Thái Lan trở thành "công xưởng ôtô" của châu Á như thế nào?

11/07/2018 22:19
Thái Lan hiện là nhà sản xuất ôtô lớn thứ 12 thế giới và lớn nhất tại Đông Nam Á...

Trong nhiều thập kỷ qua, Thái Lan trở thành một trong những trung tâm sản xuất ôtô với biệt danh "Detroit của châu Á" (Bang Detroit, Mỹ là kinh đô sản xuất ôtô của thế giới). Hiện Thái Lan là nhà sản xuất ôtô lớn thứ 12 thế giới và lớn nhất tại Đông Nam Á, CNN cho biết.

Gã khổng lồ trong ngành sản xuất ôtô

Các nhà sản xuất ôtô của Nhật như Toyota và Mitsubishi đã bắt đầu hoạt động tại Thái Lan từ những năm 1960, theo sau đó là GM, Ford, Mercedes và BMW. Một đại diện của GM cho biết nhà máy của hãng tại Thái Lan là trung tâm sản xuất lớn ở khu vực châu Á Thái Bình Dương và châu Phi, xuất khẩu ôtô đi 15 thị trường trên thế giới.

Trong 3 thập kỷ qua, Thái Lan áp thuế nhập khẩu 80% lên ôtô và 60% lên xe máy để giữ các nhà máy sản xuất ở lại trong nước. Chính phủ nước này cũng cấp quyền sở hữu đất cho các nhà đầu tư nước ngoài và có quy trình cấp visa nhanh gọn cho các nhà đầu tư thuộc lĩnh vực này.

Đồng thời, chính phủ Thái Lan cũng có nhiều chính sách thuế ưu đãi cho nhà đầu tư nước ngoài. Các công ty đặt chi nhánh tại nước này được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp tới 8 năm. Tại một số nơi ở như trung tâm sản xuất ôtô Rayong - nơi GM và Ford đặt nhà máy, Thái Lan thậm chí giảm thuế thu nhập doanh nghiệp tới 50%.

Thái Lan cũng phân bổ các bến cảng và sân bay ở vị trí thuận tiện với hoạt động xuất khẩu. Không giống tại Indonesia và các thị trường cạnh tranh khác, nước này sản xuất hầu hết phụ tùng ôtô ở trong nước - với khoảng 1.500 nhà cung cấp, vì vậy không cần nhập khẩu.

Ngoài ra, hiệp định thương mại tự do với 9 quốc gia thuộc ASEAN cũng mang lại lợi thế cho Thái Lan. Theo đó, các nhà sản xuất ôtô tại nước này được hưởng thuế suất 0% hoặc giảm đáng kể khi xuất khẩu trong khu vực ASEAN.

Một lợi thế lớn khác của Thái Lan là có chi phí lao động rẻ hơn so với các quốc gia phát triển và Trung Quốc, dù không rẻ bằng những quốc gia Đông Nam Á xung quanh. Tuy nhiên, lực lượng lao động của nước này được đánh giá là có kỹ năng và kinh nghiệm.

"Điều này giúp Thái Lan thu hút đầu tư trong bối cảnh cạnh tranh với một số thị trường như Việt Nam hoặc Indonesia - những nơi cũng có chi phí lao động thấp", Maxfield Brown, một giám đốc tại Dezan Shira & Associates, nhận xét.

Tăng trưởng bùng nổ

Năm 2002, Viện Ôtô Thái Lan công bố kế hoạch 6 năm nhằm biến Thái Lan trở thành "Detroit của châu Á". Từ năm 2000 đến 2017, sản lượng ôtô của Thái Lan tăng trưởng 383%.

Dù xuất khẩu chiếm tới gần 60% sản lượng ôtô của nước này, thị trường nội địa Thái Lan cũng đang có những dấu hiệu tăng trưởng mạnh, một phần nhờ tầng lớp trung lưu đang lên của nước này.

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), tầng lớp trung lưu của Đông Nam Á được dự báo sẽ tăng gấp đôi lên 400 triệu người vào năm 2020. Điều này đồng nghĩa với cơ hội lớn cho các nhà sản xuất ôtô tại Thái Lan.

Nước này cũng vượt trội trong mảng sản xuất ôtô thương mại, đặc biệt là dòng xe bán tải 1 tấn như Chevrolet Colorado và Ford Ranger. Nước này hiện là nhà sản xuất xe bán tải lớn thứ 2 thế giới, sau Mỹ. Hầu hết khu vực tại Thái Lan là nông thôn và xe bán tải trở thành dòng xe kinh tế cho những gia đình đông, trẻ em thường ngồi ở phần thùng phía sau xe.

Năm 2017, Thái Lan sản xuất 1,2 triệu xe thương mại. Trong khi đó, quốc gia sản xuất đang lên Indonesia chỉ xuất xưởng 234.000 xe thương mại.

Trong 5 tháng đầu năm 2018, tổng doanh số ôtô tại Thái Lan tăng trưởng 18%. Đại diện của Mercedes-Benz, công ty chỉ sản xuất ôtô chở khách ở Thái Lan, cho biết vừa trải qua năm 2017 có doanh số lớn nhất trong lịch sử với 14.000 chiếc bán ra.

Để đảm bảo tiếp tục tăng trưởng trong tương lai, chính phủ Thái Lan muốn thúc đẩy sản xuất ôtô điện và thân thiện với môi trường tại nước này. Đây là một phần của dự án mới 45 tỷ USD có tên Hành Lang Kinh tế phía Đông được thông qua vào tháng 2/2018.

Kế hoạch này bao gồm nhiều sáng kiến phát triển và thương mại nhằm thúc đẩy hơn nữa những trung tâm công nghiệp ở Rayong và các tỉnh lân cận. Thái Lan sẽ tiếp tục giảm thuế và quy trình visa nhanh cho các nhà đầu tư cũng như cho phép họ thuê đất tới 99 năm.

Ủy ban đầu tư Thái Lan dự báo nước này sẽ xuất xưởng 3 triệu ôtô vào năm 2020, theo đó trở thành quốc gia sản xuất ôtô lớn thứ 8 toàn cầu.

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
2 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
13 phút trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
37 phút trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
10 phút trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
57 phút trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Vàng mã, túi nylon sẽ phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt?
4 giờ trước
Theo Đại biểu Quốc hội, hành vi đốt mã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và gây lãng phí lớn vì vậy cần tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng này.
iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
4 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
5 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Người hút xì gà sẽ phải trả thuế tối đa 100.000 đồng/điếu
20 giờ trước
Tại dự thảo sửa đổi Thuế tiêu thụ đặc biệt vừa được Chính phủ trình Quốc hội xem xét, lấy ý kiến trước khi thông qua, cơ quan soạn thảo đề xuất đánh thuế tuyệt đối ở mức rất cao đối với xì gà.