Tham vọng không tưởng của hãng xe điện Rivian: Mỗi quý chỉ sản xuất được 2.500 xe nhưng CEO mạnh miệng tuyên bố một ngày sẽ bán được 10 triệu xe/năm như Toyota

07/06/2022 10:17
Mọi chuyện đang rất khó khăn với các nhà sản xuất xe điện, kể cả bom tấn từng được ví là "Tesla tiếp theo" Rivian.

Tại nhà máy của hãng xe điện Rivian ở Normal, bang Illinois, Mỹ, sự sống là tất cả mọi thứ.

Các nhà máy ô tô trên khắp thế giới thường cho ra đời những chiếc xe mới suốt ngày đêm. Vậy mà, khoảng 8 tháng sau khi hoạt động sản xuất tại nhà máy xe tải điện của Rivian bắt đầu, các lãnh đạo của công ty này mới đánh dấu một cột mốc vô cùng quan trọng: Nhà máy của công ty lần đầu tiên hoạt động hết công suất trong ca làm việc kéo dài 10 tiếng.

ĐỊA NGỤC SẢN XUẤT

Rivian – công ty mà các nhà đầu tư từng xem như "Tesla của xe tải điện" có 10.000 đơn đặt hàng trước sản phẩm. Công ty này đã triển khai 3 mẫu xe mới liên tiếp tại nhà máy vốn được mua lại – một cam kết mà ngay cả những lãnh đạo công ty xe hơi dày dặn kinh nghiệm cũng lắc đầu nói là KHÓ.

Đầu tiên, công ty phải làm chủ được hoạt động sản xuất – một nhiệm vụ họ đã phải chiến đấu rất mệt mỏi suốt từ trước cho tới nay. Chuỗi cung ứng gặp khó cùng với chi phí hàng hóa gia tăng gồm cả nguyên liệu chủ chốt của pin xe như nikel và lithium cũng là những thách thức đáng kể.

Trong thương vụ IPO của Rivian vào tháng 11, công ty này đã huy động được nhiều tiền hơn bất kỳ công ty Mỹ nào kể từ năm 2014, khoảng 12 tỷ USD. Tại thời điểm đó, họ đã giao 156 chiếc xe trong 2 tháng đầu tiên nhà máy hoạt động.

Cổ phiếu công ty đã IPO ở mức giá 78 USD/1 cổ phiếu và có lúc đã tăng lên tới 179 USD/1 cổ phiếu. Dấu mốc đó đã đưa công ty trở thành một trong những nhà sản xuất ô tô giá trị nhất thế giới, với vốn hóa 160 tỷ USD.

Nhưng, cổ phiếu công ty này đã giảm mạnh trong những tháng gần đây sau khi thất bại với khâu sản xuất – giữa bối cảnh ngành công nghiệp ô tô đang trải qua môi trường hoạt động khó khăn nhất từ trước tới nay.

Hồi tháng 3, các lãnh đạo công ty đã hạ dự báo sản xuất trong năm nay xuống 25.000 xe, đổ lỗi cho việc thiếu chất bán dẫn và những vấn đề khác của chuỗi cung ứng. Rivian đã gây thêm sự bực tức cho khách hàng với việc tăng giá bán xe trong cùng tháng đó. Việc thiếu kinh nghiệm cũng như sự phức tạp của việc ra mắt 1 dòng xe cũng đã khiến hoạt động sản xuất chịu ảnh hưởng, dày vò nhân viên trong nhiều giờ liền.

Rivian đã báo cáo khoản lỗ ròng 1,6 tỷ USD trong quý đầu tiên trên mức doanh thu 95 triệu USD. Công ty nói rằng họ dự kiến những vấn đề chuỗi cung ứng sẽ biến mất vào cuối năm nay. Vốn hóa thị trường của Rivian hiện chỉ ở ức 27 tỷ USD, giá cổ phiếu là 30 USD/1 cổ phiếu.

RJ Scaringe – lãnh đạo 39 tuổi của công ty, người thành lập Rivian vào năm 2009 nói rằng một vài vấn đề công ty phải đối mặt là không thể tránh được, khiến mọi việc trở nên phức tạp. "Sẽ là tự lừa dối mình khi nói mọi việc đều dễ dàng. Chúng tôi biết việc này rất khó khăn".

Rivian là một trong những công ty tiềm năng nhất trong những tân binh trong thị trường xe điện vốn thu hút các nhà đầu tư trong suốt 2 năm qua. Tất cả đều kỳ vọng đây sẽ trở thành Tesla tiếp theo.

Một vài vụ IPO ồn ào với dự đoán doanh thu khủng và cam kết phá vỡ ngành ô tô truyền thống mặc dù họ chưa bao giờ tạo ra hoặc bán được bất kỳ chiếc xe nào.

