Thất nghiệp vì doanh nghiệp thu hẹp sản xuất

03/11/2022 17:26
Trước tình cảnh nhiều doanh nghiệp (DN) ở TPHCM và một số tỉnh phía Nam gặp khó khăn và phải cắt giảm số lượng lớn nhân sự, hàng chục nghìn công nhân đang làm việc ở các khu công nghiệp trọng điểm buộc phải “hồi hương” hoặc tìm kiếm công việc khác để đắp đổi cuộc sống qua ngày.

TPHCM: Công nhân bỗng dưng… bị sa thải

Vẫn chưa hết hụt hẫng khi Công ty TNHH Tỷ Hùng (quận Bình Tân, TPHCM, chuyên sản xuất giày da xuất khẩu) thông báo chấm dứt hợp đồng lao động, chị Nguyễn Thị Thu (43 tuổi) ngậm ngùi cho biết: Trước thời điểm dịch COVID-19 bùng phát, công ty còn có nhiều đơn hàng nhưng 2 năm nay đơn hàng gần như không có. “Mỗi ngày, chúng tôi chỉ đi làm tới bốn giờ rưỡi chiều đã về rồi. Tháng 11/2022, công ty không có đơn hàng nên đóng cửa, không hoạt động, sa thải cả ngàn công nhân. Tôi dự định sau khi nhận được lương tháng 13 sẽ về quê thăm gia đình, nhưng giờ thất nghiệp rồi thì không biết xoay xở ra sao” - chị Thu nói.

Gần 10 năm làm việc tại Công ty Tỷ Hùng, vợ chồng chị Tiêu Thị Hà (quê Trà Vinh) có thu nhập gần 15 triệu đồng/tháng để lo cho hai con ăn học. Chỉ trong một ngày, cả hai vợ chồng chị đều trở thành những người thất nghiệp. Chị Hà rơm rớm nước mắt giãi bày: “Cuối năm mà mất việc thế này thì không biết tính sao. Chúng tôi tính đường về quê, nhưng về quê ruộng đất không có, không biết làm gì để sống. Bây giờ nhiều DN khó khăn nhưng họ đều cố gắng giữ lao động chứ không sa thải hàng loạt thế này. Chúng tôi sẵn sàng chia sẻ khó khăn với DN nhưng không thể…”.

Từ khi Công ty Tỷ Hùng thông báo chấm dứt hợp đồng lao động với gần 1.200 công nhân lao động, không khí buồn bã bao trùm xóm trọ trong con hẻm nhỏ trên đường Hồ Học Lãm (quận Bình Tân), nơi có khá nhiều công nhân công ty này đang thuê trọ. Ông Bùi Văn Tâm (56 tuổi, quê Kiên Giang) cho biết, sau khi nhận quyết định sa thải, có thể ông sẽ xin giúp việc nhà hoặc rửa chén bát thuê cho các quán ăn để kiếm được đồng nào hay đồng đó. “Bí bách lắm thì tôi sẽ về quê. Lớn tuổi rồi, mình có nộp hồ sơ xin việc thì DN khác cũng không tuyển dụng. Cứ tưởng sau khi kiểm soát được dịch bệnh, việc làm sẽ ổn hơn, không ngờ…”, ông Tâm nói.

Đại diện Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TPHCM cho biết, cơ quan này đã nắm thông tin từ LĐLĐ quận Bình Tân về tình trạng Công ty Tỷ Hùng thiếu đơn hàng dẫn đến thu hẹp sản xuất. LĐLĐ TPHCM đã chỉ đạo LĐLĐ quận Bình Tân phối hợp với công ty nắm phương án sắp xếp lại lao động để báo cáo cơ quan có thẩm quyền, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người lao động.

Bình Dương: Hàng chục nghìn lao động mất việc

Tại Bình Dương, do thiếu đơn hàng, nhiều DN buộc phải đi đến quyết định giảm giờ làm, giảm nhân sự, khiến không ít lao động rơi vào cảnh thất nghiệp. Một số công nhân tìm được nơi làm mới, trong khi số khác bỏ về quê, các nhà trọ trở nên trống không.

Thất nghiệp vì doanh nghiệp thu hẹp sản xuất - Ảnh 1.

