TTCK từ sau đợt chỉnh mạnh từ đầu tháng 7/2021 hiện đang trong xu hướng rủi ro, đặc biệt thanh khoản mỗi phiên giảm mạnh so với trước đó cho thấy dòng tiền cực kỳ dè dặt trước bối cảnh hiện tại.
Tham gia tại Toạ đoàn trực tuyến Nhận diện cơ hội TTCK nửa cuối năm 2021 diễn ra vào ngày 28/7/2021 mới đây, ông Lê Quang Minh – Giám đốc Phân tích Đầu tư tại Chứng khoán Mirae Asset (MAS) – cho biết việc điều chỉnh là bình thường và cũng đã sớm được dự báo trước đó.
Thị trường hiện tại là lúc những nhà đầu tư chưa mua được cổ phiếu giá rẻ có cơ hội mua giá rẻ
Sau đợt tăng mạnh đến cuối tháng 6/2021, định giá thị trường theo tổng hợp từ MAS cho thấy đã ở mức khá cao. Trong đó, chỉ số PE chạm ngưỡng rủi ro và sau đó TTCK chứng kiến sự điều chỉnh rất mạnh. Nhìn từ quá khứ, câu chuyện tương tự diễn ra vào đầu năm 2018, khi PE tăng quá mức thị trường bắt đầu bước vào vùng rủi ro và giảm điểm mạnh.
Bổ sung, đại diện Chứng khoán Rồng Việt cũng đồng ý quan điểm định giá của Việt Nam vào cuối tháng 6 ở mức khá cao so với con số bình quân 3 năm gần nhất. Trong đó, mức trung bình của thị trường vào khoảng 16 lần, thì cuối cuối tháng 6/2021 giá trị thực tế đã chạm mức 19 lần.
"Tuy nhiên, cần xác định điều chỉnh là bình thường, vì chúng ta đã chứng kiến thị trường tăng liên tục vài trăm điểm lên hơn 1.400 điểm, và trong suốt quá trình đó rất ít điều chỉnh. Nhiều nhà đầu tư lúc bấy giờ không kịp mua cổ phiếu", ông Minh nói.
Như vậy, thị trường lúc này có thể ví là lúc những nhà đầu tư chưa mua được cổ phiếu giá rẻ thì có cơ hội mua giá rẻ. Còn những nhà đầu tư nào đã mua rồi thì vẫn hoàn toàn có thể yên tâm, vì thị trường nhiều khả năng sẽ sớm lên lại vùng 1.450-1.500 điểm.
Cơ sở nào để MAS đưa ra dự báo này, giữa bối cảnh thanh khoản thấp và thị trường đối mặt với nhiều thông tin không mất lạc quan, cụ thể là diễn biến đại dịch Covid-19 trong làn sóng bùng phát lần thứ tư?
Trả lời, ông Minh cho biết thống kế về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thì hiện EPS đâu đó đang tăng trưởng 33%, làm cho mức PE trung bình của toàn thị trường trong nam 2021 giảm xuống mức thấp hơn. Tương ứng, vùng giá 1.450-1.500 sẽ là điểm đến cho VN-Index trong tháng tới. Dĩ nhiên, dự báo trên phải đặt trong giả định nước ta dập được dịch trong tháng 8.
"Trường hợp nếu dịch không dập được thì dự báo EPS có thể thấp hơn. Dù vậy, cơ bản nội tại nền kinh tế đang rất tốt, và một minh chứng rõ ràng là Việt Nam nói chung cũng như chứng khoán Việt Nam nói riêng đang được thế giới công nhận và viết bài rất nhiều", ông Minh nhấn mạnh.
Ngoài ra, một tiêu chí quan trọng khác quyết định niềm tin vào sự hồi phục của TTCK là Việt Nam đang rất cởi mở về kinh tế. Hiện, chỉ số mở cửa cho kinh tế đang cao gấp 2 lần so với chỉ số GDP, và nước ta chỉ đứng sau Hồng Kông và Singapore về độ mở kinh tế.
