Akeem Ferguson đang ở trong một hầm ngầm khi họ nhận được những thông tin toát mồ hôi qua điện đàm: 6 tên lửa đạn đạo của Iran đang bay về phía họ. Những tấm bê tông lạnh lẽo trở thành nơi bảo vệ hỏi những quả tên lửa mà quân đội Mỹ đang bị tấn công, điều vốn thường chỉ xảy ra với những đối thủ của người Mỹ.
"Tôi cầm khẩu súng và gục đầu xuống thấp nhất có thể. Cố gắng tìm cảm giác bình yên, tôi bắt đầu tưởng tượng tới giọng hát của con gái trong đầu. Cứ như vậy, tôi ngồi chờ đợi trong sợ hãi. Tôi hy vọng rằng mọi thứ xảy ra thật nhanh. Tôi còn tưởng rằng mình đã nắm chắc cái chết", Ferguson kể lại khoảnh khắc nơi người Mỹ đồn trú bị tấn công.
Ferguson còn sống, cũng như nhiều binh sĩ và nhà thầu quân sự Mỹ khác ở căn cứ al-Asad của Iraq. Những quả tên lửa đội xuống hôm 8/1 đã không để lại bất cứ thương vong nào cho người Mỹ. Tuy nhiên, đó cũng là cuộc tấn công quy mô lớn nhất vào một căn cứ Mỹ trong nhiều thập kỷ. Quân đội Mỹ mô tả việc không có thương vong dường như là "phép màu".
Vài giờ trước khi vụ không kích xảy ra, Ferguson và các đồng đội, đồng minh đã nhận được tin báo trước. Chính điều này giúp họ có thể tìm nơi trú ẩn. Tuy nhiên, việc thiếu hệ thống phòng thủ nhằm chống lại tên lửa đạn đạo khiến người Mỹ rất dễ bị tổn thương, nhất là trước một cuộc tấn công không được báo trước.
Người Mỹ không xây dựng các công trình al-Asad, một trong những căn cứ quân sự lớn nhất và lâu đời nhất ở Iraq, để có thể chống đỡ với các cuộc tấn công tương tự. Đó chính là lý do những hầm trú ẩn thời Saddam Hussein, vị Tổng thống Iraq bị người Mỹ lật đổ với một cáo buộc phi thực tế, trở thành nơi cứu mạng chính những lính Mỹ.
Gần sân bay, những hố lớn là minh chứng cho thấy sức tàn phá của tên lửa Iran. Nó sâu 2m với đương fkinhs khoảng 3m. Những đồ dùng thường ngày bị cháy dở nằm xung quanh khu vực. Đây là khu nhà dành cho phí công và những người điều khiển máy bay không người lái của Mỹ ở căn cứ này. Họ đã được sơ tán trước cuộc không kích.
Giống như nhiều người khác, các phi công này cũng phải ở trong hầm trú ẩn suốt nhiều giờ khi Iran tiến hành không kích trả đũa việc Mỹ bắn tên lửa sát hại tướng Qasem Soleimani, nhân vật quyền lực số 2 ở Iran. Chính việc biết trước thông tin giúp người Mỹ không đổ máu chứ không phải vì vũ khí Iran không làm được điều này.
Tuy nhiên, vụ tấn công cũng được coi là một sự giải thoát. Sau nhiều ngày cảnh giác cao độ, sự trả đũa không thương vong của Iran cho phép người Mỹ thở phào nhẹ nhõm. Nó cũng góp phần hạ nhiệt căng thẳng Mỹ - Iran, vốn leo thang tới đỉnh điểm sau vụ không kích của Mỹ. Khu vực và thế giới cũng trút được gánh nặng.
Khoảng 1/3 căn cứ al-Asad do Mỹ kiểm soát. Tên lửa Iran, với hệ thống dẫn đường, đã đánh vào những địa điểm nhạy cảm của quân đội Mỹ. Một số tổ hợp đặc biệt, 2 nhà chứa và các phòng điều hành máy bay không người lái bị phá hủy.
Tham khảo: CNN