Chị Nguyễn Thị Thu hụt hẫng khi hay tin bị Công ty Tỷ Hùng chấm dứt hợp đồng, thất nghiệp ở lại nhà trọ. Chụp ngày 2/11, ảnh: Uyên Phương


Anh Biện Văn Bình (quê Thái Bình, làm việc tại Công ty sản xuất gỗ T.T ở Bình Dương) cho biết, do thiếu đơn hàng và nguyên liệu nên công ty cắt giảm nhân sự, giảm giờ làm khiến đời sống người lao động nơi đây gặp khó khăn. “Tôi thuộc nhóm công nhân bị cắt giảm nhân sự và hiện đang đi tìm công việc khác. Trong khi đó, những đồng nghiệp ở lại làm cũng gặp khó khăn vì giảm giờ làm, thu nhập chỉ bằng một nửa trước đây. Họ cũng không sung sướng gì, ở lại cũng chỉ là cầm cự thôi”- anh Bình nói.

Chuẩn bị hành trang để về quê, anh Trần Hưởng (quê Đồng Tháp), làm việc tại một công ty may mặc ở thành phố Dĩ An (Bình Dương) cho biết, ngành nghề may mặc đang rơi vào tình cảnh khó khăn chung nên sau khi nghỉ ở công ty cũ, anh cũng chẳng thiết tha đi tìm việc ở nơi khác. “Hoàn cảnh gia đình hiện nay rất khó khăn, tôi quyết định về quê làm ruộng, có gì ăn nấy. Trong khả năng của mình, tôi không tự tin để đi xin việc ở lĩnh vực khác ngoài may mặc” - anh Hưởng thở dài cho biết.

Trong khi đó, anh Huỳnh Văn Phong (quê An Giang) cho hay, bản thân làm việc trong công ty gỗ ở thị xã Tân Uyên, đã thất nghiệp gần 3 tháng nay. “Tôi làm việc ở Bình Dương gần 20 năm, do công ty thiếu nguyên liệu và đơn hàng nên bị cắt giảm nhân sự. Vợ tôi hiện vẫn còn việc làm nhưng chỉ được nhận lương cơ bản mỗi tháng 5 triệu đồng. Với thu nhập như hiện nay, hai vợ chồng cầm cự sống ở đất khách đã khá chật vật mà còn phải nuôi hai con nhỏ ở quê nhà”, anh Phong tâm sự.

Ông Dương Quang Hiệp - Giám đốc Nhân sự Công ty TNHH MTV Gỗ Hoàng Thông (Bình Dương) cho biết, trước khó khăn chung, công ty đang hoạt động chỉ khoảng 50% công suất và buộc phải giảm giờ làm việc của công nhân. DN không ép công nhân nghỉ mà chỉ giảm giờ làm để giữ nguồn nhân lực. Tuy nhiên, người lao động tự xin nghỉ về quê, rồi xin nghỉ giải quyết việc riêng. “Thực tế 25% số lao động đã nghỉ làm so với trước đây” - ông Hiệp cho hay.

Theo ông Nguyễn Liêm - Chủ tịch Hiệp hội Chế biến gỗ Bình Dương, các DN ngành gỗ đang chịu ảnh hưởng của thị trường thế giới. Đơn hàng xuất khẩu sang các thị trường trọng điểm như Mỹ, châu Âu giảm. Bên cạnh đó, giá nguyên liệu sản xuất và sản phẩm, chi phí vật tư sản xuất, vận chuyển cũng đồng loạt tăng mạnh, dẫn đến tình trạng nhiều nhà máy phải thu hẹp sản xuất, cắt giảm lao động.

Theo ghi nhận của PV Tiền Phong, từ đầu tháng 6/2022, một số công ty gỗ bắt đầu thu hẹp sản xuất, giảm giờ làm, tạm ngưng hợp đồng lao động. Công nhân không có việc làm, ở nhà trọ thời gian dài không còn tiền chi tiêu nên họ buộc phải về quê.

