Than loại tốt trong nước không dùng, xin xuất khẩu hơn 1,5 triệu tấnicon

Bộ Công Thương cho biết than xuất khẩu là loại than tốt, trong nước dùng không hết hoặc không có nhu cầu. Nếu sử dụng loại than này cho sản xuất điện sẽ gây lãng phí rất lớn.

Bộ Công Thương cho biết than xuất khẩu là loại than tốt, trong nước dùng không hết hoặc không có nhu cầu. Nếu sử dụng loại than này cho sản xuất điện sẽ gây lãng phí rất lớn.

 

Nguồn tin của PV.VietNamNet cho biết, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An vừa ký văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị cho phép Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam và Tổng công ty Đông Bắc xuất khẩu hơn 1,55 triệu tấn than, trong đó có 1,02 triệu tấn than cám 1, 2 , 3.Trong đó, Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam (TKV) xuất khẩu 1,5 triệu tấn còn Tổng công ty Đông Bắc xuất khẩu 50 nghìn tấn.

Theo Bộ Công Thương, khối lượng than cám 1,2,3 đề nghị xuất khẩu than như trên chỉ tương đương với nhu cầu than của 1 nhà máy nhiệt điện có công suất dưới 600 MW và chiếm tỷ lệ rất nhỏ (khoảng hơn 1%) so với dự kiến tổng công suất điện huy động toàn quốc năm 2021 (khoảng 42.332 MW).

Than loại tốt trong nước không dùng, xin xuất khẩu hơn 1,5 triệu tấn
Chủng loại than xuất khẩu khác với chủng loại than Việt Nam đang nhập khẩu.

Mặt khác, theo Bộ Công Thương, nếu sử dụng than cám 1, 2, 3 cho sản xuất điện sẽ gây lãng phí rất lớn và không nâng cao được giá trị sử dụng tài nguyên than.

Than xuất khẩu là than chất lượng cao và xuất khẩu được giá, dùng cho các nhà máy luyện cốc, sản xuất thép. Trong khi đó, than cho sản xuất điện là loại rẻ tiền hơn nhiều, nguồn cung trên thị trường thế giới cũng dồi dào hơn.

Về hiệu quả kinh tế của xuất khẩu than, Bộ Công Thương nêu rõ, theo dự báo của thị trường than thế giới, giá xuất khẩu than cám 1, 2, 3 của Việt Nam năm 2021 khoảng 121 USD/tấn (2.815.670 đồng/tấn) đối với than cám 1; khoảng 118 USD/tấn (2.745.860 đồng/tấn) với than cám 2; khoảng 107 USD/tấn (2.489.890 đồng/tấn) với than cám 3.

Theo báo cáo của TKV cuối tháng 9/2020, dự kiến giá bán than cám 1, 2, 3 cho các hộ tiêu thụ trong nước năm 2021 khoảng 2.605.000 đồng/tấn với than cám 1; khoảng 2.535.000 đồng/tấn với than cám 2; khoảng 2.440.000 đồng/tấn với than cám 3.

“Như vậy, nếu xuất khẩu than cám 1, 2, 3 thì giá trị kinh tế thu về sẽ cao hơn (khoảng 50.000-210.000 đồng/tấn) so với tiêu thụ tại thị trường trong nước, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn”, Bộ Công Thương phân tích.

“Do đó, việc xuất khẩu than cám 1, 2, 3 ảnh hưởng không lớn đến kế hoạch cấp than cho các hộ tiêu thụ trong nước năm 2021 cũng như kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện năm 2021.

Góp ý cho đề nghị xuất khẩu than, Bộ Tài chính cho rằng cần rà soát kỹ số lượng và chủng loại than xuất khẩu trên cơ sở chỉ xuất khẩu những loại than trong nước chưa có nhu cầu sử dụng hoặc sử dụng không hết. Những loại than mà Việt Nam đang nhập khẩu thì không được xuất khẩu nhằm ưu tiên đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ trong nước.

Giải trình ý kiến này, Bộ Công Thương tiếp tục khẳng định khối lượng than nhập khẩu của Việt Nam ngày càng tăng mạnh nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước; khối lượng và chủng loại than xuất khẩu năm 2021 phù hợp với quan điểm phát triển ngành than Việt Nam và phù hợp kết quả cân đối cung cầu than hiện nay, không phải loại than mà Việt Nam đang nhập khẩu.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2019 Việt Nam nhập khẩu khoảng 43,8 triệu tấn than. Trong 11 tháng năm 2020, Việt Nam nhập khoảng 50,9 triệu tấn, trong đó chủ yếu là than bán antraxit, bitum và á bitum cho sản xuất điện, không có chủng loại than cục, than cám 1, 2, 3.

Theo báo cáo của TKV và Tổng công ty Đông Bắ, dự kiến khối lượng than nhập khẩu năm 2021 của các đơn vị khoảng 15 triệu tấn. Trong đó than antraxit (từ Nam Phi, Australia) chiếm 15%; than bán antraxit (từ Nga, Nam Phi, Australia) chiếm khoảng 25%; còn lại là than bitum và á bitum (nguồn than từ Nga, Nam Phi, Australia, Indonesia).

