Thắng lớn tại các thị trường trọng điểm, "báu vật tỷ USD" của Việt Nam xác lập mục tiêu 48 tỷ USD trong năm 2025

20/11/2024 04:55
Năm 2025, ngành dệt may Việt Nam đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 47- 48 tỷ USD.

Sáng 19/11, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) đã tổ chức họp báo Lễ kỷ niệm 25 năm thành lập VITAS và Tổng kết năm 2024 của ngành dệt may Việt Nam .

Phát biểu tại sự kiện, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, ngành dệt may Việt Nam đã có những bước phát triển ấn tượng trong suốt 25 năm. Từ chỗ chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước, kim ngạch xuất khẩu rất nhỏ bé so với Thái Lan, Indonesia, Philippin… đến nay ngành dệt may Việt Nam đã vươn lên vị trí cường quốc xuất khẩu thứ 3 thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Bangladesh.

Thắng lớn tại các thị trường trọng điểm, "báu vật tỷ USD" của Việt Nam xác lập mục tiêu 48 tỷ USD trong năm 2025 - Ảnh 1

Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam.

Thị trường trong nước 25 năm qua cũng tăng từ trên 300 triệu USD lên khoảng 4,5 tỷ USD. Thặng dự thương mại năm 2024 đạt 19 tỷ USD tăng 108,6 lần so với 175 triệu USD của năm 1999. Với lực lượng lao động trên 3 triệu người, dệt may là ngành thu dụng lao động lớn nhất trong các ngành kinh tế cả nước, góp phần quan trọng giải quyết việc làm , đảm bảo thu nhập cho người lao động , tăng thu ngân sách cho Nhà nước, các địa phương và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Thắng lớn tại thị trường trọng điểm

Theo số liệu thống kê từ VITAS, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam tháng 10/2024 ước đạt 3,86 tỷ USD, tăng 10,7% so với tháng trước và 24,26% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam 10 tháng 2024 ước đạt 36,11 tỷ USD, tăng 9,86% so cùng kỳ 2023.

Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc ước đạt 28,38 tỷ USD, tăng 10,54%; kim ngạch xuất khẩu xơ sợi ước đạt 3,66 tỷ USD, tăng 0,47%; kim ngạch xuất khẩu vải ước đạt 2,22 tỷ USD, tăng 11,12%..

Thắng lớn tại các thị trường trọng điểm, "báu vật tỷ USD" của Việt Nam xác lập mục tiêu 48 tỷ USD trong năm 2025 - Ảnh 2

Nguồn: VITAS

VITAS cho biết, mặc dù bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, xung đột leo thang ở nhiều khu vực; giá xăng dầu, cước vận tải biến động mạnh, kinh tế thương mại phục hồi chậm, tổng đầu tư toàn cầu sụt giảm, thiên tai, biến đổi khí hậu, an ninh năng lượng diễn biến phức tạp, nhưng ngành dệt may Việt Nam vẫn giữ được mức tăng trưởng khá.

Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu Việt Nam năm nay ước đạt 44 tỷ USD như dự kiến, tăng 11,26% so với năm 2023, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 25 tỷ USD, tăng 14,79%; xuất siêu 19 tỷ USD, tăng 6,93% so với năm 2023.

Thắng lớn tại các thị trường trọng điểm, "báu vật tỷ USD" của Việt Nam xác lập mục tiêu 48 tỷ USD trong năm 2025 - Ảnh 3

Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang các thị trường chính. (Đơn vị: triệu USD)

Mỹ tiếp tục là thị trường lớn nhất với kim ngạch xuất khẩu ước đạt 16,71 tỷ USD, tăng 12,33% so với năm 2023 và chiếm tỷ trọng 37,98% tổng kim ngạch xuất khẩu ; Nhật Bản ước đạt 4,57 tỷ USD, tăng 6,18%, chiếm tỷ trọng 10,39%; EU ước đạt 4,3 tỷ USD tăng 7,66%, chiếm tỷ trọng 9,77%; Hàn Quốc ước đạt 3,93 tỷ USD, tăng 10,36%, chiếm tỷ trọng 8,93%; Trung Quốc ước đạt 3,65 tỷ USD, tăng 1,76%, chiếm tỷ trọng 8,3%; ASEAN ước đạt 2,9 tỷ USD, tăng 4,84%, chiếm tỷ trọng 6,59%.

Thắng lớn tại các thị trường trọng điểm, "báu vật tỷ USD" của Việt Nam xác lập mục tiêu 48 tỷ USD trong năm 2025 - Ảnh 4

Tỷ trọng theo thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam năm 2024.

Chủ tịch VITAS nhấn mạnh, hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam tiếp tục được cải thiện thể hiện ở tốc độ tăng trưởng ngày càng mở rộng so với những tháng đầu năm.

Những thị trường xuất khẩu chủ lực như Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc vẫn duy trì mức tăng trưởng. Thị trường ASEAN, Nga, Canada... đang là điểm sáng tiềm năng để doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu hàng dệt may. Ngoài ra, giá cước vận tải tiếp tục có xu hướng giảm cũng đang hỗ trợ cho sự tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may.

