Thảm cảnh đi mua nhà ở Mỹ: Chấp nhận sinh sống ở ngoại ô, công ty môi giới quay số để chọn khách hàng

01/06/2021 07:24
Mệt mỏi vì bị kìm hãm một thời gian dài, háo hức tận dụng lãi suất thấp và luôn sẵn sàng di chuyển từ đến nơi cách trung tâm thành phố từ 2 giờ lái xe trở lên, người mua nhà ở Mỹ đã thúc đẩy hoạt động xây nhà mới lên mức cao nhất kể từ năm 2006.

Jezreleen và Eric Namayan đã có một khoản tiền trả trước. Họ đủ điều kiện để có được một khoản thế chấp và sẵn sàng di chuyển gần 1 giờ lái xe về phía đông để mua nhà. Tuy nhiên, điều thực sự quan trọng ở đây là con số 32.

Nếu người phụ nữ môi giới bán nhà lấy quả bóng bingo có số 32 từ một trong số những chiếc xô đặt trên bàn, cặp đôi sẽ trả 662.000 USD cho một căn nhà 5 phòng ngủ ở River Islands (khu Central Valley – California). Nếu không, ngôi nhà sẽ "rơi" vào tay hàng chục người mua khác. Sau đó, họ sẽ phải mua một căn chung cư 2 phòng ngủ và vẫn phải chật vật để bước chân vào thị trường nhà ở đang tăng nóng hậu đại dịch.

Thảm cảnh đi mua nhà ở Mỹ: Đất ở ngoại ô cũng không đủ để bán, công ty môi giới quay số để chọn khách hàng - Ảnh 1.

Mệt mỏi vì bị kìm hãm một thời gian dài, háo hức tận dụng lãi suất thấp và luôn sẵn sàng di chuyển từ đến nơi cách trung tâm thành phố từ 2 giờ lái xe trở lên, người mua nhà ở Mỹ đã thúc đẩy hoạt động xây nhà mới lên mức cao nhất kể từ năm 2006. Đó là thời điểm bong bóng nhà ở giữa những năm 2000 bắt đầu "xì hơi" và khủng hoảng tài chính cùng Đại suy thoái sắp diễn ra.

Sau một thời gian dài chứng kiến doanh số sụt giảm mạnh kể từ khi quả bong bóng vỡ tung, các công ty xây dựng giờ đây lại đứng trước rủi ro mất khách hàng vì không thể cung cấp đủ nhà tồn kho. Theo Core Logic, giá nhà tại Mỹ đã tăng 11,3% trong năm qua, khiến nhiều người thậm chí không thể tiếp cận thị trường. Đồng thời, chi phí nhân công và nguyên liệu – đặc biệt là gỗ xẻ, đã và sẽ tiếp tục tăng rất mạnh.

Ngoài ra, địa điểm cũng là yếu tố đáng chú ý. Từ những ngọn núi ở trung tâm Pennsylvania, các khu rất nhỏ ở Houston, cho đến thung lũng San Joaquin của California, các nhà phát triển đang gấp rút xây nhà ở những khu vực mà người mua từng đánh giá là "vượt quá tiêu chuẩn giới hạn về tuyến đường đi làm."

Theo NYT, mỗi đợt bùng nổ bất động sản nhà ở đều xác định lại "biên giới" từ các thành phố. Những cánh đồng bên ngoài vùng ngoại ô cũ trở thành những khu "exurb" (xa trung tâm hơn vùng ngoại ô bình thường, dân cư thưa thớt và thường được giới nhà giàu ưa chuộng). Trong thập kỷ qua, khi mức lương cao tập trung ở 1 số thành phố lớn, người lao động với nhiều mức thu nhập khác đã dành ngày càng nhiều tiền để sinh sống trong những khu vực trung tâm và tiện lợi cho việc đi làm.

Ở các vùng ven đô thị và các thành phố nhỏ hơn, người mua có rất nhiều lựa chọn đối với những khu đất có giá phải chăng, nhưng các nhà xây dựng lại đang gặp khó khăn khi tìm kiếm khách hàng. Thị trường bất động sản nhà ở Mỹ chịu áp lực do yếu tố trái ngược: Những nơi người mua muốn sống lại là những nơi khó xây dựng đối với các nhà phát triển.

Giờ đây, sau 1 năm buộc phải ở nhà do đại dịch, sở thích sống ở gần nơi làm việc của người Mỹ đã dần thay đổi. Điều này đã thúc đẩy làn sóng xây nhà mới.

