TGĐ VinBrain Trương Quốc Hùng: Đầu tư tốt cho AI, Việt Nam có tiềm năng cạnh tranh với Singapore

22/07/2020 07:47
Mới đây, Trương Quốc Hùng, Tổng giám đốc VinBrain đã có buổi trao đổi về chủ đề: Ứng dụng AI vào chuyển đổi số Việt Nam. Trước đó, ông Hùng đã có 25 năm kinh nghiệm làm việc và nắm giữ các vị trí cấp cao tại những tập đoàn công nghệ và start-up hàng đầu ở Hoa Kỳ và Canada như Microsoft, Honeywell, IntelliCommunities...

Trong buổi trò chuyện, Tổng giám đốc VinBrain đã chia sẻ về dự án AI (trí tuệ nhân tạo) mang tên DoctorAid (Trợ lý bác sĩ) và những triển vọng của Việt Nam trong việc áp dụng công nghệ này.

Khi được hỏi về cách làm thể nào để AI có thể thương mại hoá trên thị trường Việt Nam, ông Hùng giải thích: "Tôi nghĩ rằng cách để thương mại hoá AI ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung, đó là bằng mô hình dịch vụ. Ví dụ như việc đưa AI vào làm trợ lý, điều này sẽ vừa tiết kiệm thời gian cho các bác sĩ, vừa tăng độ chính xác. Một cách khác đó là chúng ta có thể thương mại hoá với các dữ liệu bằng việc tận dụng điện toán đám mây, từ đó mọi người có thể truy cập vào những thông tin, chẳng hạn như thông tin bệnh án của mình một cách dễ dàng".

TGĐ VinBrain Trương Quốc Hùng: Đầu tư tốt cho AI, Việt Nam có tiềm năng cạnh tranh với Singapore - Ảnh 1.

Tổng giám đốc VinBrain Trương Quốc Hùng

Ông Hùng cho rằng thị trường Việt Nam vẫn gặp thách thức lớn trong việc thương mại hoá trí tuệ nhân tạo AI. Để có thể thương mại hoá trên thị trường, ông khẳng định cần phải tận dụng hết nguồn lực và đầu tư vào AI, tối ưu hoá thông qua việc vận dụng các điện toán đám mây, và cần thêm những chuyên gia giỏi về lĩnh vực này.

Theo ông Hùng, nếu đạt được những điều kiện như vậy, chúng ta sẽ sớm có thể cạnh tranh với các nước như Singapore. Ông hy vọng rằng Việt Nam có thể phát triển sang các thị trường rộng hơn. Điều may mắn là với điện toán đám mây, mọi người có thể truy cập được từ bất cứ nơi nào trên thế giới.

TGĐ VinBrain Trương Quốc Hùng: Đầu tư tốt cho AI, Việt Nam có tiềm năng cạnh tranh với Singapore - Ảnh 2.

Khi được hỏi về các quy trình đi từ nghiên cứu và phát triển (R&D) đến các sản phẩm và dịch vụ của Vinbrain, Tổng giám đốc chỉ ra rằng điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Hơn nữa, nó cũng phụ thuộc vào cách thực hiện ý tưởng và đem vào sản xuất. Sau khi phát triển ý tưởng, bước tiếp theo đó là phân tích cơ hội, phân tích thị trường, xem xét xem những ý tưởng này có khả thi hay không, chi phí và lợi ích nó mang lại là bao nhiêu. Thêm vào đó, ngoài các số liệu trên, ông Hùng cho biết còn cần phải xem xét về tác động tới thị trường, tới con người.

Ông nói: "Tôi nghĩ rằng khi điều hành một công ty, bạn cần phải chắc chắn về đối tác của mình, đồng thời cần phải tiếp cận thị trường và đảm bảo phát triển bền vững. Bạn phải xem xét tất cả các yếu tố trên để đưa ra một ý tưởng có khả thi hay không".