Những tháng gần đây, mọi chuyện tồi tệ hơn. Lucid – công ty chuyên tập trung vào dòng xe điện cao cấp vào tháng 2 đã cắt giảm dự báo sản lượng đầu ra của năm 2022 tới 40%, đưa ra những khó khăn về linh kiện và nguyên vật liệu. Nhà sản xuất xe điện Lordstown cũng đã trì hoãn mẫu xe mới nhất của họ và gần đây nói rằng cần huy động thêm vốn để tồn tại. Startup Canoo nói vào tháng 5 rằng họ nghi ngờ đáng kể về việc tiếp tục huy động vốn cho hoạt động của mình.

Không giống nhiều người khác, Rivian đang sở hữu một núi tiền mặt khá lớn, tới 17 tỷ USD tới cuối tháng 3. Với mức chi tiêu như hiện tại, con số này đủ để chờ chonhững nỗ lực huy động vốn tiếp theo cho tới năm 2025.

Công ty hiện bán 2 dòng xe, R1T giá 67.500 USD và R1S giá 72.500 USD. Họ cũng có một hợp đồng giao 100.000 xe tải nhỏ cho Amazon.

Ở một mức độ nào đó, nhiệm vụ sản xuất của Rivian phức tạp hơn so với nỗ lực của Tesla nhiều năm trước để nâng quy mô sản lượng đầu ra – thứ mà Elon Musk từng gọi là "địa ngục sản xuất".

Scaringe – người sống với vợ và 3 con trai gần nhà máy tại Illinois nói rằng ông cuối cùng nhắm tới bán 10 triệu chiếc xe 1 năm trên khắp thế giới, ở mức ngang ngửa Toyota hiện nay. Tháng 12, công ty này đã tiết lộ kế hoạch xây nhà máy thứ 2, một tổ hợp nhà máy 5 tỷ USD ở Georgia và mở vào năm 2024 với 1 dây chuyền lắp ráp dòng SUV điện nhỏ hơn, giá hợp lý hơn.

Rivian đã sản xuất 2.500 chiếc xe trong 3 tháng đầu năm nay. Để đạt được mục tiêu của cả năm, họ sẽ phải sản xuất được gấp gần 10 lần số xe đó trong 3 quý cuối năm, trong một tổ hợp dây chuyền cũ mua lại từ Mitsubishi.

Một vấn đề trọng tâm là quản lý hiệu quả việc vận chuyển hàng nghìn linh kiện từ nhà kho gần nhất tới dây chuyền lắp ráp đúng số lượng, đúng thời gian.

Việc trì hoãn một vài linh kiện và những công việc lắp ráp chậm hơn dự kiến sẽ gây ra việc ách tắc các lĩnh kiện khác trên toàn nhà máy, rồi gây xáo trộn kho lưu trữ, dẫn tới những thách thức về quản lý hàng tồn kho. Sự thiếu hụt nhôm được sử dụng để bọc các bộ pin đã tạo ra những nút thắt cổ chai đặc biệt bởi vì những bộ đó phải được lắp đặt sớm trong quá trình lắp ráp.

"Ban đầu, Rivian đã gặp khó khăn khi thuyết phục một vài nhà cung cấp giao linh kiện ở số lượng mà họ cần", theo Rod Copes – Giám đốc điều hành công ty trước khi nghỉ việc vào tháng 12. "Tôi nghĩ Rivian hiện đang trở nên đáng tin cậy hơn với chuỗi cung ứng bởi họ đã thực sự tăng tốc".

Ở cuối dây chuyền lắp ráp, Rivian chỉ có một chiếc máy duy nhất để thử độ thấm nước của xe. Đầu năm nay, chiếc mày này đã gặp trục trặc khiến các xe đã hoàn thành lắp ráp không thể xuất xưởng.

Scaringe nói sản lượng đang được cải thiện. Nhà máy hiện đang vận hành với ca trực kéo dài 10 giờ hoặc 3 ngày 1 tuần. Vào lúc nào đó khoảng nửa sau của năm, ông nhắm tới cho chạy 2 ca một ngày và 5 ngày 1 tuần.

Quản lý vận chuyển và di dời linh kiện bên trong nhà máy cũng gặp vấn đề nhưng điều này đang được cải thiện khi họ tăng cường đào tạo cho lực lượng lao động.

"Nếu bạn đang ngồi bên dây chuyền và chờ một linh kiện chuyển đến, bạn phải đứng đó từ 11 giờ sáng tới 1 giờ chiều. Một ngày như vậy rất mệt mỏi. Điều này cũng không mang lại hiệu quả về chi phí cho chúng tôi".

Ông nói vấn đề với thử nghiệm độ thấm nước và thiếu thành phần quan trọng pin cũng đang được giải quyết.

"Có rất rất nhiều thách thức. Nhưng hiện nay, thách thức lớn nhất là linh kiện".

Các nhà đầu tư thì đang mong chờ xem liệu Rivian có giải quyết được các vấn đề và tăng sản lượng lên 10.000 xe như Tesla đã làm được với Model 3 vào năm 2018 hay không.

"Sẽ là tự lừa dối mình khi nói mọi việc đều dễ dàng. Chúng tôi biết việc này rất khó khăn", CEO Rivian

Không giống Tesla thời điểm đó, Rivian có thêm thách thức về chuỗi cung ứng. Dòng xe tải R1T của họ cũng đối mặt cạnh tranh lớn với Ford Motor và GM – 2 công ty đã ra mắt dòng xe điện đầu tiên của họ.

