Những diễn biến phức tạp của dịch viêm phổi cấp do virus Corona đã khiến hàng loạt chợ và cửa khẩu thông thương sang Trung Quốc đang thông báo dời thời gian mở cửa, các đối tác Trung Quốc thu mua thanh long không nhận hàng, đã làm tồn động thanh long trong kho… Phần lớn các cơ sở thu gom, kho thanh long trên địa bàn tỉnh không thu mua thanh long hoặc thu mua với giá thấp. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của bà con nông dân.
Hiện tại thanh long đang vào vụ thu hái nhưng tình hình tiêu thụ đang gặp nhiều khó khăn. Sản lượng thanh long tồn chưa tiêu thụ được từ cuối tháng 1/2020 đến nay khoảng 30.000 tấn. Chưa kể đến 59.580 tấn được thu hoạch trong tháng 2/2020 và 31.750 tấn được thu hoạch trong tháng 3/2020.
Xem thêm các thông tin về Cẩm nang phòng chống dịch nCoV tại đây.
Thay đổi hoàn toàn kế hoạch kinh doanh 2020, đối mặt khó khăn về tiêu thị, nhân công, kho bãi...
Trước bối cảnh khó khăn chung của dịch bệnh, Lavifood đã và đang mở rộng thu mua và chết biến thanh long với thành những sản phẩm đa dạng, chất lượng như nước ép, sấy khô, sấy dẻo, đông lạnh...
Đáng chú ý, Lavifood buộc phải thay đổi hoàn toàn kế hoạch kinh doanh của năm 2020, vốn đã được hoạch định từ trước. "Chúng tôi phải đổi mặt với rất nhiều thách thức, từ nguồn vốn đến nhân công, tiêu thụ, thị trường, kho bãi…. Và chúng tôi rất cần sự hỗ trợ, đồng hành của các nguồn lực khác trong xã hội để chung tay phát triển nông nghiệp bền vững", ông Đặng Ngọc Cẩn – Tổng Giám đốc Lavifood cho hay.
Khó khăn thì luôn có, nhưng với doanh nghiệp quy mô lớn sẽ thích nghi nhanh hơn, trong khi Lavifood chưa có kinh nghiệm dự trữ. Là doanh nghiệp chuyên chế biến rau củ quả xuất khẩu đi các thị trường khó tính như Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Châu Âu… nên Lavifood đã và đang đầu tư xây dựng những nhà máy công suất lớn. Hiện tại, Công ty có 2 nhà máy đã đi vào hoạt động là nhà máy Lavifood (Long An), mỗi năm có thể cung ứng hơn 10.000 tấn thành phẩm ra thị trường và nhà máy Tanifood (Tây Ninh) với công suất lên đến 60.000 tấn thành phẩm/năm.
Song, nếu hoạt động hết công suất, nhà máy cũng chỉ có thể xử lý hơn 500 tấn nguyên liệu mỗi ngày, so với sản lượng toàn tỉnh Long An thì con số trên còn khá khiêm tốn. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, công suất tiêu thụ tối đa của Lavifood theo đại diện ở mức 10.000 - 15.000 tấn/2 tháng. Và như vậy, muốn câu chuyện giải cứu không lặp đi lặp lại phải có chính sách thoáng tín dụng, thuế, đầu ra…, ông Cẩn nhấn mạnh.
Nếu dịch virus Corona kéo dài, thậm chí dùng cả thanh long loại 1,2 để chế biến
Được biết, Lavifood đang thu mua hơn một ngàn mấy trăm tấn thanh long, trong đó loại 1-2 sẽ được xuất khẩu tươi sang thị trường nước ngoài; loại 3-4-5 còn lại đưa vào chế biến. Nói về đường xuất khẩu tươi ghi nhận đến 90% thanh long xuất qua Trung Quốc, và nếu có sự cố sẽ xảy ra hiện tượng ứ đọng.
Còn với các thị trường khác như châu Âu, các đơn vị mua thanh long tươi phải đi kèm điều kiện đạt Global Gap, nhưng, hiện nay khoảng cách giữa người trồng và người thu mua theo tiêu chuẩn Global Gap vẫn còn xa. Do đó, để có thể đẩy mạnh sang các thị trường khó tính này, Lavifood khẳng định cần thêm thời gian, đến nay Công ty đã bắt tay áp dụng tiêu chuẩn Global Gap cho vùng trồng mới ngay tư đầu để thực hiện mục tiêu mở rộng xuất khẩu.
Doanh nghiệp cũng đang tích cực chuyển sang các sản phẩm giá trị gia tăng, như dòng sản phẩm nước thanh long tươi 100% tự nhiên sắp được tung ra thị trường. Sản phẩm này theo kế hoạch sẽ tiêu thụ nội địa (vì sức mua đang khá tốt), đồng thời xuất bán sang nước ngoài thông qua kênh B2B. Thậm chí, nếu diễn biến dịch virus Corona tiếp tục phức tạp, Công ty sẽ phải sử dụng cả thanh long loại 1-2 (thường được chọn để xuất tươi) vào chế biến.
Bên trong nhà máy chế biến thanh long tại Long An.
Tựu chung, vị này nhấn mạnh cần có chính sách hỗ trợ các nhà máy chế biến sẽ giải quyết được tình trạng lặp đi lặp lại của công cuộc giải cứu nông sản hàng năm. "Nếu chính sách mở, vốn tín dụng nhiều hơn, đầu tư tốt hơn… tổng tỷ trọng xuất tươi sẽ giảm còn 50-60% và theo đó nông sản, người nông dân sẽ không còn chịu tổn thương nhiều trước biến động của thị trường", đại diện Lavifood nói.
Tuy nhiên, trong nguy vẫn có cơ, tức kết quả sau cùng Công ty nhận lại khi đồng hàng với người nông dân trong khó khăn là được người nông dân ủng hộ trở lại. Điều này vô hình chung có thể giúp giải quyết được khó khăn trong đàm phán hiện nay: "Thuyền lên nước lên, nếu giá thị trường cao thì phần dôi ra hai bên sẽ chia đôi lợi nhuận, ngược lại giá xuống thấp sẽ cùng chia đôi lỗ".
Hàng loạt các doanh nghiệp chung tay phòng chống dịch và bảo vệ nhân viên, khách hàng, bạn có thể theo dõi trên mục Doanh nghiệp hành động trong chiến dịch Lá chắn virus Corona trên mạng xã hội Lotus tại đây