Thách thức lớn cho tăng trưởng kinh tế 2021 do dịch Covid-19 bùng phát

31/07/2021 10:52
Đợt dịch Covid-19 bùng phát ở TP.HCM và nhiều tỉnh phía Nam đang tàn phá “sức khỏe” doanh nghiệp và cản bước phục hồi của nền kinh tế. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,5% mà Chính phủ đặt ra trước đó chưa bao giờ khó khăn và đầy thách thức như lúc này.

Lo ngại về mục tiêu tăng trưởng

Theo PGS. TS. Tô Trung Thành, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, GDP 6 tháng đầu năm 2021 đã hồi phục ở mức độ nhất định với mức tăng 5,64%, cao hơn nhiều so với mức tăng 1,82% của cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 mới bùng phát trở lại trên một số địa phương trọng điểm và nằm trong chuỗi sản xuất toàn cầu của Việt Nam như Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Nội... và mới đây nhất là đầu tầu kinh tế TP.HCM và một số tỉnh phía Nam đã đặt ra những thách thức rất lớn đến nền kinh tế trong 6 tháng cuối năm.

“Gần như chắc chắn mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,5% của Chính phủ đề ra từ đầu năm là không thể đạt được”, PGS. TS. Tô Trung Thành nhận định.

Ông Thành cho rằng, đại dịch Covid-19 với chủng mới Delta có tốc độ lây nhiễm mạnh có thể khiến con đường hồi phục tại các quốc gia như Mỹ, EU, Trung Quốc… bị đe dọa; theo đó, sẽ ảnh hưởng đến thương mại và đầu tư tại Việt Nam. Bên cạnh đó, xu hướng tăng giá hàng hóa cơ bản và giá xăng dầu... vẫn đang tiếp diễn do Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh duy trì mức sản lượng dầu thấp hơn nhu cầu sử dụng của thế giới. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến chi phí sản xuất trong nước.

Về phía cầu, do đại dịch bùng phát và thực hiện giãn cách xã hội trên diện rộng ở rất nhiều địa phương trên cả nước, khiến thu nhập cũng như nhu cầu tiêu dùng giảm sút mạnh. Trong khi đó, một điểm nhấn quan trọng cho hỗ trợ tăng trưởng cho năm 2020 là đầu tư công thì lại chưa có đột phá. Trong vốn đầu tư của khu vực Nhà nước, vốn từ ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2021 chỉ bằng 36,8% kế hoạch, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm trước (so với mức tăng 20,5% của năm 2020).

Về phía cung, sản xuất của các ngành quan trọng như vận tải - kho bãi, du lịch, giáo dục đào tạo, công nghiệp chế biến chế tạo… tiếp tục bị ảnh hưởng mạnh do nhu cầu giảm mạnh, chi phí sản xuất gia tăng và sự gián đoạn/đứt gẫy chuỗi cung ứng. Chỉ số PMI sụt giảm mạnh từ 53,1 điểm tháng 5/2021 xuống còn 44,1 điểm tháng 6/2021 đã dự báo trước những khó khăn sắp tới của khu vực sản xuất.

“Khả năng ứng phó đối với đại dịch của các doanh nghiệp cũng đang giảm dần khi đại dịch kéo dài quá lâu, bào mòn sức chịu đựng của doanh nghiệp. Không chỉ những các doanh nghiệp nhỏ và vừa, mà các doanh nghiệp có quy mô lớn cũng đã bắt đầu gặp khó khi đại dịch kéo dài và khó đoán định. Theo đó, các doanh nghiệp không những gặp khó khăn quá lớn từ phía tổng cầu suy giảm, mà còn từ những bất lợi gia tăng từ phía đầu vào như giá năng lượng, giá thuê đất, giá cả sản xuất tăng nhanh”, PGS. TS. Tô Trung Thành chỉ rõ.

Bên cạnh đó, ông Thành cho rằng, những biện pháp phòng chống dịch bệnh cực đoan và thiếu nhất quán giữa các địa phương cũng đang ảnh hưởng lớn đến chi phí vận chuyển, logistics cũng như có khả năng làm đứt gẫy chuỗi cung ứng cho các doanh nghiệp... Rủi ro bất ổn vĩ mô sẽ gia tăng hơn. Lạm phát có thể bị ảnh hưởng do yếu tố chi phí đẩy. Việc cắt giảm lãi suất và nới lỏng tiền tệ có tác động còn hạn chế, khả năng hấp thụ vốn vay của nền kinh tế còn yếu, một phần dòng vốn đã và đang chuyển sang trú ẩn ở trái phiếu chính phủ và hướng đến thị trường tài sản như thị trường chứng khoán, bất động sản…

“Dư địa chính sách tài khóa thì hạn hẹp hơn, nếu đại dịch còn kéo dài, thu ngân sách trở nên khó khăn hơn do nền kinh tế rơi vào vòng xoáy suy giảm và thị trường tài sản điều chỉnh mạnh. Việc nới lỏng hơn nữa chính sách tiền tệ để hỗ trợ kinh tế lại có thể làm gia tăng bất ổn vĩ mô. Các chính sách ứng phó với đại dịch về cơ bản được thiết kế nhanh nhưng quá trình thực thi còn chậm và chưa thực sự hiệu quả”, PGS. TS. Tô Trung Thành lo ngại.