Theo ông Huỳnh Văn Hót (chủ một khu nhà trọ ở thị xã Tân Uyên), nhiều công nhân thuê trọ cho biết, khoảng gần 3 tháng qua các công ty ít việc làm. Ban đầu, công nhân không tăng ca, sau đó giảm giờ làm và sau cùng họ nghỉ việc. Có người cố bám trụ lại, nhưng nhiều tháng không tìm được việc làm nên buộc phải về quê. “Công nhân trả phòng về quê nên gần một nửa số phòng ở đây đang trống không” - ông Hót nói và cho biết, các khu nhà trọ khác gần đó cũng trống từ 30 đến 45% số phòng cho thuê.

Thất nghiệp vì doanh nghiệp thu hẹp sản xuất - Ảnh 2.

Tại một cư xá ở Thị xã Tân Uyên (Bình Dương) có khoảng 1.300 phòng trọ, thời điểm đông nhất có gần 4.000 lao động thuê trọ. Hiện nay, nhiều công nhân thất nghiệp và trở về quê nên khu trọ này còn trống khoảng 500 phòng.

Ông Phạm Văn Tuyên, Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương cho biết, nhiều DN cắt giảm giờ làm, giảm lao động và thu hẹp quy mô sản xuất. Tại Bình Dương có 13.000 lao động bị tạm hoãn hợp đồng. Nhiều DN đang hoạt động chỉ từ 30 đến 50% công suất. “Các DN xảy ra tình trạng trên do ảnh hưởng từ thị trường thế giới khó khăn. Hiện nay lượng hàng tồn kho nhiều, DN thiếu đơn hàng, mặt khác một số nguyên liệu khó nhập về nên người lao động phải nghỉ việc luân phiên. Hầu hết số công nhân bị cắt giảm đều thuộc diện hết thời hạn hợp đồng và không được ký tiếp” - ông Tuyên nói và cho biết, các chế độ phúc lợi của người lao động sau khi nghỉ việc đều được giải quyết đầy đủ.

Đại diện Công ty TNHH Tỷ Hùng cho biết, DN bị mất đơn hàng, dù đã tìm nhiều biện pháp nhưng không thể khôi phục hoạt động nên buộc phải thu hẹp sản xuất và chấm dứt hợp đồng với 1.185 lao động toàn bộ khối sản xuất và một số đơn vị gián tiếp phục vụ sản xuất từ ngày 1/12 tới.

Công ty sẽ chi trả trợ cấp mất việc làm bằng 2 tháng tiền lương cho tất cả công nhân nghỉ việc. Những lao động có thời gian làm việc từ năm 2008 trở về trước sẽ được chi trả trợ cấp thôi việc theo quy định. Công ty cũng sẽ chi tiền thưởng năm 2022 với mức thưởng 1 tháng lương cho người làm việc đủ 12 tháng, mức thưởng sẽ được tính theo thời gian thực tế làm việc trong 1 năm của người lao động.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
8 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
7 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
7 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
6 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
6 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Tivi giảm giá sốc, nhiều mẫu chỉ còn dưới 3 triệu đồng/chiếc
11 giờ trước
Ngoài việc giảm giá lên đến 90%, nhiều mẫu tivi còn được tặng kèm quà hấp dẫn để thu hút người tiêu dùng.
Đại lý xả kho Wuling Mini EV 2023 còn 185 triệu đồng, chỉ nhỉnh một chút so với xe máy tay ga cao cấp
12 giờ trước
Mức giảm của Wuling Mini EV LV2 120 km sản xuất 2023 giống với giá ưu của những chiếc  Wuling Mini EV LV1 bản 120 km cuối cùng được bán tại các đại lý.
Hàng chục nghìn tấn ‘vàng trên cây’ từ Indonesia đổ bộ Việt Nam: Toàn cầu liên tục khan hiếm, nước ta nắm trùm với 60% sản lượng
12 giờ trước
Nguồn cung sụt giảm từ nước ta đang gây tác động lớn đến giá trên toàn thế giới.
5 trụ bơm xăng ở Vũng Tàu bị tác động, làm sai lệch kết quả
13 giờ trước
5 trụ bơm xăng của Công ty CP Dầu khí Thái Bình Dương ở số 3 đường Lê Hồng Phong, phường 7, TP. Vũng Tàu, đã bị niêm phong do chủ cơ sở có hành vi tác động vào bo mạch của cột đo xăng dầu, để làm sai lệch kết quả đo.