Bộ Công Thương cho rằng việc cho phép xuất khẩu các loại than kể trên sẽ giúp các doanh nghiệp ngành than chủ động thực hiện sản xuất kinh doanh; có điều kiện để khai thác nguồn tín dụng dài hạn nước ngoài; có thêm ngoại tệ nhập khẩu vật tư, thiết bị phục vụ sản xuất, nhập khẩu than cho điện; giảm tối đa chi phí cho sản xuất điện…

Năm 2020, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) và Tổng công ty Đông Bắc được đồng ý xuất khẩu 2,05 triệu tấn than (trong đó TKV là 2 triệu tấn than cục và than cám 1, 2, 3; Tổng công ty Đông Bắc là 50.000 tấn than cục và than cám 1, 2, 3).
Tuy nhiên, theo báo cáo của TKV và Tổng công ty Đông Bắc, khối lượng than xuất khẩu ước thực hiện năm 2020 chỉ đạt khoảng 714.000 tấn (bằng 34,8% kế hoạch được Thủ tướng thông qua). Trong đó, TKV đạt khoảng 700.000 tấn; Tổng công ty Đông Bắc đạt khoảng 14 nghìn tấn.
Nguyên nhân chính của việc thực hiện xuất khẩu than cục, than cám 1, 2, 3 năm 2020 thấp hơn kế hoạch là do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nền kinh tế thế giới suy thoái. Các khách hàng truyền thống là Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, một số nước khu vực Đông Nam Á,... đều dừng hoặc cắt giảm mạnh sản xuất đối với một số ngành công nghiệp có nhu cầu sử dụng than của Việt Nam, đặc biệt là các hộ sản xuất thép Nhật Bản cắt giảm khoảng 30% sản lượng. 

Lương Bằng

Tin mới

Hàng chục nghìn tấn 'hạt vàng' của Việt Nam đổ bộ Mỹ với giá cực đắt, thuế nhập khẩu 0%
9 giờ trước
Giá xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang Mỹ đã tăng hơn 73% so với cùng kỳ.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng bất ngờ tung ưu đãi lớn cho loạt ô tô VinFast: Cao nhất 70 triệu, chỉ 1 TP được hưởng
8 giờ trước
Chính sách này sẽ bắt đầu từ ngày 18/4/2025 và áp dụng tại TP.HCM.
Loạt cà phê xem diễu binh dịp 30.4 “nét căng” tại TP.HCM đang khiến dân tình tranh nhau xí chỗ
5 giờ trước
Nhiều người dân đổ xô đi xem diễu binh 10 năm mới có 1 lần, lưu ngay những hàng quán có view diễu binh đẹp.
Bán thứ không 'sờ nắm' được cho các hãng xe lớn, đơn vị này thu về 5,4 nghìn tỷ: 100% kỹ sư Việt góp công
5 giờ trước
Doanh thu của công ty này khi bán thứ sản phẩm không thể "sờ nắm" được lên tới hơn 5,4 nghìn tỷ đồng.
Vào ngày này năm 2007, Nokia ra mắt chiếc điện thoại khiến cả thế giới công nghệ thốt lên: Không thể cần gì hơn thế nữa
6 giờ trước
Đây là một trong những thiết bị đầu tiên định hình khái niệm "điện thoại có thể làm được nhiều hơn nghe gọi".

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Dầu thô Brent

BRENT CRUDE

1.758.383 VNĐ / thùng

67.96 USD / bbl

3.20 %

+ 2.11

Dầu thô WTI

WTI CRUDE OIL

1.673.517 VNĐ / thùng

64.68 USD / bbl

3.54 %

+ 2.21

Khí tự nhiên US

NATURAL GAS US

2.274.993 VNĐ / m3

3.25 USD / mmbtu

0.06 %

- 0.00

Than đá

COAL

2.459.305 VNĐ / tấn

95.05 USD / mt

0.85 %

+ 0.80

» Xem tất cả giá Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Chỉ 5-10 năm tới, Việt Nam có thể xuất khẩu tới 10.000 MW điện sang Campuchia, Singapore và nhiều nước khác
1 ngày trước
Quy hoạch điện VIII điều chỉnh nêu rõ ưu tiên phát triển các nguồn điện từ năng lượng tái tạo để phục vụ xuất khẩu sang các nước trong khu vực.
Công nghệ BYD DM-i Super Hybrid định nghĩa lại “hiệu quả” trên ô tô
1 ngày trước
Người ta dễ ấn tượng với dáng xe đẹp, nội thất sang hay công suất khủng. Nhưng chỉ khi lăn bánh vài nghìn cây số, bạn mới thật sự hiểu xe có "hiệu quả" không.
Giá xăng RON 95 xuống dưới 19.000 đồng/lít - thấp nhất 4 năm qua
1 ngày trước
Tại kỳ điều chỉnh hôm nay (17/4), giá xăng giảm mạnh 350 - 390 đồng/lít.
Vừa tuyên bố ‘cai’ dầu Nga chưa được bao lâu, một quốc gia bất ngờ quay trở lại nhập khẩu vì giá quá rẻ, từng phụ thuộc 65% nguồn cung từ Moscow
2 ngày trước
Sau một thời gian ngắn tạm dừng do lệnh trừng phạt của Mỹ, quốc gia này sẽ bắt đầu nhập khẩu dầu Nga trở lại.