"Tháo gông" cho tài sản bảo đảm là sản phẩm trí tuệ

16/04/2021 19:53
Nghị định 21 có hiệu lực kể từ ngày 15/5 tới, cho phép định giá tài sản bảo đảm theo thị trường đối với sản phẩm trí tuệ...

Ngày 15/4, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam phối hợp với Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị triển khai Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định thi hành Bộ luật dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. 

Nghị định bao gồm 5 chương, 62 điều, quy định sát với hoạt động tín dụng, giao dịch tài sản bảo đảm, xử lý tài sản bảo đảm… của các ngân hàng, đặc biệt là các sản phẩm trí tuệ.

Cụ thể, tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ gồm: tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan cấm mua bán, cấm chuyển nhượng hoặc cấm chuyển giao khác về quyền sở hữu tại thời điểm xác lập hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm.

Đó là, tài sản bán trong hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu; tài sản thuộc đối tượng của nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ bị vi phạm đối với biện pháp cầm giữ; tài sản thuộc sở hữu toàn dân trong trường hợp pháp luật liên quan có quy định.

Trước đây, các tổ chức tín dụng áp dụng Nghị định 163/2006/CP-NĐ về giao dịch bảo đảm và Nghị định 11/2012/NĐ-CP bổ sung, sửa đổi Nghị định 163.

Năm 2015, Bộ luật dân sự được ban hành mới và hoạt động giao dịch bảo đảm vẫn được thực hiện theo nghị định cũ. Tuy nhiên, ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng cho hay, có nhiều bất cập, vướng mắc trong hoạt động của các tổ chức tín dụng xung quanh vấn đề xử lý tài sản bảo đảm.

Chẳng hạn, có nhiều trường hợp bỏ hàng tỷ đồng để nghiên cứu sáng chế, sau đó, dùng sáng chế này để vay vốn ngân hàng, phát triển sáng chế đó lên mức cao hơn, có giá trị hơn nhưng đều bị các ngân hàng từ chối.

Các doanh nghiệp công nghệ thông tin hiện nay muốn phát triển, cần được các tổ chức tài chính hỗ trợ nhưng nhiều ngân hàng khó khăn trong việc định giá giá trị sáng chế và các sản phẩm về trí tuệ.
Ông Nguyễn Hồng Hải, Phó Cục trưởng Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm, Bộ Tư pháp

Bởi vậy, Nghị định 21 sắp có hiệu lực tới đây sẽ quy định cơ chế pháp lý xác định, mô tả tài sản bảo đảm; cơ chế pháp lý giải quyết việc đầu tư vào tài sản bảo đảm và cơ chế pháp lý giải quyết biến động về tài sản bảo đảm. Đây được coi là hành lang pháp lý cực kỳ quan trọng xử lý bất đồng giữa chủ nợ và con nợ trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm.

Một vấn đề khác, mặc dù Nghị định 21 không quy định về thu giữ tài sản bảo đảm do hạn chế văn bản ở mức nghị định; tuy nhiên, để tháo gỡ vướng mắc này, Nghị định 21 quy định: khi xử lý tài sản bảo đảm, chỉ cần thực hiện theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng, không cần có văn bản ủy quyền hoặc văn bản đồng ý của bên bảo đảm.

Chia sẻ thêm một số nội dung cơ bản cần quan tâm trong áp dụng, thi hành Nghị định 21, ông Nguyễn Hồng Hải cho rằng: Nghị định 21 đã thể chế hóa cách tiếp cận vật quyền của Bộ luật dân sự 2015 như quyền truy đòi. "Điều 7 Nghị định 21 quy định việc chuyển dịch tài sản bảo đảm dù đã phát sinh hiệu lực pháp lý với người thứ ba thì không làm thay đổi hoặc chấm dứt quyền truy đòi của bên nhận bảo đảm đối với tài sản trừ trường có sự thỏa thuận khác hoặc Bộ luật dân sự 2015 hoặc luật khác liên quan có quy định", ông Hải nói.

