Tết trước tiêu 20 triệu còn thiếu, Tết nay 5 triệu vẫn đủicon

Nếu năm trước, vợ chồng chị Nguyễn Hải Anh tiêu một cái Tết hết 20 triệu đồng vẫn thiếu thì năm nay, ngay những ngày giáp Tết, họ đã chuyển hướng thắt chặt chi tiêu, tiết kiệm để phòng dịch có thể kéo dài.

Nếu năm trước, vợ chồng chị Nguyễn Hải Anh tiêu một cái Tết hết 20 triệu đồng vẫn thiếu thì năm nay, ngay những ngày giáp Tết, họ đã chuyển hướng thắt chặt chi tiêu, tiết kiệm để phòng dịch có thể kéo dài.

 

Vợ chồng chị Nguyễn Hải Anh, 33 tuổi có một con nhỏ 5 tuổi và sống tại nhà riêng ở Hà Trì 1, phường Hà Cầu, Hà Đông, Hà Nội. Chị Hải Anh là đầu bếp một nhà hàng lớn ở Thanh Xuân, với mức lương 15 triệu đồng/tháng. Chồng chị làm xây dựng, lương tháng khoảng 15-17 triệu đồng. Tổng thu nhập của vợ chồng chị được khoảng 30-32 triệu/tháng.

“Đó là lúc chưa có dịch bệnh Covid-19, thu nhập của hai vợ chồng lúc nào cũng đều đặn vậy. Vợ chồng mình chỉ chi tiêu khoảng 12 triệu. Số tiền còn lại, hai đứa tích cóp để trả nợ ngân hàng tiền mua nhà. Cũng may năm vừa rồi, nợ còn hơn 100 triệu hai đứa đã trả hết. Như vậy, sau 5 năm vay tiền ngân hàng mua nhà, vợ chồng mình đã thoát cảnh nợ nần”, chị Hải Anh vui mừng kể.

Tuy nhiên, suốt năm 2020, do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 mà công việc của vợ chồng chị Hải Anh đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vợ chồng chị không có nhiều việc nên lương bị giảm xuống còn 10 triệu đồng/tháng. Mỗi tháng, thu nhập của cả hai chỉ được khoảng 20 triệu đồng. Dù thu nhập giảm nhưng vợ chồng chị đều cố gắng động viên nhau đi làm. Vì theo chị, vợ chồng chưa bị thất nghiệp là may.

Tết trước tiêu 20 triệu còn thiếu, Tết nay 5 triệu vẫn đủ
Nhiều người thắt chặt chi tiêu Tết, đề phòng dịch bệnh kéo dài (ảnh minh họa)

Những năm trước, Tết đến vợ chồng chị Hải Anh thường chi tiêu khoảng 20 triệu đồng, có năm lên đến 25-30 triệu. “Tết đến, vợ chồng mình nhiều khoản phải chi lắm. Biếu nội ngoại cũng tầm 15 triệu rồi. Còn mua sắm, chi tiêu cho Tết ở nhà riêng của vợ chồng và Tết nhà ông bà nội ngoại. Chưa kể, tiền tàu xe đi lại mấy ngày Tết nữa”.

Năm nay, quê ngoại chị Hải Anh ở Chí Linh, Hải Dương và quê nội ở Quảng Ninh đang là vùng dịch, vì thế mọi kế hoạch về Tết của vợ chồng chị Hải Anh phải thay đổi 180 độ để thích ứng với tình hình mới.

“Ban đầu, khi dịch bệnh chưa tràn về quê, vợ chồng mình vẫn lên kế hoạch về Tết nội, Tết ngoại như mọi năm. Cả hai cũng dự trù kế hoạch tiêu Tết ở hai quê khoảng 20-25 triệu. Nhưng nửa tháng nay, vợ chồng mình đã phải thay đổi kế hoạch do quyết định ở lại Hà Nội ăn Tết. Dịch bệnh vẫn phức tạp, muốn về quê cũng không được. Hơn nữa, nếu về quê đón Tết, sau đó lên lại Hà Nội lại phải khai báo y tế, nhỡ lại bị cách ly. Vì thế, vợ chồng thử một năm trải nghiệm ăn Tết Hà Nội xem sao”, người phụ nữ này tâm sự.

Vì lên kế hoạch đón Tết ở Hà Nội nên chị Hải Anh cho hay chi tiêu Tết cũng sẽ tiết kiệm nhất có thể vì mấy ngày Tết anh chị cũng không đi đâu. Chị dự tính Tết năm nay chi tiêu giảm xuống còn 5 triệu đồng. Cụ thể như sau:

Tiền mua mâm ngũ quả, hoa tươi, bánh kẹo: 500.000 đồng. 

