Thẩm mỹ viện Việt mọc lên như nấm: 90% chủ nhân là chuyên gia làm đẹp, chỉ 10% dân ngoại đạo song lại nắm cán cuộc chơi với doanh thu cao hơn gấp 10 lần

07/07/2019 09:54
Làm đẹp là ngành mà những người có tiền rất chịu chi, và thông qua điều này họ cũng khẳng định bản thân, thì thị trường cũng có thể gọi là mới bắt đầu, chưa phải giai đoạn cạnh tranh mạnh mẽ.

Báo cáo của Global Welness Institute (Giám sát Kinh tế Sức khỏe Toàn cầu) cho thấy ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe toàn cầu tăng trưởng 12,8% giai đoạn 2015-2017, từ 3.700 tỷ lên thị trường 4.200 tỷ USD.

Tương ứng, tốc độ tăng trưởng 6,4%/năm - nhanh gần gấp đôi so với tăng trưởng kinh tế (3,6%); mức chi tiêu khoảng 4.200 tỷ USD, lớn hơn một nửa so với tổng chi y tế là 7.300 tỷ USD; chiếm 5,3% sản lượng kinh tế, trong đó ngành spa, làm đẹp khá nổi bật với mức tăng 8%/năm, quy mô xấp xỉ 100 tỷ USD.

Châu Á hiện đang thuộc top tăng trưởng toàn cầu về ngành làm đẹp, mặc dù quy mô vẫn còn khiêm tốn với khu vực châu Âu. Riêng tại Việt Nam, những năm gần đây thẩm mỹ viện ồ ạt mọc lên, song hành với thu nhập cũng như ý thức làm đẹp gia tăng (tỷ lệ không thấy hài lòng với ngoại hình trên 50% dân số).

"Bẫy chuyên môn" dưới quan điểm người trong cuộc

Chia sẻ về thị trường này, đại diện một chuỗi làm đẹp cho biết Việt Nam đang bước vào giai đoạn hình thành và phát triển tương tự Hàn Quốc 20 năm về trước. Theo một báo cáo khác, tính riêng dịch vụ giảm béo (chiếm 26% tỷ trọng các dịch vụ làm đẹp) có đến 200.000 lượt tìm kiếm (tăng 20%) chỉ trong 1 tháng của quý năm 2018, lượng Ads Traffic quân bình đạt giá hàng ngàn cho mỗi thương hiệu.

Thẩm mỹ viện Việt mọc lên như nấm: 90% chủ nhân là chuyên gia làm đẹp, chỉ 10% dân ngoại đạo song lại nắm cán cuộc chơi với doanh thu cao hơn gấp 10 lần - Ảnh 1.

Như vậy, làm đẹp được đánh giá là ngành màu mỡ với tốc độ tăng trưởng 2 con số hàng năm, và mặc dù chỉ mới sơ khai nhưng đã có sự phân hóa rõ rệt, trong đó nhiều đơn vị vẫn đang loay hoay với thua lỗ.

Tham gia ngành vào năm 2016, đại diện chuỗi Rmei’lan – ông Nguyễn Văn Mùi - bày tỏ quan điểm miếng bánh không phải dành cho tất cả, ngay cả người thạo nghề và mở tiệm cũng chưa chắc là kẻ chiến thắng. Thống kê cho thấy với 90% người làm chủ tiệm làm đẹp đều xuất thân từ bác sĩ có chuyên môn cao, vô hình chung tạo nên một "bẫy chuyên môn" trong nghề.

"Hầu hết những ông chủ Việt Nam đều xuất thân từ chuyên môn, và ngành thẩm mỹ cũng vậy. Một bác sĩ, một nhân viên làm thẩm mỹ đến một lúc nào đó sẽ mở thương hiệu cho riêng mình. Và dĩ nhiên họ đứng ra quảng bá tên tuổi và đích thân làm cho khách hàng.

Tuy nhiên, khi đích thân làm chuyên môn và bị cuốn vào công việc, những khâu còn lại như bán hàng, marketing… sẽ bị "hụt", kéo theo đó là tình trạng nhân viên rảnh rỗi không có gì làm còn ông chủ lại ôm đồm quá mức", ông Mùi giải thích.

