Tham vọng lên sàn ngoại không thành của nhiều đại gia Việticon

Trước VinFast, Bamboo Airways, nhiều doanh nghiệp lớn tại Việt Nam cũng từng công bố ý định đưa cổ phiếu lên niêm yết tại các thị trường chứng khoán quốc tế.

Trước VinFast, Bamboo Airways, nhiều doanh nghiệp lớn tại Việt Nam cũng từng công bố ý định đưa cổ phiếu lên niêm yết tại các thị trường chứng khoán quốc tế.

 

Theo Bloomberg và Reuters, VinFast có thể chuẩn bị IPO và niêm yết tại Mỹ trong năm nay. Vingroup cũng đã khẳng định thường xuyên xem xét những cơ hội huy động vốn như đầu tư vốn trực tiếp vào công ty, phát hành cổ phiếu mới, sáp nhập với công ty mua lại mục đích đặc biệt (SPAC), hoặc các giao dịch khác.

Một doanh nghiệp Việt Nam khác là Bamboo Airways cũng vừa tiết lộ kế hoạch IPO tại Mỹ để huy động 200 triệu USD trong năm nay. Số lượng cổ phần chào bán ra công chúng là 5-7% vốn điều lệ, tương ứng định giá lên tới 4 tỷ USD.

Trong thực tế, ý tưởng niêm yết trên sàn chứng khoán quốc tế đã từng được một số doanh nghiệp lớn tuyên bố cách đây nhiều năm. Một công ty Việt Nam là Cavico đã lên sàn chứng khoán Mỹ từ hơn 10 năm trước.

Đánh tiếng nhưng không thành

Cavico thành lập năm 2000, ban đầu kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp, hạ tầng giao thông, thủy điện, đầu tư xây dựng. Năm 2006, cổ phiếu Cavico bắt đầu giao dịch trên thị trường phi tập trung (OTC) tại Mỹ.

Tham vọng lên sàn ngoại không thành của nhiều đại gia Việt
Cổ phiếu Cavico lên sàn Nasdaq tháng 9/2009. Ảnh: ND.

Đến tháng 9/2009, cổ phiếu Cavico chính thức niêm yết trên sàn Nasdaq của Mỹ với mã CAVO. Nhưng chỉ sau chưa đầy 2 năm, Cavico phải rời sàn Nasdaq vòa tháng 7/2011 do vi phạm những yêu cầu về công bố thông tin.

Sau khi Cavico rời sàn Nasdaq, chưa có thêm doanh nghiệp Việt Nam nào xuất hiện trên các thị trường chứng khoán quốc tế dù nhiều ông lớn đã công bố kế hoạch.

Vinamilk vào năm 2008 từng nhận được chấp thuận của Sở Giao dịch Chứng khoán Singapore về việc phát hành và niêm yết một phần vốn trên sàn này. Tuy nhiên, đến năm 2011, kế hoạch niêm yết cổ phiếu trên sàn Singapore của Vinamilk chính thức bị hủy bỏ, thay bằng việc phát hành trong nước.

Nhiều doanh nghiệp Việt khác gồm Hoàng Anh Gia Lai, Petrolimex, PVFC, Vietjet, SSI cũng từng đánh tiếng về việc muốn đưa cổ phiếu lên các sàn chứng khoán quốc tế như Singapore, Hong Kong, London nhưng đến nay chưa có cái tên nào chính thức triển khai kế hoạch.

Lý do doanh nghiệp Việt chưa lên sàn ngoại

Chia sẻ với Zing, Tiến sĩ Hồ Quốc Tuấn, Giảng viên cấp cao tại Đại học Bristol (Anh) cho rằng có 3 lý do khiến doanh nghiệp Việt Nam chưa niêm yết tại các thị trường chứng khoán quốc tế.

“Đầu tiên là vấn đề lợi ích niêm yết. Với những doanh nghiệp tốt như Vinamilk, Hòa Phát, việc niêm yết ở nước ngoài trong giai đoạn trước không đem lại nhiều lợi ích hơn cho họ so với niêm yết trong nước nhưng lại làm chi phí và gánh nặng công bố thông tin, tuân thủ chuẩn mực nhiều hơn”, chuyên gia tài chính này nhận định.

Theo ông Tuấn, không phải lúc nào việc niêm yết cổ phiếu tại thị trường chứng khoán quốc tế cũng có thể giúp doanh nghiệp huy động được số vốn lớn hơn so với trong nước. Ngay cả các doanh nghiệp lớn của Việt Nam khi niêm yết ở nước ngoài cũng không dễ để lọt vào nhóm chính. Khi đó, dòng tiền thu hút được ở thị trường ngoại chỉ ở mức thấp.

Tham vọng lên sàn ngoại không thành của nhiều đại gia Việt
VinFast đứng trước cơ hội IPO, niêm yết tại Mỹ. Ảnh: Hoàng Hà.