Ford đã xây dựng hơn 4.000 xe tải F-150, nhiều hơn Rivian làm được trong cả quý đầu tiên.

Bắt đầu sản xuất một dòng xe mới là một việc không tránh khỏi khó khăn dù là với những nhà sản xuất lâu đời. Ford và GM cũng đã nói về vấn đề chất lượng hay thiếu linh kiện trong 2 năm qua, gồm cả việc ra mắt Bronco SUV của Ford và Corvette của GM.

Tháng 12, Rivian đã lùi lại kế hoạch cung cấp một mẫu có thể chạy dài hơn với 1 lần sạc, ít nhất 400 dặm vào năm 2023. Tháng 5, họ đã triệu hồi 500 xe tải, nói rằng đã phát hiện ra túi khí ghế ngồi phía trước có thể không hoạt động khi tai nạn bởi lỗi.

Cổ phiếu Rivian đã lao dốc kể từ khi Scaringe và nhóm nhân viên công ty rung chuông trên sàn Nasdaq vào ngày IPO tháng 12. Cổ phiếu đã chạm mức thấp nhất 19,25 USD vào tháng 5 sau khi Ford – một nhà đầu tư lớn vào Rivian đã bán 8 triệu cổ phiếu công ty này. Ford sau đó vào tuần này đã tiếp tục bán thêm 7 triệu cổ phiếu.

Theo Jeff Schuster – Chủ tịch công ty nghiên cứu LMC Automotive thì các công ty mới còn có một bất lợi lớn so với những nhà sản xuất truyền thống. Khi chuỗi cung ứng gặp rủi ro, rất khó cho những công ty non trẻ tìm được giải pháp thay thế với các nhà cung cấp dự phòng.

"Nếu là một startup không có bất kỳ quy mô thực sự nào, quản lý chuỗi cung ứng trong môi trường này vô cùng thách thức", Schuster nói.

Musk cũng đã nói về thách thức với hành trình đi từ nguyên mẫu xe tới sản xuất hàng loạt, mô tả những trở ngại này là không thể coi thường.

"Vấn đề áp đảo với ô tô là sản xuất. Nó chiếm 99% những khó khăn", Musk nói.

Tham vọng không tưởng của hãng xe điện Rivian: Mỗi quý chỉ sản xuất được 2.500 xe nhưng CEO mạnh miệng tuyên bố một ngày sẽ bán được 10 triệu xe/năm như Toyota - Ảnh 2.
Tham vọng không tưởng của hãng xe điện Rivian: Mỗi quý chỉ sản xuất được 2.500 xe nhưng CEO mạnh miệng tuyên bố một ngày sẽ bán được 10 triệu xe/năm như Toyota - Ảnh 3.
Tham vọng không tưởng của hãng xe điện Rivian: Mỗi quý chỉ sản xuất được 2.500 xe nhưng CEO mạnh miệng tuyên bố một ngày sẽ bán được 10 triệu xe/năm như Toyota - Ảnh 4.
Tham vọng không tưởng của hãng xe điện Rivian: Mỗi quý chỉ sản xuất được 2.500 xe nhưng CEO mạnh miệng tuyên bố một ngày sẽ bán được 10 triệu xe/năm như Toyota - Ảnh 5.

NHỮNG HY VỌNG

Người tiêu dùng và những tiếng vang về Rivian vẫn ủng hộ họ. Đầu tháng 5, Rivian có khoảng 90.000 đơn đặt hàng cho dòng R1.

Ngoài việc thị sát ở nhà máy, Scaringe nói rằng ông còn quản lý sát những vấn đề khác như tìm nguồn lithium cho pin, hay thậm chí đứng đầu bộ phận phần mềm khi Rivian mất đi Giám đốc công nghệ.

Trong những tháng gần đây, Scaringe đã mang một lãnh đạo kỳ cựu về cho công ty. Rivian tuyển Tim Fallon – người từng điều hành Nissan. Ông cũng thiết lập phụ tá Frank Klein. Một trong những nhiệm vụ lớn nhất của ông này, là thuyết phục các nhà cung ứng, đặc biệt là những đơn vị làm chất bán dẫn để đạt được tham vọng sản xuất của Rivian.

"Cái bánh luôn có một kích thước cố định và chúng tôi đang chiến đấu để nhận phần lớn nhất có thể của miếng bánh", Scaringe nói.

Nguồn: WSJ

https://cafebiz.vn/tham-vong-khong-tuong-cua-hang-xe-dien-rivian-moi-quy-chi-san-xuat-duoc-2500-xe-nhung-ceo-manh-mieng-tuyen-bo-mot-ngay-se-ban-duoc-10-trieu-xe-nam-nhu-toyota-20220606161135721.chn

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
4 phút trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
35 phút trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
11 phút trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
59 phút trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
2 giờ trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
5 giờ trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
8 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.
Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
22 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
2 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.