Thâm hụt thương mại vật tư nông nghiệp

17/04/2019 12:55
Giá trị nhập khẩu nông, lâm, thủy sản và vật tư nông nghiệp tháng 3/2019 đạt 2,55 tỷ USD, trong đó, nhập khẩu nhiều nhất chủ yếu là các vật tư đầu vào để phục vụ chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất nông nghiệp...

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trong 3 tháng đầu năm 2019, cả nước ta chi 7,25 tỷ USD để nhập khẩu vật tư nông nghiệp và nông lâm thủy sản, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2018. Do nhập khẩu tăng mạnh, trong khi xuất khẩu suy giảm nên cán cân thương mại ngành nông lâm ngư nghiệp trong quý đầu năm nay chỉ thặng dư 1,552 tỷ USD, giảm 27,6% so với cùng kỳ năm trước

Tuy nhiên, nếu xét từng ngành hàng trong quý 1/2019, nhiều nhóm sản phẩm vẫn đang xuất siêu, như: gỗ và sản phẩm gỗ có thặng dư gần 1,02 tỷ USD (tăng 14,9% so với 3 tháng đầu năm 2018); thủy sản thặng dư 845,3 triệu USD (tăng 6,5%); rau quả thặng dư 303,9 triệu USD (giảm 24,2% so với cùng kỳ năm trước); mặt hàng điều thặng dư 160,5 triệu USD (tăng 22,1%); cao su thặng dư 132,6 triệu USD (tăng 24,2%)...

Trong nhóm các sản phẩm có cán cân thương mại ở trạng thái thâm hụt, nhóm hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu có mức chênh lệch giữa giá trị nhập khẩu và giá trị xuất khẩu là 529,3 triệu USD, tăng 7,3% so với thâm hụt thương mại cùng kỳ năm 2018. Ngoài ra, nhóm hàng chăn nuôi cũng có giá trị nhập khẩu vượt giá trị xuất khẩu 344 triệu USD, tăng tới 27,5% so với thâm hụt thương mại cùng kỳ năm 2018.

Giá trị nhập khẩu nông, lâm, thủy sản và vật tư nông nghiệp tháng 3/2019 đạt 2,55 tỷ USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu 3 tháng đầu năm đạt 7,25 tỷ USD tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2018. 

Trong đó, nhập khẩu nhiều nhất chủ yếu là các vật tư đầu vào để phục vụ chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất nông nghiệp. Ước tính khối lượng nhập khẩu phân bón các loại trong tháng 3/2019 đạt 292 nghìn tấn với giá trị 76 triệu USD. Lũy kế 3 tháng, khối lượng và giá trị phân bón nhập khẩu đạt 989 nghìn tấn và 283 triệu USD, tăng 5,9% về khối lượng và tăng 9,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018.

Nhóm mặt hàng vật tư nông nghiệp nhập khẩu nhiều nhất vẫn là thức ăn gia súc và nguyên liệu. Trong tháng 3/2019, nước ta chi tới 346 triệu USD để nhập khẩu nhóm này, đưa tổng giá trị thức ăn gia súc và nguyên liệu nhập khẩu 3 tháng đầu năm lên 960 triệu USD, tăng 4,3% so với cùng kỳ năm 2018.

Thuốc bảo vệ thực vật cũng là nhóm vật tư nguyên liệu quan trọng, lệ thuộc nhiều vào nguồn nhập khẩu. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, kim ngạch nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật và nguyên liệu trong tháng 3/2019 đạt 70 triệu USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu mặt hàng này trong 3 tháng đầu năm 2019 lên 192 triệu USD, giảm 6,1% so với cùng kỳ năm 2018.

Theo Cục Bảo vệ thực vật, trong 5 năm gần đây, mỗi năm Việt Nam nhập khẩu khoảng 500 triệu USD thuốc bảo vệ thực vật và nguyên liệu từ Trung Quốc. Nhập khẩu nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật đang tăng nhanh từ nhiều nguồn như Mỹ, Anh, Malaysia (20%), Ấn Độ... 

Nhưng điều khiến nhiều người lo lắng hơn cả là hiện nay, trong số trên 1.700 hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật với khoảng 4.080 tên thương phẩm, tới 80% sản phẩm đang lưu hành trên thị trường Việt Nam có thành phần chính là các chất hóa học độc hại cho môi sinh, cũng như sức khỏe của con người. Bởi vậy, Cục Bảo vệ thực vật phải thường xuyên sàng lọc, để đưa các hóa chất quá độc hại ra khỏi danh mục các chất được phép nhập khẩu và sử dụng.

Trong năm 2017, Cục Bảo vệ thực vật đã tham mưu cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn loại bỏ 6 hoạt chất. Năm 2018, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có quyết định tiếp tục loại bỏ 4 hoạt chất ra khỏi Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam gồm Acephate, Diazinon, Malathion, Zinc phosphide. 

Đặc biệt, mới đây, ngày 10/4/2019, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành Quyết định số 1186/QĐ-BNN-BVTV về việc loại bỏ thuốc bảo vệ thực vật chứa hoạt chất Glyphosate ra khỏi Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam. Ngay sau khi Quyết định 1186 được ký, việc nhập khẩu Glyphosate vào Việt Nam sẽ bị cấm hoàn toàn, còn việc sử dụng sẽ được kéo dài thêm 1 năm.