Giải pháp chính sách cần ứng xử phù hợp, linh hoạt

Theo nhận định của TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế, tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm 2021 sẽ chịu tác động tiêu cực bởi diễn biến phức tạp của dịch bệnh, trong khi đó, chiến lược phòng chống dịch của nước ta còn lúng túng, chiến lược tiêm phòng vaccine còn chậm so với nhiều nước.

Để đạt được mức tăng trưởng kinh tế cao nhất, TS. Cấn Văn Lực cho rằng, cần kiên định mục tiêu kép và có giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Giải pháp chính sách cần ứng xử phù hợp, linh hoạt.


“Kiên định mục tiêu tăng trưởng kép nhưng tùy từng địa phương, tùy từng thời điểm hoàn cảnh cụ thể thì cần ưu tiên mục tiêu nào hơn để có giải pháp phù hợp, tránh tập trung chống dịch thái quá thì sẽ rất căng như TP.HCM hiện nay", TS. Cấn Văn Lực nêu quan điểm.

Đặc biệt, cần có các giải pháp thiết thực vực dậy “sức khỏe” của các khu vực doanh nghiệp, bởi đây là động lực tăng trưởng thiết yếu của nền kinh tế. Theo khuyến nghị của ông Lực, cần tiếp tục đẩy nhanh hơn nữa gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng, bên cạnh đó, cần có gói hỗ trợ mạnh cho DN nhỏ, gói hỗ trợ lãi suất có trọng tâm trọng điểm cho một số lĩnh vực ngành nghề, địa phương khoảng 50.000 – 60.000 tỷ đồng, lãi suất cho DN vay khoảng 3-4%, hỗ trợ trong vòng 1 năm.

“Cần tìm kiếm các động lực tăng trưởng bổ sung thay thế, tận dụng đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường sớm hồi phục, đẩy nhanh giải ngân đầu tư công nhằm tạo tác động lan tỏa tới các lĩnh vực, đồng thời tăng cường phát triển kinh tế số, thúc đẩy hơn nữa cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh… để tạo nền tảng thuận lợi cho doanh nghiệp có thể sớm phục hồi khi dịch được kiểm soát”, TS. Cấn Văn Lực khuyến nghị./.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
2 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
2 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
48 phút trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
13 phút trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
5 phút trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Dầu thô Brent

BRENT CRUDE

1.904.813 VNĐ / thùng

74.94 USD / bbl

0.96 %

+ 0.71

Dầu thô WTI

WTI CRUDE OIL

1.803.880 VNĐ / thùng

70.97 USD / bbl

1.24 %

+ 0.87

Khí tự nhiên US

NATURAL GAS US

2.152.502 VNĐ / m3

3.13 USD / mmbtu

6.40 %

- 0.21

Than đá

COAL

3.596.576 VNĐ / tấn

141.50 USD / mt

0.00 %

- 0.00

» Xem tất cả giá Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp muốn tự quyết giá xăng dầu hoàn toàn, Bộ Công Thương nói gì?
12 giờ trước
Nếu Nhà nước không có công cụ kiểm soát giá xăng dầu, có thể gây thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung và hiện tượng thiếu hàng, sốt giá ở vùng sâu, vùng xa
Trừng phạt của phương Tây "như muối bỏ bể", doanh thu từ dầu khí của Nga vẫn tăng đều, dầu Moscow "biến hình" không ngừng chảy vào châu Âu
15 giờ trước
Nga đã tận dụng 3 "lỗ hổng" khiến những lệnh trừng phạt của phương Tây trở nên thất bại.
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Đột ngột bật tăng phiên cuối tuần
17 giờ trước
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Giá dầu thô thế giới đột ngột bật tăng trong phiên cuối tuần. Giá dầu WTI và Brent tăng từ 1,3 USD đến 1,4 USD/thùng so với ngày hôm qua 21/11.
GS thắng giải 3 triệu USD của tỷ phú Phạm Nhật Vượng “hiến kế” cho lĩnh vực Việt Nam đứng thứ 3 thế giới
17 giờ trước
Lĩnh vực này có thể mang về nhiều tỷ USD cho Việt Nam.