Tháo gỡ khó khăn cho bất động sản: "Thay vì mệnh lệnh hành chính, cần hành động ngay"

14/02/2023 15:28
Đây là ý kiến của ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TPHCM khi nói về những giải pháp cấp bách để tháo gỡ khó khăn cho bất động sản. Theo ông Châu trong khi các phương án vẫn đang được bàn thảo thì nhiều doanh nghiệp lớn kiệt quệ, có nguy cơ “chết trên đống tài sản”.

Thị trường bất động sản sau 2 năm dịch bệnh Covid-19 kéo dài bắt đầu chìm trong khó khăn từ giữa năm 2022. Đặc biệt, doanh nghiệp bất động sản càng lớn càng gặp khó khi hầu hết các dự án đang triển khai đều gặp vấn đề về pháp lý không ra hàng được.

Cùng với đó là cú “phanh gấp” tín dụng khiến hoạt động của doanh nghiệp bỗng khựng lại, tồn tại leo lắt. Không ít tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản phải chấp nhận thực hiện các biện pháp “đau đớn” cắt giảm nhân sự, giảm lương, thu hẹp quy mô, thậm chí vay "nặng lãi" để tồn tại...

Nhận thấy những vướng mắc rất lớn của thị trường, từ tháng 11/2022 Chính phủ liên tục có những cuộc họp nhằm tháo gỡ vướng mắc cho bất động sản. Chỉ tính riêng từ tháng 11/2022 đến nay, Thủ tướng đã liên tục có những chỉ đạo như: Thành lập tổ công tác, Tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản. Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước cũng tổ chức có những cuộc họp nhằm gỡ khó cho thị trường bất động sản trong vấn đề tín dụng cũng như vốn từ trái phiếu. Đặc biệt, ngày 17/2 sắp tới Thủ tướng cũng sẽ chủ trì Hội nghị toàn quốc nhằm gỡ khó cho bất động sản.

Tháo gỡ khó khăn cho bất động sản: Thay vì mệnh lệnh hành chính, cần hành động ngay - Ảnh 1.

Chính phủ liên tục chỉ đạo gỡ khó cho bất động sản liên tục được bàn thảo (Ảnh Nhật Vũ).

Tuy nhiên, trong khi các phương án tháo gỡ vẫn đang được khẩn trương xem xét thì thị trường đã chứng kiến doanh nghiệp bất động sản vẫn chìm trong khó khăn. Cụ thể, mới đây nhất ngày 10/2 NovaReal (Công ty con của Novaland) đã gửi Thư thông báo tới khách hàng về việc tạm hoãn thanh toán các khoản ưu đãi lãi suất theo thỏa thuận ban đầu trong bối cảnh thanh khoản và dòng tiền gặp khó khăn ngoài tầm kiểm soát.

"Từ giữa năm 2022, tình hình kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước có những biến động lớn, gây ảnh hưởng và tác động nhiều mặt thị trường; song song đó lạm phát, tín dụng thắt chặt, mặt bằng lãi suất tăng... đã ảnh hưởng đến thanh khoản của hàng loạt doanh nghiệp và công ty chúng tôi cũng không ngoại lệ. Hiện nay, thanh khoản và dòng tiền của công ty đều gặp phải khó khăn và ngoài tầm kiểm soát. Do đó, Công ty tạm hoãn thanh toán các khoản theo thỏa thuận ban đầu với Quý khách”, NovaReal thông tin.

Thông báo này ngay lập tức đã khiến khách hàng mua nhà tại các đại dự án với quy mô lến đến 1.000ha của Novaland tại Phan Thiết, Hồ Tràm, Đồng Nai…rối bời bởi những “đứt gãy” trong bài toán tài chính so với những tính toán ban đầu của nhà đầu tư. Bởi thay vì khách hàng đang được ưu đãi lãi suất 0% hàng tháng thì nay buộc phải thay chủ đầu tư trả lãi hàng tháng. Phần lãi suất được Novaland cam kết sẽ được cấn trừ sau này.

Thực tế cho thấy, hiện nay không chỉ Novaland mà hàng trăm doanh nghiệp lớn trên thị trường bất động sản cũng đang gặp phải tình trạng khó khăn chồng khó khăn. Dự án tắc pháp lý, doanh nghiệp không có sản phẩm bán hàng và nỗi lo phá sản. Nếu tiếp tục để tình trạng này diễn ra, hậu quả là cả thị trường sẽ đình đốn, kéo theo là cả nền kinh tế bởi bất động sản là lĩnh vực đầu tàu, lan tỏa tới cả hàng chục ngành nghề lĩnh vực.

Để giải quyết những khó khăn của thị trường bất động sản, các chuyên gia cho rằng cần phải hành động quyết liệt hơn. Cần sớm đưa ra những giải pháp tổng thể, phải có giải pháp xử lý từ gốc. Kinh nghiệm không thể dùng biện pháp hành chính để điều tiết thị trường một cách đột ngột.

Trao đổi với chúng tôi, chuyên gia Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV cho biết hiện nay thị trường bất động sản có 4 khó khăn lớn nhất của thị trường bất động sản là pháp lý, vốn, quan hệ cung cầu và quy hoạch. Trong đó, pháp lý là khó khăn lớn nhất của thị trường.