Ông Hoàng Trung - Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cho biết, Glyphosate là hoạt chất có tác dụng diệt cỏ hiệu quả cao và được sử dụng rộng rãi trên thế giới, nhưng mức độc hại của nó đã được cảnh báo từ lâu.

Để phát triển bền vững, quan điểm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trong tương lai là quản lý cỏ dại chứ không phải diệt trừ cỏ dại để bảo vệ tài nguyên đất nhằm mục đích phát triển nông nghiệp theo hướng an toàn, bền vững. Thực tế cho thấy, việc tiết giảm khối lượng nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật hóa học có vai trò rất lớn từ các doanh nghiệp. 

Do đó, bên cạnh quản lý chặt chẽ khâu nhập khẩu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng chiến lược kinh doanh theo hướng tăng dần tỷ trọng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học, thảo mộc, an toàn cho sức khỏe cộng đồng và thân thiện với môi trường.

Tin mới

Đâu là nguyên nhân đẩy giá cà phê lên cao?
7 giờ trước
Giá cà phê tăng cao ngay giữa vụ thu hoạch nhưng nhiều nông dân vẫn chưa vội bán ra vì hy vọng giá sẽ tiếp tục tăng
Central Retail Việt Nam và The Garden ký kết hợp tác chiến lược
7 giờ trước
Central Retail Việt Nam và Công ty TNHH MTV Đầu tư và Thương mại The Garden - thành viên của Bitexco Group, công bố hợp tác chiến lược cho giai đoạn 20 năm tiếp theo và mở rộng các thương hiệu lớn của Tập đoàn.
Ford Ranger, Everest đổi trang bị tại Việt Nam: Thêm tiếng Việt, bớt cảm biến, bỏ tính năng từng vượt trội đối thủ
5 giờ trước
Các dòng xe Ford Ranger và Everest tại Việt Nam từ tháng 12/2024 sẽ có giao diện tiếng Việt trên tất cả phiên bản. Bên cạnh đó, tính năng lùi chuồng tự động trên một số phiên bản của 2 dòng xe này sẽ không còn nữa.
Nga phá vỡ kỷ lục về dự trữ vàng, đạt hơn 2.300 tấn đứng thứ 5 thế giới
7 giờ trước
Nga đang đứng thứ 5 thế giới về dự trữ vàng, chỉ xếp sau Mỹ, Đức, Italy, Pháp và xếp trên Trung Quốc.
Đây là xe tay ga xịn nhất của Honda: Dùng công nghệ như ô tô, 'ăn đứt' SH, giá bán ở Việt Nam gây bất ngờ
7 giờ trước
Đây được xem là mẫu xe tay ga cao cấp nhất của Honda.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

40.769.892 VNĐ / tấn

186.30 JPY / kg

0.48 %

+ 0.90

Đường

SUGAR

12.027.312 VNĐ / tấn

21.46 UScents / lb

1.37 %

+ 0.29

Cacao

COCOA

229.303.734 VNĐ / tấn

9,020.00 USD / mt

0.53 %

+ 48.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

173.067.747 VNĐ / tấn

308.80 UScents / lb

0.76 %

+ 2.33

Gạo

RICE

17.275 VNĐ / tấn

14.94 USD / CWT

1.39 %

- 0.21

Đậu nành

SOYBEANS

9.234.481 VNĐ / tấn

988.61 UScents / bu

0.29 %

+ 2.86

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.220.438 VNĐ / tấn

293.35 USD / ust

0.86 %

- 2.55

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Giá cà phê thiết lập mức đỉnh mới
9 giờ trước
Theo Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), các mặt hàng nguyên liệu công nghiệp đồng loạt tăng giá, với đà tăng mạnh từ hai mặt hàng cà phê.
Ukraine mang đến Việt Nam hơn 1 triệu tấn hàng mà thế giới đang khan hiếm: Nhập khẩu tăng mạnh hơn 800%, trở thành nhà cung cấp lớn nhất cho nước ta
11 giờ trước
Báu vật quý này từ Ukraine đang đổ bộ Việt Nam với mức giá cực kỳ hấp dẫn.
Xuất khẩu nông sản dự kiến đạt kỷ lục 62 tỷ USD
1 ngày trước
Trong 10 tháng đầu năm, xuất khẩu nông sản Việt Nam đạt hơn 51,7 tỷ USD, tăng hơn 20% so cùng kỳ. Với đà này, dự kiến xuất khẩu nông sản sẽ đạt kỷ lục 62 tỷ USD trong năm nay.
Dưa hấu mất mùa, mất giá khiến nhiều nông dân trắng tay
1 ngày trước
Tại huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, nông dân trồng dưa hấu đang phải đối mặt với một mùa vụ thất thu chưa từng thấy. Năm nay thời tiết diễn biến bất thường, có nhiều mưa lớn đã khiến nhiều ruộng dưa hấu bị thối, dẫn đến mất mùa. Nhiều nông dân, sau khi đầu tư hàng trăm triệu đồng giờ trắng tay và phải gánh thêm khoản nợ lớn.