Tiếp theo là vấn đề chuẩn mực niêm yết. Tiến sĩ Tuấn đánh giá nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa đủ điều kiện để IPO ở nước ngoài. Đó là các yếu tố về yêu cầu lợi nhuận, doanh thu, dòng tiền, chất lượng tài sản. Ngoài ra, các thị trường chứng khoán quốc tế còn yêu cầu về số lượng cổ phiếu lưu hành nhưng Việt Nam lại có nhiều công ty có cơ cấu cổ đông cô đặc.

Cuối cùng là vấn đề thị trường. Theo ông Tuấn, giai đoạn trước đây, dòng tiền chảy vào những kênh huy động vốn trên sàn quốc tế như SPAC hay các phương án niêm yết dễ hơn không mạnh. Do đó, doanh nghiệp niêm yết không "được giá".

Chuyên gia này cho biết sự bùng nổ của những kênh huy động vốn thông qua SPAC từ năm 2020 đến nay một phần do nhu cầu tìm kiếm cơ hội của dòng tiền trong bối cảnh lãi suất thấp. Do đó, thị trường chứng khoán đang tạo ra cơ hội để các doanh nghiệp có thể niêm yết và huy động được nhiều vốn hơn trước đây.

Về triển vọng các doanh nghiệp Việt Nam niêm yết trên thị trường ngoại, Tiến sĩ Tuấn cho rằng việc này sẽ phụ thuộc vào các kênh như SPAC còn "nóng" trong bao lâu. "Cơ quan quản lý thị trường ở Anh không thích SPAC và nhiêu thị trường châu Âu cũng sẽ thận trọng. Quan điểm của Ủy ban Chứng khoán Mỹ cũng có thể sẽ siết lại nhưng thị trường Hong Kong và Singapore có vẻ lại thích xu hướng này", ông nhận xét.

Tiến sĩ Tuấn cho rằng việc niêm yết của các doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường chứng khoán quốc tế sẽ phụ thuộc vào điều kiện thị trường. Lợi thế là nhiều nhà đầu tư quốc tế, đặc biệt là Hàn Quốc và Nhật Bản đang quan tâm đến Việt Nam.

(Theo Zing)

Tin mới

Mở bán vàng nhẫn không giới hạn, cửa hàng vẫn bất ngờ vắng khách
5 giờ trước
Giá vàng nhẫn sáng nay giảm mạnh, các cửa hàng vàng trên phố Trần Nhân Tông (Hà Nội) mở bán không giới hạn nhưng không khí giao dịch lại bất ngờ trầm lắng.
Campuchia vừa đạt dấu mốc quan trọng, một ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam có thêm đối thủ cạnh tranh
4 giờ trước
Lãnh đạo Campuchia gọi đây là “sự kiện trọng đại”.
Giá vàng tăng sau khi ông Trump tuyên bố áp thuế hàng Trung Quốc
4 giờ trước
Hôm nay (26/11), giá vàng ổn định sau khi giảm 3% trong phiên trước. Giới đầu tư tìm đến vàng là nơi trú ẩn an toàn sau khi ông Trump tuyên bố áp thuế tất cả hàng nhập khẩu từ Canada, Mexico và Trung Quốc.
Mặt hàng tỉ USD của Việt Nam bất ngờ có kỳ tích mới: Sở hữu giá bán đắt đỏ nhất thế giới, gần 160 quốc gia, vùng lãnh thổ săn đón
3 giờ trước
Giá gạo Việt Nam duy trì mức cao nhất thế giới, vượt qua các quốc gia xuất khẩu lớn.
iPhone 17 Pro bất ngờ lộ diện với thiết kế mới hoàn toàn?
2 giờ trước
Theo The Information, iPhone 17 Pro và iPhone 17 Pro Max sẽ có thiết kế mới, đánh dấu bước ngoặt trong dòng sản phẩm cao cấp của Apple.

Tin cùng chuyên mục

Mì tôm thanh long nhận vốn triệu USD, nhà sản xuất muốn thu 2.000 tỷ đồng
22/10/2024 09:28
Mì thanh long đã tiêu thụ hơn 3 triệu gói mì sau chiến dịch “Lần đầu tiên trái thanh long có trong mì tôm”, các nhà sáng lập tham vọng thu 2.000 tỷ đồng năm 2026.
Nữ đại gia đứng sau chuỗi cafe Katinat sở hữu khối tài sản "khủng" cỡ nào?
13/09/2024 05:42
Theo tìm hiểu của PV, thành công của chuỗi Katinat có sự đóng góp không nhỏ của nữ doanh nhân Trương Nguyễn Thiên Kim - vợ Tổng giám đốc Chứng khoán Bản Việt.
VNG bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh
07/09/2024 08:54
Sáng nay (7/9), VNG đã thông báo bổ nhiệm ông Kelly Wong - phó Tổng giám đốc VNG làm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh.
Lộ diện ông trùm đứng sau Black Myth: Wukong: Sở hữu công ty giá trị tỷ đô, lọt danh sách 30 Under 30” của Forbes
05/09/2024 08:40
Cuối cùng, nhân vật đứng sau tựa game đình đám Black Myth: Wukong cũng đã lộ diện.