Như vậy, Việt Nam đang đước trước câu chuyện ham gia sâu rộng vào chỗi cung ứng toàn cầu. Điều này về dài hạn sẽ giúp Việt Nam có thể bắt kịp nền kinh tế thế giới. Dù rằng trong ngắn hạn, chúng ta khó tránh khỏi những cú sốc, tuy nhiên chắc chắn bức tranh kinh tế về dài hạn đang rất sáng. Và, nhà đầu tư ngoại thường chỉ về về dài hạn, ông Minh nhấn mạnh.
Ông Lê Quang Minh – Giám đốc Phân tích Đầu tư tại Chứng khoán Mirae Asset (MAS).
Mức thanh khoản 15.000 - 17.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 80% vốn hóa toàn thị trường là mức hợp lý
Trên góc nhìn nhà đầu tư nước ngoài về TTCK Việt Nam hiện nay, ông Lê Anh Tuấn, Phó giám đốc Đầu tư Dragon Capital cho biết: "Nhìn vào thị trường giai đoạn vài tháng qua, giảm 13-14% so với đỉnh, nhưng phải nói thị trường có sự trưởng thành vượt bậc. Thanh khoản 25.000 - 30.000 tỷ đồng không thực chất, và mức này khó mà ổn định trong thời gian dài. Tôi cho rằng, trên sàn HoSE, với mức thanh khoản 15.000 - 17.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 80% vốn hóa toàn thị trường là mức hợp lý".
Còn về định giá, mức P/E 19 lần có lúc là đắt, có lúc cũng là rẻ tùy thuộc vào tăng trưởng lợi nhuận trong tương lai, vị này cho biết.
Trước khi Covid-19 trở thành vấn đề lớn, thì dự báo tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp khoảng 50-52% (gồm cả doanh nghiệp trên UPCoM), nhưng vì Covid nên dự báo giảm xuống, tăng trưởng 40% cho năm 2021, và năm 2022 nếu kiểm soát được dịch thì lợi nhuận tăng 22-25%. Nhìn ngược lại thời điểm hồi năm 2020, không ai dám nói năm 2021, lợi nhuận sẽ tăng trưởng 30-40%.
Tuy nhiên, khi Covid đi qua, sự hồi phục của các nền kinh tế là rất mạnh như Mỹ, GDP tăng 6,6% cao nhất mấy chục năm qua.
"Nói về thị trường giảm đợt qua, tôi cho rằng có 2 yếu tố, định giá là một phần, yếu tố thứ 2 là dòng tiền. Trong đó, dòng tiền nước ngoài rút ròng mạnh, từ đầu năm đến nay rút ròng trên sàn chứng khoán 1,7 triệu USD và trong 3 năm qua là 4 tỷ USD. Cộng thêm lượng cho vay ký quỹ tăng đột biến ở các công ty, vậy muốn thị trường tăng tiếp, cần có các đợt chuyển hóa từ người vay nhiều sang các nhà đầu tư chưa vay, dòng tiền nước ngoài quay lại, dòng tiền mới thay thế dòng tiền cũ. Nhưng với diễn biến này, tôi cho là tốt", ông Tuấn nói.
Xét kỹ hơn về định giá năm 2021, với tăng trưởng lợi nhuận 35-40%, PE khoảng 14-15 lần, còn năm 2022, tăng trưởng lợi nhuận 22-25% thì PE còn 11,5-12 lần, so với PE trung bình thị trường 15-16 lần thì còn cách rất xa, còn hấp dẫn. Có vài công ty trên sàn có định giá so với trung bình toàn thị trường, nhưng tổng thể 11-12 lần PE thì không đắt.
"Định giá năm 2022 ở mức 11-12 lần PE thì không đắt, chúng tôi không quan tâm ngắn hạn mất 5-10% khi nhìn thấy có thể đạt được 20-30% dài hạn. Nên nếu tin vào tăng trưởng lợi nhuận năm 2022 như trên, thì vùng 1.200 - 1.250 điểm là vùng quan tâm, có thể xuống tiền mua cổ phiếu doanh nghiệp tốt", đại diện Dragon Capital nhấn mạnh.
Ông Lê Anh Tuấn, Phó giám đốc Đầu tư Dragon Capital.