“Muốn gỡ khó cho doanh nghiệp bất động sản, việc đầu tiên chúng ta phải làm quyết liệt và làm ngay là pháp lý. Tháo gỡ được pháp lý cho các dự án, từ đó mới có thể tăng nguồn cung, hạ giá bất động sản”, ông Lực khẳng định.

Ông Lực cũng chỉ ra kinh nghiệm trong năm 2022 cú “phanh gấp” tín dụng cùng với trái phiếu bất động sản đã khiến doanh nghiệp bất động sản đột ngột khó khăn. Theo ông Lực, ngay từ năm 2023 các chính sách cho bất động sản phải được điều tiết một cách hợp lý. Ông lực đưa ra dẫn chứng như room tín dụng cho bất động sản 2023 cần phải được NHNN đưa ra ngay từ đầu năm, chậm nhất là trong tháng 2 để tránh tình trạng sau này phải “phanh gấp”.

Cùng quan điểm với ông Lực, ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TPHCM cho rằng: “Chúng ta không thể yêu cầu giảm giá bất động sản trong khi nguồn cung chưa được tháo gỡ, thủ tục pháp lý kéo dài, giá cả nguyên vật liệu cao, đẩy chi phí tăng cao. Chúng ta cũng không mong có kết quả khi yêu cầu doanh nghiệp bán bớt tài sản trong khi thị trường đang không có dòng tiền, không có người mua. Vướng ở đâu chúng ta cần gỡ ở đó, thị trường bất động sản không thể thể điều hành bằng các biện pháp phi thị trường. Cần tư duy thị trường trong quản lý để có thị trường bất động sản lành mạnh bền vững”.

Cũng theo ông Châu: “Vướng mắc pháp lý của thị trường bất động sản hiện nay là vướng mắc lớn nhất, chiếm 70% khó khăn của các dự án bất động sản, nhà ở. Gỡ pháp lý, dự án có thể ra hàng, tăng nguồn cung giúp giảm giá bán bất động sản. Câu chuyện này chúng ta thấy rất rõ nhưng vẫn loay hoay. Nếu không có giải pháp xử lý kịp thời, hiệu quả thì thị trường bất động sản có thể trượt vào suy thoái, khủng hoảng có thể kéo theo suy thoái, khủng hoảng kinh tế, tác động bất lợi đến mục tiêu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, an sinh xã hội”.

Trao đổi với chúng tôi, đại diện một Tập đoàn bất động sản lớn cho biết doanh nghiệp có hơn 10 dự án đang trong quá trình triển khai nhưng hầu hết đều vướng pháp lý cho biết: “Doanh nghiệp bất động sản mong Chính phủ và các bộ ban ngành phải giải quyết được vấn đề pháp lý, để doanh nghiệp có được sản phẩm bán ra thị trường thì mới có thể tính đến câu chuyện giảm giá bất động sản. Nguồn cung bị ách tắc, doanh nghiệp có đất nhưng không ra được sản phẩm để bán thì làm sao giảm được giá nhà. Chúng tôi cũng khẩn thiết chờ đợi những hành động cụ thể từ Chính phủ và các cơ quan chức năng sau hàng loạt Hội nghị gỡ khó cho bất động sản”.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
3 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
2 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
2 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
49 phút trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
41 phút trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc tự đẩy mình vào 'thời khắc sinh tử': 300 startup xe điện chỉ còn 7 hãng lớn có thể tồn tại, chiến trường xe điện khốc liệt hơn bất kỳ lúc nào
11 giờ trước
Chỉ những công ty có thể duy trì hoạt động mà không cần đến nguồn tài trợ bên ngoài mới có thể tiếp tục cuộc đua, trong bối cảnh nỗi lo về tình trạng dư thừa công suất luôn rình rập.
SUV điện cỡ lớn Hyundai Ioniq 9 chính thức ra mắt: Tầm di chuyển 620 km, đấu trực tiếp với VinFast VF 9
21 giờ trước
Mẫu xe này sẽ được bán tại Mỹ, Hàn Quốc từ đầu năm 2025 trong khi các thị trường khác phải đợi đến cuối năm.
Báu vật tâm linh: Thế giới chỉ 2 nước có, Việt Nam sở hữu cá thể 700 tuổi, thuộc hàng Tứ Thiết quý hiếm
22 giờ trước
Cá thể cổ thụ này được xếp hạng là Cây Di sản Việt Nam.
HIIVE by fusion: Ưu đãi mùa lễ hội dành cho doanh nghiệp tại Bình Dương
22 giờ trước
Doanh nghiệp phát triển, việc giữ chân nhân tài và xây dựng đội ngũ chuyên nghiệp, tận tâm ngày càng trở nên thách thức. Lựa chọn địa điểm tổ chức sự kiện hay nơi nghỉ dưỡng cho nhân viên không chỉ đơn thuần đáp ứng nhu cầu cơ bản mà còn là chiến lược khẳng định vị thế và nâng cao hiệu quả làm việc của đội ngũ nhân sự.