Ngoài ra, Bộ luật dân sự 2015 đã tách bạch thời điểm có hiệu lực của hợp đồng và hiệu lực đối kháng với người thứ 3 nhằm đảm bảo quyền lợi của bên nhận tài sản bảo đảm.

Theo đó, hợp đồng thế chấp tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Việc thế chấp tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký. Theo đó, sau khi giao kết hợp đồng thế chấp, bên nhận thế chấp cần phải đăng ký giao dịch bảo đảm để đảm bảo quyền lợi. Bất kỳ một bên thứ 3 nào khác trước khi tham gia giao dịch đối với tài sản này buộc phải biết tình trạng pháp lý tài sản. Nếu bên thứ ba chấp nhận giao dịch thì khi có tranh chấp phát sinh về tài sản thế chấp bên nhận thế chấp được quyền ưu tiên trong việc xử lý tài sản thế chấp.


Tin mới

Giá vàng giảm mạnh, cửa hàng nhanh chóng nới 'quota' bán
7 giờ trước
Sáng 19/4, ngay khi giá vàng liên tục giảm mạnh, các cửa hàng ở Hà Nội đã tăng lượng bán cho người mua, nhiều hơn hẳn những ngày trước đó.
Làm 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất cấm rồi bán cho người dân
6 giờ trước
Tại cơ quan công an, các đối tượng thừa nhận đã bán 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất độc hại được bán cho người dân sử dụng.
Samsung khởi động sân chơi sáng tạo nội dung số tôn vinh du lịch Việt Nam, giải thưởng lên đến 300 triệu đồng
6 giờ trước
Cuộc thi sáng tạo nội dung “Galaxy AI Hiểu Tiếng Việt, Tôn Vinh Du Lịch Việt” sẽ diễn ra từ ngày 18/4 đến ngày 18/5 dành cho mọi công dân Việt Nam.
3 tiếng, giá vàng 'bốc hơi' 5 triệu đồng/lượng
5 giờ trước
Giá vàng trong nước chưa ngừng sụt giảm mạnh, giá vàng miếng không chỉ mất kỷ lục 120 triệu đồng mà hiện chỉ còn 115 triệu đồng/lượng.
Hàng chục nghìn tấn 'hạt vàng' của Việt Nam đổ bộ Mỹ với giá cực đắt, thuế nhập khẩu 0%
5 giờ trước
Giá xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang Mỹ đã tăng hơn 73% so với cùng kỳ.

Tin cùng chuyên mục

247BPO & TECHCOMBANK: Hợp tác triển khai dịch vụ đổi ngoại tệ trực tuyến
12 giờ trước
Ngày 16/04/2025, tại Hà Nội, lễ ký kết hợp tác chiến lược giữa Công ty TNHH 247BPO và Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) đã chính thức diễn ra, mở ra bước ngoặt quan trọng trong hành trình tích hợp dịch vụ tài chính vào hệ sinh thái công nghệ du lịch.
Từng hạn chế hàng ngoại, người Nhật Bản quay xe dùng một mặt hàng từ Mỹ dù giá đắt đỏ, nguồn cung trong nước liên tục thiếu hụt
1 ngày trước
Dù phải chịu thuế nhập khẩu tuy nhiên mặt hàng này từ Mỹ về Nhật Bản vẫn rẻ hơn mức giá tại thị trường nội địa.
Đặt cược vào Việt Nam, một mặt hàng điện tử cả thế giới khao khát đã "nhảy múa" thoát thuế quan như nào?
1 ngày trước
Trong những ngày đầu tháng 4, 90% số lượng thiết bị xuất sang Mỹ đều đến từ Việt Nam.
Bất chấp Mỹ siết thuế, người tiêu dùng toàn cầu vẫn 'đổ xô' mua xe điện
2 ngày trước
Doanh số xe điện toàn cầu đã tăng 29% trong tháng 3, chủ yếu đến từ Trung Quốc và châu Âu.