Thảm cảnh đi mua nhà ở Mỹ: Đất ở ngoại ô cũng không đủ để bán, công ty môi giới quay số để chọn khách hàng - Ảnh 2.

Trong năm qua, tỷ lệ xây dựng nhà mới ở các thành phố nhỏ và khu ngoại ô đã tăng 15% so với mức dưới 10% tại các thành phố lớn, theo dữ liệu từ Hiệp hội các Nhà xây dựng Quốc gia (NAHB). Người mua sẵn sàng đổ xô đến những vùng ngoại ô mới ở xa hơn – nơi các công ty xây dựng có thể đáp ứng nhu cầu. Theo đó, khu vực bùng nổ bất động sản nhà ở bên ngoài trung tâm các thành phố được "kéo dài" hơn.

Các công ty xây dựng Mỹ đang bắt đầu xây 1,1 triệu nhà biệt lập cho 1 gia đình trong năm nay, mức cao nhất kể từ năm 2006. Con số này vẫn thấp hơn nhiều so với mức cao nhất năm 2005 là 1,7 triệu nhà, nhưng vẫn gấp đôi mức dưới 500.000 sau đợt lao dốc của thị trường.

Sau khi số lượng nhà được xây quá lớn trong thời kỳ bong bóng, thị trường trải qua cuộc Đại suy thoái, điều này khiến các nhà phát triển đã trở nên thận trọng hơn. Tuy nhiên, sự sụt giảm cũng là hậu quả của tình trạng hoạt động xây nhà gặp khó khăn ở những thành phố có nhu cầu cao nhất. Theo ước tính của Freddie Mac, cuối năm 2020, Mỹ thiếu hụt nguồn cung tới 3,8 triệu nhà, phần lớn là những nhà phù hợp với người mua mới.

Trong khi đó, sự tăng trưởng ở khu vực ngoại ô lại đi kèm với những mối lo ngại về môi trường, bao gồm: chiếm dụng đất canh tác và duy trì lối sống phụ thuộc nhiều vào ô tô. Về lý thuyết, nếu nhiều làm việc ở nhà, thì lượng khí thải từ các phương tiện giao thông cũng giảm phần nào. Tuy nhiên, người dân càng sống ở xa trung tâm, thì họ càng phụ thuộc vào ô tô ngay cả trong những chuyến đi ngắn.

Tại Livermore – phía đông hạt Alameda, giá của một căn nhà cơ bản là gần 1 triệu USD. Trong khi đó, giá nhà ở những nơi ở gần đồi như Tracy, Manteca và Lathrop là khoảng 500.000-600.000 USD. Đương nhiên, người dân khi sống ở đây thường bị mất nước và phải di chuyển nhiều giờ.

Thảm cảnh đi mua nhà ở Mỹ: Đất ở ngoại ô cũng không đủ để bán, công ty môi giới quay số để chọn khách hàng - Ảnh 3.

Khi cơn sốt công viên giải trí bùng nổ vào những năm 1990, River Islands – khu vực gia đình Namayan đang đấu giá, đã trở thành một công đồng được quy hoạch với 11.000 căn nhà. River Islands Development – công ty phát triển đất đai và cơ sở hạ tầng cơ bản, sau đó đã bán nhiều lô đất cho các công ty xây dựng và chứng kiến thị trường sụp đổ ngay khi họ sẵn sàng bán.

Susan Dell’Osso – chủ tịch công ty, chia sẻ: "Chúng tôi nhận được một lời đề nghị và sau đó một người gọi lại nói ‘Tôi xin lỗi, việc này không thể thực hiện. Và mọi thứ cứ thế đi xuống trong 8 năm tiếp theo."

Khi công ty này bắt đầu bán các lô đất vào năm 2014, gần một nửa số người mua đều sống ở khu Central Valley. Căn nhà trung bình có giá khoảng 550.000 USD và họ đã bán được 300 lô mỗi năm. Năm ngoái, họ bán được 643 lô. Hiện tại, giá trung bình cho 1 căn nhà ở River Islands là 650.000 USD và khoảng ¾ người mua đến từ Bay Area.

Họ là những người như Jamie và Sebastian Dela Cruz – cặp vợ chồng mới cưới cách đây gần 1 năm. Cặp đôi đang trả 2.400 USD/tháng cho căn hộ 1 phòng ngủ ở Frenmont (California). Họ mong muốn không gian sống trở nên rộng rãi hơn, nhưng mức giá trung bình 1,3 triệu USD khiến mọi thứ thành phi thực tế. Do đó, họ quyết định ở lại Bay Area để thuận tiện đi làm.