Một ông chủ tập trung chuyên môn thì mỗi ngày sẽ chỉ phục vụ được vài người; khác với một ông chủ biết dùng nhân viên, đi thuê những người có chuyên môn và quản lý họ, số lượng khách hàng sẽ cao hơn rất nhiều. Hiệu suất chính ông chủ đó tăng và có thể đứng trên để quán xuyến các khâu còn lại (như bán hàng, tài chính, nhân sự, marketing… đều quan trọng), hiệu suất nhân viên cũng tăng và kết quả hiệu suất công ty gia tăng.

Xu hướng chuỗi sẽ thống trị tương lai không xa

Xét ở góc độ khác, với thị trường này hiện tại phân khúc cao cấp không chiếm đa số trên thị trường, nhưng đây là nhóm khách hàng dẫn dắt đà tăng trưởng tương lai. Điều này cũng được thúc đẩy bởi xu hướng theo chuỗi. Dễ dàng nhận thấy ngày nay từ tiệm tạp hoá, sửa xe đến các cửa hàng bán điện thoại… đều phát triển theo chuỗi với quy mô lớn. Ngành làm đẹp cũng không ngoại lệ, thời gian tới cuộc chơi dự sẽ về tay những hãng lớn, có quy mô, đầu tư bài bản và đối tượng khách hàng thân thiết, dần dần quy tụ về thành những chuỗi có tên tuổi.

Do đó, nếu nói tính cạnh tranh đang rất khốc liệt thì hoàn toàn đúng, nhưng xét ở khía cạnh nào đó thì chưa thực sự là cốt lõi vấn đề. Với phân khúc trung cấp, đặc biệt thấp cấp, với mức chi trả chỉ vài chục, vài trăm ngàn trên một khách hàng, nhiều đơn vị đang vật lộn với bài toán tăng trưởng. Và các hãng phải cạnh tranh nhau bằng giá, đó gọi là cạnh tranh!

Nhưng trên một góc nhìn khác, làm đẹp là ngành mà những người có tiền rất chịu chi, và thông qua điều này họ cũng khẳng định bản thân, thì thị trường cũng có thể gọi là mới bắt đầu, chưa phải giai đoạn cạnh tranh mạnh mẽ.

"Đối tượng khách hàng dư giả tiền, họ tiêu tiền không tiếc tay cho nên phải đưa ra mức giá thật cao, thật tương xứng họ mới làm. Dĩ nhiên chất lượng cung cấp ra cũng phải cao cấp, xứng đáng với mức chi trả của khách hàng", ông Mùi nhấn mạnh.

Trên thị trường, có những spa chỉ thiết kế dịch vụ gói 500 ngàn, tính ra phục vụ một người được 500 ngàn, thì 10 người mới được 5 triệu, và 100 khách mới được 50 triệu, phải đến 1.000 khách mới thu về 500 triệu đồng. Tuy nhiên, để có 100 khách một ngày thì là điều không thể tưởng với ngành này, thực sự sẽ phải rất mệt mỏi và thực tế cũng không ai làm xuể. Trong khi đó, ở phân khúc cao cấp chỉ cần 1-2 khách là được mức thu đó, thậm chí có đối tượng chỉ cần một người thôi cũng đủ thu về 500 triệu hoặc hơn 500 triệu đồng.

Nói về đầu tư, với tiệm "đơn sơ", ông Mùi ước tính bỏ ra khoảng một vài tỷ, song khó có thể thu hút được nhóm khách hàng là người giàu. Ngược lại, muốn phục vụ được đối tượng cao cấp vốn đầu tư trên mỗi đơn vị phải lên đến 40-50 tỷ đồng. Đến hiện tại, thương hiệu làm đẹp cao cấp chiếm số lượng khá nhỏ trên thị trường, song doanh số thì áp đảo với mức thu/khách hàng cao gấp 10 lần, thậm chí hơn 10 lần so với nhóm cấp thấp.

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
6 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
4 giờ trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
3 giờ trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
3 giờ trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
2 giờ trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.