn mắt, mũi, miệng, người nặn tay, chân, người dạy trẻ tập đi, tập nói…
Bên trái chính điện là Điện Kim Hoo (thần trông coi việc sinh nở) và 12 bà mụ. |
Với mong ước có những đứa con ngoan, xinh đẹp các bậc cha mẹ hoặc cặp vợ chồng son, người hiếm muộn thường đến Phước Hải Tự chiêm bái, cầu tự.
Đông đảo người đến khấn cầu tại Điện Kim Hoa ngày đầu năm. |
Tương truyền, nếu cầu con trai thì sau khi khấn nguyện xong, người cầu treo vòng chỉ vào tượng bên phải. Cầu con cái thì treo vòng chỉ bên trái, sau đó xoa vào bụng bà mụ 3 lần rồi xoa vào bụng mình 3 lần. Tiếp đó, người cầu xoa vào bụng đứa bé dưới chân bà mụ 3 lần rồi lại xoa bụng mình 3 lần.
Với mong muốn con cái chào đời được may mắn, bình an và hạnh phúc, nhiều cặp vợ chồng đến đây khấn nguyện. |
Ngoài cầu con cái, ngôi chùa hơn 100 năm tuổi này còn nổi tiếng về cầu tình duyên. Điện thờ còn có nơi thờ tự Ông tơ - Bà Nguyệt, hằng ngày thu hút nhiều đôi trai gái hay những người còn độc thân đến khấn cầu.
Nhiều người đến chùa Ngọc Hoàng cầu an cho người thân. |
Ngày 24/5/2016, Phước Hải Tự đón một vị khách đặc biệt là Tổng thống Mỹ Barack Obama. Trong chuyến thăm chính thức Việt Nam, Tổng thống Barack Obama đã đến TP.HCM và dành thời gian khám phá, chiêm ngưỡng kiến trúc cổ kính của ngôi chùa này.
Phương Anh Linh