Tiền mua thực phẩm ăn Tết: 700.000 đồng. Do bánh chưng, giò thủ, giò nạc, gà quê, nem, hải sản mẹ chồng chị ở Quảng Ninh đã dặn không phải mua sắm ngoài chợ. Bà sẽ làm ở nhà và gửi xe ra Hà Nội, vợ chồng chị chỉ việc liên hệ với nhà xe lấy về ăn.

“Mình chỉ mua thêm ít rau thơm, ít thịt nạc vai băm, trứng gà, ít măng khô, ít rau củ,... để gói nem và nấu bát canh măng, luộc rau ăn mấy ngày Tết. Tất cả đồ ăn khác, ông bà nội đều gửi từ quê lên cho con cháu rồi. Mình chỉ việc về sơ chế rồi chia thành từng bữa, bỏ tủ lạnh ăn dần. Ăn Tết tuy xa quê nhưng vẫn đầy đủ phong vị Tết”, chị Hải Anh nói.

Tiền mua đào + quất chơi Tết: 800.000 đồng

“Năm nay dịch Covid-19 nên đào quất rất rẻ. Hôm 25 Tết, vợ chồng mình đi mua 1 cành đào với 1 cây quất mà chỉ hết có 800.000 đồng. Mức giá này rẻ hơn năm ngoái khoảng 30-40%”, chị kể.

Tiền mừng tuổi bố mẹ và các cháu: 3 triệu đồng

Theo chị Hải Anh, do dịch bệnh Covid-19 nên ở quê ngoại Chí Linh, Hải Dương nhà chị bị phong tỏa. Bởi thế, chị không gửi được gì về nhà. Quê nội ở Quảng Ninh thì không nằm trong vùng dịch chính nên mọi sinh hoạt vẫn như ngày thường, chỉ là hạn chế đi lại. 

“Ông bà nội ngoại đều gọi điện bảo năm nay dịch nên nhà ai ở quê cũng ăn Tết đơn giản và tiết kiệm nhất. Các con cháu ai ở đâu cứ ở đó ăn Tết, không về quê nữa. Giờ mình gửi về nội, ngoại mỗi nhà 1,5 triệu đồng để mừng tuổi bố mẹ và các cháu. Ra Tết vợ chồng chị sẽ về quê biếu bố mẹ sau”.

Năm nay dịch Covid-19 chưa biết kéo dài bao lâu nên ngay từ đầu năm, chị đã phải lên kế hoạch thắt chặt chi tiêu đề phòng cả năm bệnh dịch, ít việc giảm lương còn sẵn có khoản chi tiêu. "Để an toàn, mọi người hạn chế đến nhà nhau chúc Tết nên cũng đỡ khoản lì xì và mua quần áo mới. Khoản này mọi năm chị cũng tốn cả chục triệu đồng. Lại cắt giảm thêm khoản tiền đi lại giữa hai quê, tiền mua quà cáp nữa,... ”, chị chia sẻ.

Một cái Tết tiết kiệm đúng nghĩa nhưng nghĩ lại 1 năm đã qua khó khăn kéo dài, nghĩ về năm tới còn nhiều biến động... chị thấy xót xa và dặn lòng mình phải vững vàng, tiết kiệm và cố gắng hơn trong năm mới.

Thảo Nguyên

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
31 phút trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
2 giờ trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
3 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
3 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
4 giờ trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Thịt bò

BEEF

1.073.936.634 VNĐ / tấn

259.95 BRL / kg

1.03 %

+ 2.65

Thịt gà

CHICKEN

30.984.900 VNĐ / tấn

7.50 BRL / kg

0.00 %

- 0.00

» Xem tất cả giá Thực phẩm

Tin cùng chuyên mục

Mặt hàng Việt Nam được hơn 140 quốc gia ưa chuộng vừa đón nhận tin vui nhất trong vòng 20 năm qua
1 ngày trước
8 tháng đầu năm, xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam đạt gần 1,3 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hà Nội: Bánh trung thu đại hạ giá vẫn ế
1 ngày trước
Tết Trung thu năm nay sức mua không cao, hàng ế ẩm. Sau rằm, nhiều quầy bánh trung tại Hà Nội phải giảm giá mạnh tay để kích cầu, giảm tồn kho.
Hậu bão Yagi, hàng hóa thiết yếu giá ‘loạn cào cào’, bà nội trợ xót xa
1 ngày trước
Các loại rau xanh liên tục tăng giá trong nhiều ngày, mỗi khu chợ có nhiều giá khác nhau và đều cao ngất khiến nhiều bà nội trợ xót xa.
Bánh Trung hạ giá “sập sàn” vẫn ế ẩm
2 ngày trước
Tết Trung thu năm nay, nhiều gian hàng bánh Trung thu các loại vắng khách qua lại so với mọi năm. Dù được bày bán sớm và tung ra nhiều ưu đãi nhưng càng gần Tết Trung thu, số lượng bánh tồn kho khiến nhiều người kinh doanh buồn rầu.