Mục tiêu 48 tỷ USD trong năm 2025

Theo ông Vũ Đức Giang, một trong những nguyên nhân chính giúp ngành dệt may Việt Nam cán đích trong năm nay là chuyển dịch đơn hàng từ một số quốc gia sang Việt Nam, đa dạng hóa thị trường, mặt hàng xuất khẩu cũng như đối tượng khách hàng.

Song song với đó, ngành dệt may cũng được hưởng lợi từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Chuyển dịch nguồn vốn đầu tư nước ngoài từ một số quốc gia vào lĩnh vực nguồn cung nguyên liệu đã giúp ngành dệt may chủ động được một số nguyên liệu mới. Đồng thời, ngành dệt may Việt Nam cũng đã thích ứng được với những đơn hàng có yêu cầu cao về mẫu mã, giao trong ngắn hạn, chất lượng cao...

Bên cạnh đó, Chủ tịch VITAS cũng tiết lộ, thời điểm này, một số các doanh nghiệp đã có đơn hàng trong quý 1 và quý 2 năm 2025.

Do đó, đây chính là một trong những tiền đề quan trọng để ngành dệt may Việt Nam đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 47-48 tỷ USD trong năm 2025.

Ngoài ra, thực hiện Chiến lược phát triển ngành dệt may và da giày, từ nay đến năm 2030, ngành sẽ chuyển dần từ phát triển nhanh sang phát triển bền vững . Từ 2031-2035, phát triển bền vững một cách hiệu quả theo mô hình kinh tế tuần hoàn; hoàn thiện chuỗi giá trị trong nước và tham gia ở vị trí có giá trị cao trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tin mới

Triển khai 1 Đề án, Việt Nam phát hiện 110 mỏ khoáng sản quý, trong đó có gần 30 tấn vàng
3 giờ trước
Trong số các mỏ khoáng sản mới được tìm thấy ở Việt Nam, có tới 40 mỏ vàng với trữ lượng gần 30 tấn.
Điểm đến ở Thái Lan mở cửa trở lại, vẫn có khách Việt hủy tour
3 giờ trước
Một số đoàn khách Việt đi Bangkok hủy tour, công ty du lịch theo dõi chặt tình hình tham quan của các đoàn khách đang ở Thái Lan.
Gần như mọi điện thoại Samsung bán ra trên thế giới đều sản xuất ở Việt Nam: Thời của Trung Quốc đã qua
5 giờ trước
Đặc biệt với những người sống ở Bắc Mỹ hoặc Châu Âu, nhiều khả năng điện thoại Samsung họ đang dùng là thiết bị được sản xuất tại Việt Nam.
Giá xăng dầu hôm nay 31/3: Tăng trở lại trong tuần mới
6 giờ trước
Giá xăng dầu hôm nay 31/3, dầu thô trên thị trường thế giới hôm nay tăng trở lại trong tuần mới, các loại dầu thô WTI và Brent đều có mức tăng nhẹ so với phiên giao dịch cuối tuần qua.
Hãng xây nhà máy 2.500 tỷ tại VN trình làng siêu phẩm xe máy điện: Công nghệ xịn không kém SH, giá mềm bất ngờ
6 giờ trước
Mẫu xe máy điện Yadea Velax sở hữu thiết kế khá giống Honda Vario (Click) cùng mức giá hấp dẫn.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Dầu thô Brent

BRENT CRUDE

1.858.618 VNĐ / thùng

72.67 USD / bbl

0.13 %

- 0.09

Dầu thô WTI

WTI CRUDE OIL

1.771.427 VNĐ / thùng

69.26 USD / bbl

0.14 %

- 0.10

Khí tự nhiên US

NATURAL GAS US

2.903.548 VNĐ / m3

4.19 USD / mmbtu

3.07 %

+ 0.12

Than đá

COAL

2.647.166 VNĐ / tấn

103.50 USD / mt

1.47 %

+ 1.50

» Xem tất cả giá Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Châu Âu mạnh tay với LNG Nga: Cấm tái xuất tại khắp các cảng EU nhưng đây là lý do Nga vẫn có thể 'bình chân như vại'
1 ngày trước
Lệnh cấm tái xuất LNG của Nga từ phía EU hiện đã chính thức có hiệu lực.
Giá xăng dầu hôm nay 30/3: Suy giảm sau nhiều phiên tăng mạnh
1 ngày trước
Giá xăng dầu hôm nay 30/3: Dầu thô trên thị trường thế giới hôm nay đồng loạt suy giảm sau nhiều phiên tăng mạnh.
Bất ngờ khi giá xăng sinh học E5 không rẻ hơn nhiều so với xăng khoáng
2 ngày trước
Hiện, mức chênh giữa giá xăng sinh học E5 so với xăng khoáng RON 95 chỉ ở mức gần 392 đồng/lít
Lo ngại đường ống dẫn dầu Trung Quốc - Myanmar ảnh hưởng động đất
2 ngày trước
Trận động đất chết người xảy ra chiều 28/3 tại Myanmar làm dấy lên lo ngại về đường ống dẫn dầu Trung Quốc - Myanmar, tuyến đường bộ chiến lược để Trung Quốc nhập khẩu dầu và khí đốt từ Trung Đông.