Thanh toán điện tử: Tiền mặt vẫn là ‘vua’ ở Việt Nam

17/10/2019 10:38
Theo ông Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), dù được đánh giá là thị trường cực kỳ tiềm năng nhưng thị trường thanh toán điện tử tại Việt Nam đang có sự cạnh tranh cực kỳ khốc liệt. Các nghiên cứu cho thấy, Tiền mặt vẫn là vua ở Việt Nam. 90% giao dịch vẫn thanh toán bằng tiền mặt. Hầu hết số liệu giao dịch mới chỉ tập trung vào giao dịch cơ bản.

Đây là thông tin được các đại biểu đưa ra tại toạ đàm "Thúc đẩy thanh toán điện tử trên toàn quốc” do Cổng thông tin Chính phủ tổ chức chiều 16/10.

Theo ông Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), dù được đánh giá là thị trường cực kỳ tiềm năng nhưng thị trường thanh toán điện tử tại Việt Nam đang có sự cạnh tranh cực kỳ khốc liệt. Theo ông Hải, thống kê của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam về thanh toán điện tử qua internet, điện thoại di động trong quý I/2019 cho thấy, số lượng và giá trị giao dịch tài chính qua kênh internet tăng 68,8% và 13,4% so với cùng kỳ năm 2018; số lượng và giá trị giao dịch tài chính qua kênh điện thoại di động tăng 97,7% và 232,3 % so với cùng kỳ năm 2018.

Tuy nhiên dù tăng trưởng thuộc top đầu thế giới, song theo Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, tỉ lệ thanh toán điện tử ở Việt Nam vẫn rất thấp so với các nước. Đồng thời các mảng phát triển cũng không đồng đều, trong đó thương mại điện tử chủ yếu vẫn sử dụng tiền mặt với hình thức COD - Hàng đến thanh toán bằng tiền mặt

Tổng giám đốc Tổng công ty Dịch vụ số Viettel Phạm Trung Kiên cũng cho biết, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng trong lĩnh vực thanh toán điện tử rất nhanh nhưng so với thế giới vẫn chưa ăn thua. “Tiền mặt vẫn là vua ở Việt Nam. 90% giao dịch vẫn thanh toán bằng tiền mặt. Hầu hết số liệu giao dịch mới chỉ tập trung vào giao dịch cơ bản như chuyển tiền, đóng tiền nước, tiền điện, tiền cáp truyền hình”, ông Kiên nói.

Cũng theo ông Kiên, dùng thanh toán bằng tài khoản viễn thông – Mobile Money đang là xu hướng triển khai ở nhiều nước trên thế giới. Còn tại Việt Nam, với việc phát triển thanh toán qua tài khoản viễn thông, Việt Nam hoàn toàn có thể đẩy mạnh hơn nữa việc thanh toán điện tử trên phạm vi cả nước hướng đến các thanh toán các giá trị giao dịch rất nhỏ, từ cốc trà đá, vé gửi xe, cốc cà phê… Dù có sự thuận tiện và lợi ích tốt nhưng, để thu hút khách hàng, các doanh nghiệp phải chấp nhận cạnh tranh thu hút khách hàng thông qua đưa ra các ưu đãi, khuyến mại cũng như hình thành thói quen sử dụng.

“Để nhảy vào thị trường nàu, doanh nghiệp phải chấp nhận cuộc chơi cực kỳ tốn kém. Nhưng mỗi người có một cách tiếp cận khác nhau, có doanh nghiêp chi rất nhiều tiền để tăng giá trị công ty kiếm lời và cũng có những doanh nghiệp đi vào việc tạo giá trị thực sự. Tuy nhiên, tất cả đều đòi hỏi phải mất rất nhiều năm để cạnh tranh”, ông Kiên nói.

Còn theo Tổng thư kí Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI), ông Phùng Anh Tuấn, giao dịch bằng phương thức nào cũng có rủi ro nhất định, chủ yếu do cơ chế giám sát. “Đánh bạc online cũng vậy, nó phát sinh từ con người, công nghệ chỉ là công cụ và cách họ sử dụng thôi. Người ta thấy có lỗ hổng kiếm tiền nhanh thì người ta sẽ làm. Do vậy phải có cơ chế phòng vệ giám sát rủi ro”, ông Tuấn nói.

Theo số liệu của công ty nghiên cứu Statista, năm 2017, số lượng thanh toán điện tử tại Việt Nam đã tăng 22% so với năm trước với tổng giá trị giao dịch ước tính vào khoảng 6,1 tỉ USD. Con số này được dự báo sẽ tăng lên 12,3 tỉ USD vào năm 2022.

Mặc dù được ghi nhận có sự tăng trưởng ấn tượng tuy nhiên tỉ lệ thanh toán điện tử ở Việt Nam đến nay vẫn rất thấp so với các nước láng giềng. Theo Ngân hàng Thế giới (World Bank), Việt Nam hiện có số lượng giao dịch phi tiền mặt thấp nhất trong khu vực ở mức 4,9%. Con số này thấp hơn rất nhiều so với Thái Lan với gần 60% và Malaysia là gần 90%.

Báo cáo về kinh tế internet mới đây của Google cũng cho thấy, kể từ năm 2015, kinh tế Internet của Việt Nam đã liên tục duy trì mức tăng trưởng lên đến 38% mỗi năm. Đến cuối năm 2019, các chuyên gia dự báo nền kinh tế Internet của Việt Nam sẽ chạm mức 12 tỷ USD, đóng góp 5% vào tổng GDP trên cả nước. Tốc độ này đến từ 61 triệu người dùng Internet tại Việt Nam, ngoài ra, trung bình người Việt dành đến 3 giờ 12 phút để sử dụng Internet mỗi ngày.

Không những phát triển nhanh, Việt Nam còn vươn lên trở thành nền kinh tế "số hóa" tốt nhất trong khu vực với sự lan tỏa mạnh mẽ của thương mại điện tử, nổi bật là cuộc chiến giành thị phần của các thương hiệu từ trong và ngoài nước.

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
6 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
4 giờ trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
3 giờ trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
3 giờ trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
2 giờ trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
13 phút trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
3 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.
Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
17 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
2 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.