Xét về mặt số liệu, ông đề cập rằng nếu có 10 ý tưởng thuộc về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ, sẽ có từ 1 đến 2 ý tưởng khả thi, có thể đem vào thực tiễn. Bởi vì y tế là một lĩnh vực phức tạp, đòi hỏi nhiều yếu tố.

Ông giải thích: "Thêm nữa, nếu kết hợp AI với y học, chúng ta cần những bác sĩ có kinh nghiệm. Một điều may mắn là ở VinBrain, chúng tôi có hợp tác với Standford và có cơ hội được làm việc với các bác sĩ đến từ Hoa Kỳ. Một điều quan trọng nữa đó là khi làm việc, chúng tôi cần phải đảm bảo rằng các bác sĩ phải có chung một quan điểm. Vì vậy, đây không phải là một vấn đề đơn giản, đặc biệt là khi ứng dụng AI trong y học".

Khi bàn về việc các quy trình trên đã thay đổi thế nào ở giai đoạn trước đại dịch và sau đại dịch, ông Hùng cho biết đại dịch đã có tác động rất lớn đến các chương trình trực tuyến, bao gồm từ giáo dục đến y học. Thế giới đã có nhiều phát minh hơn, nhiều phần mềm được sử dụng hỗ trợ trực tuyến hơn so với kết nối trực tiếp giữa mọi người.

Tổng giám đốc VinBrain nói: "Một điều may mắn ở VinBrain đó là chúng tôi đã sao lưu dữ liệu trên đám mây. Điều này giúp chúng tôi lưu các dữ liệu của bệnh nhân và có thể hỗ trợ họ trực tuyến trong giai đoạn đại dịch".

Áp dụng AI trong lĩnh vực khác

Ông chia sẻ ngoài lĩnh vực y học, xử lý ngôn ngữ tự nhiên (natural language processing) cũng là một lĩnh vực có tiềm năng áp dụng AI tại Việt Nam. Trước khi trở về Việt Nam, Tổng giám đốc Trương Quốc Hùng đã có kinh nghiệm 12 năm làm việc cho Microsoft (2007 – 2019). Trước đó, ông Hùng là người đã tạo ra Smart Reply, một tính năng trong tin nhắn. Ví dụ khi bạn nhận được một tin nhắn ai đó rủ đi chơi, bạn sẽ nhận được những gợi ý dựa trên nội dung câu hỏi, như: "đồng ý", "chắc chắn", "không, tôi đang bận", hoặc là "ở đâu". Tính năng này đã được triển khai và được dùng bởi hơn 300 triệu người trên thế giới và ông cho biết: "Thực sự rất vinh hạnh khi đó là sản phẩm của tôi".

Ông khẳng định, dù AI có được phát triển đến đâu, công nghệ này cũng sẽ không bao giờ trở nên hoàn hảo. Ông giải thích đó là lý do tại sao đầu tư của VinBrain là đầu tư dài hạn. Ông nói: "Nếu bạn hỏi tôi về thời gian, tôi sẽ không có câu trả lời chính xác vì không có một mốc thời gian nào cả. Cá nhân tôi tin rằng AI sẽ không thể nào thay thế được bác sĩ".

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
4 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
2 giờ trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
2 giờ trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
27 phút trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
40 phút trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Vàng mã, túi nylon sẽ phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt?
2 giờ trước
Theo Đại biểu Quốc hội, hành vi đốt mã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và gây lãng phí lớn vì vậy cần tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng này.
iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
3 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
3 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Người hút xì gà sẽ phải trả thuế tối đa 100.000 đồng/điếu
18 giờ trước
Tại dự thảo sửa đổi Thuế tiêu thụ đặc biệt vừa được Chính phủ trình Quốc hội xem xét, lấy ý kiến trước khi thông qua, cơ quan soạn thảo đề xuất đánh thuế tuyệt đối ở mức rất cao đối với xì gà.