Sau đó, Jamie bị sa thải vì ngành du lịch gặp khó khăn trong đại dịch và Sebastian bắt đầu làm việc tại nhà. Không phải di chuyển đến chỗ làm hàng ngày, họ sẵn sàng rời Bay Area để đến Central Valley. Vợ chồng Dela Cruzes chuyển đến ngôi nhà mới vào tháng 1, cùng thời điểm nhà Namayan tham dự sự kiện quay xổ số để có cơ hội sống ở khu vực này.

Thảm cảnh đi mua nhà ở Mỹ: Đất ở ngoại ô cũng không đủ để bán, công ty môi giới quay số để chọn khách hàng - Ảnh 4.

Quay trở lại với nhà Namayan, sau khi sắp xếp bàn trong bếp trở thành bàn học và gara trở thành phòng gym, họ muốn có thêm không gian sinh hoạt. Do đó, 2 vợ chồng cảm thấy điều này là cần thiết và sẵn sàng đi một quãng đường dài đến Bay Area. .

Nhưng ở thời điểm đó, thị trường bất động sản River Islands đang rất nóng. Nhà Namayan phải qua vòng sơ tuyển để mua một mô hình nhà 5 phòng ngủ của Kiper Homes, nhưng có 1.000 người khác cũng ở danh sách này.

Một số nhà phát triển cho phép người mua đấu thầu để cạnh tranh. Tuy nhiên, Kiper Homes lại tiến hành quay xổ số nhằm giải quyết tình trạng nhu cầu tăng cao. Nhưng đây là điều không bình thường trong thị trường cho người mua mới bởi họ thường được yêu cầu mức giá niêm yết. Kiper Homes tổ chức sự kiện này qua Zoom vì ảnh hưởng của đại dịch.

Vào buổi sáng của sự kiện đó, chặng đường mua nhà của vợ chồng Namayan còn rất dài, nhưng cũng được cải thiện đáng kể. Danh sách hơn 1.000 người đã được rút ngắn chỉ còn khoảng 70 gia đình đang "tranh giành" 6 căn nhà. Khi các quả bóng được đánh số cho vào 6 thùng, Jezreleen nhận ra có tới 17 gia đình đang nhắm đến đúng căn hộ mà gia đình bà mong muốn. Cuối cùng, người quay số đã cầm lên quả bóng đánh số 32.

Eric Namayan chia sẻ: "Tôi đã gục đầu vào vai Jez và chúng tôi bắt đầu khóc.

Tham khảo New York Times

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
10 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
11 giờ trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
12 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
iPhone 16 mở đặt cọc, người Việt chọn Thái Lan để mua hàng xách tay giá cao ngất ngưởng
12 giờ trước
Hôm nay (20/9), Apple chính thức mở bán iPhone 16 Series tại các Store chính hãng trên toàn thế giới. Năm nay, ngoài Singapore thì Thái Lan cũng có Store chính hãng mà người Việt có thể chọn mua, nhưng giá máy xách tay ở mức cao.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
12 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.

Tin cùng chuyên mục

Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
13 giờ trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.
Giá USD hôm nay 19/9: Tỷ giá "chợ đen" lao dốc, bán ra dưới 25.000 đồng
1 ngày trước
Giá USD hôm nay 19/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND niêm yết tại thị trường tự do bất ngờ "rơi" 50 đồng ở cả 2 chiều khiến chiều bán chính thức về dưới mốc 25.000 đồng. Hiện thị trường này đang niêm yết ở mức 24.850 - 24.950 VND/USD.
6 phút “chạm” may mắn trên điện thoại với Bingo18
2 ngày trước
“Vừa sáng mua vé dự thưởng, chỉ 6 phút sau đã biết mình trúng thưởng rồi thấy tiền về ngay, tinh thần của tôi rất phấn khởi”, chị Ngọc Bích - một người chơi xổ số Bingo18 chia sẻ.
Giá USD hôm nay 18/9: Tỷ giá "chợ đen" giảm, ngân hàng phục hồi
2 ngày trước
Giá USD hôm nay 18/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do giảm 30 đồng ở cả 2 chiều, xuống mức 24.900 - 25.000 VND/USD. Ngược lại, tại các ngân hàng thương mại, tỷ giá niêm yết bắt đầu hồi phục khi đồng loạt tăng từ 50 đồng đến hơn 80 đồng so với ngày hôm qua.