Thảm cảnh của ngành hàng không mùa dịch: Khách hàng bỏ tiền mua vé thương gia, dịch vụ không khác gì ghế hạng phổ thông!

14/09/2020 14:58
Giờ đây, những gì còn lại trên khoang thương gia chỉ là sự tiện dụng, nỗ lực giữ vệ sinh và không có gì khác biệt so với hạng ghế phổ thông, chỉ có 1 điểm khác biệt là chỗ để chân rộng rãi hơn.

Hãy quên đi những bản nhạc du dương, rượu cao cấp được phục vụ khi máy bay đã cất cánh hay những món tráng miệng hấp dẫn sau bữa ăn tối, bởi các chuyến bay hạng thương gia không còn như trước đây. Nỗ lực nhằm giảm thiểu sự tương tác giữa người với người và nguy cơ lây nhiễm Covid-19 đang ảnh hưởng nặng nề đến những chỗ ngồi đắt tiền nhất trên máy bay thương mại.

Đã không còn những bữa tiệc hạng sang và dịch vụ chu đáo – từng là điểm nhấn của những hàng bay 5 sao như Singapore Airlines và Cathay Pacific. Giờ đây, những gì còn lại trên khoang thương gia chỉ là sự tiện dụng, nỗ lực giữ vệ sinh và không có gì khác biệt so với hạng ghế phổ thông, chỉ có 1 điểm khác biệt là chỗ để chân rộng rãi hơn.

Ngoài ra, sự hạn chế là một vấn đề khác gây đau đầu đối với một ngành đang chật vật với tình trạng nhu cầu di chuyển trên toàn cầu sụt giảm mạnh và sau nhiều năm cạnh tranh để có lợi thế trong dịch vụ cao cấp giữa các hãng bay. Hiện tại, việc phân biệt các hãng hàng không trở nên khó khăn hơn, do đó việc thu hút được những khách hàng sẵn sàng trả mức giá cao nhất cũng chật vật hơn và họ có nguy cơ phải sử dụng dịch vụ tầm trung.

Sandra Lim – khách hàng sử dụng dịch vụ thương gia bay từ Singapore đến Los Angeles của Singapore Airlines vào cuối tháng trước, cho biết: "Không có ai giúp bạn mang túi, cũng không có ai dẫn bạn đến chỗ ngồi, chắc chắn là không có rượu được phục vụ trên chuyến bay. Có vẻ như hạng thương gia giờ đây chỉ giống như hạng phổ thông."

Lim chia sẻ, đoàn bay đeo khẩu trang và kính che mắt, họ tránh tiếp xúc nhất có thể. Dù hành khách có thể gọi đồ uống, nhưng lại không được miễn phí và không có thực đơn. Phần ăn được xếp trên 1 khay giống như chỗ ngồi hạng phổ thông, chứ không phải theo từng món riêng. Chị nói thêm: "Khi không sử dụng đồ ăn và dịch vụ đó, mọi thứ chỉ là việc vận chuyển khách từ điểm A đến điểm B."

Hiện tại, một số chuyến bay nước ngoài đã được nối lại nhưng lưu lượng hành khách trên thế giới hầu như không tăng trở lại. Theo IATA, nhu cầu của hành khách quốc tế đã giảm 92% trong tháng 7 và các chuyến được khai thác chỉ có một nửa chỗ ngồi được lấp đầy.

Thảm cảnh của ngành hàng không mùa dịch: Khách hàng bỏ tiền mua vé thương gia, dịch vụ không khác gì ghế hạng phổ thông! - Ảnh 1.

Nhu cầu hành khách thế giới sụt giảm mạnh trong tháng 7 vừa qua.

Vẫn chưa rõ thị trường cao cấp – IATA cho biết đã tạo ra 30% doanh thu quốc tế của các hãng hàng không trong năm 2019, có thể hồi phục ở mức độ nào. Nhiều hãng bay thậm chí không thể khai thác dịch vụ khi hành khách thường xuyên đi công tác hiện đã quen với những cuộc họp trực tuyến hơn, trong bối cảnh suy thoái toàn cầu ảnh hưởng đến ngân sách của công ty.

Volodymyr Bilotkach – giảng viên ngành quản lý vận tải hàng không tại Học viện Công nghệ Singapore, cho biết sự hấp dẫn của một chiếc ghế rộng rãi hơn, có chỗ để chân thoải mái hơn có thể giúp giữ chân khách hàng hạng thương gia. Tuy nhiên, ông không chắc rằng liệu hành khách có sẵn sàng chi tiền cho ghế thương gia mà không khác biệt nhiều so với hạng phổ thông cao cấp hay không.

Dẫu vậy, các hãng hàng không vẫn cần phải tiếp tục khai thác dịch vụ thương gia, hoặc loại bỏ nó. Theo Bilotkach, một ghế hạng thương gia cần phải tạo ra lợi nhuận ít nhất gấp 4 lần so với chỗ ngồi hạng phổ thông, để có thể duy trì vị trí của nó trên máy bay.

Jeremy Clark – điều hành công ty tư vấn các hãng hàng không JC Consulting, cho hay, một số hãng bay sẽ vĩnh viễn hạ cấp các dịch vụ tại khoang thương gia để tiết kiệm chi phí. Theo ông, điều này có nghĩa là các nhà cung cấp vốn phụ thuộc vào các hãng hàng không sẽ phải đóng cửa, khi các bữa ăn trong khoang thương gia, hạng nhất không còn được phục vụ.

Dù việc cắt giảm các dịch vụ và hạn chế tiếp xúc được các hãng hàng không thực hiện nghiêm ngặt, nhưng một số hành khách vẫn không thực sự yên tâm. Graziela Guludjian – người đã ở trên chuyến bay 12 tiếng rưỡi từ Barcelona đến Singapore tại khoang thương gia hồi tháng trước, cho biết chị cảm thấy các biện pháp này vẫn chưa đủ.

Tiếp viên của Singapore Airlines đã đưa cho chị một túi đựng gồm khẩu trang, nước rửa tay và khăn lau khử trung. Guludjian cho hay: "Tôi cảm thấy không thoải mái. Tôi không muốn đi máy bay nhưng không còn lựa chọn nào khác."

Tham khảo Bloomberg

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
46 phút trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
53 phút trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
29 phút trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
2 giờ trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
3 giờ trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
5 giờ trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
8 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.
Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
22 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
2 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.