Thay đổi cách thức để tăng trưởng 7,5-8%/năm liên tục trong 25 năm tớiicon

Để trở thành quốc gia hùng cường, thịnh vượng vào năm 2045, Việt Nam phải đạt mức tăng trưởng GDP 7,5-8%/ năm trong suốt 25 năm tới. Chỉ có con đường chuyển đổi số mới giúp đạt tăng trưởng cao, biến khát vọng thành hiện thực. 

Để trở thành quốc gia hùng cường, thịnh vượng vào năm 2045, Việt Nam phải đạt mức tăng trưởng GDP 7,5-8%/ năm trong suốt 25 năm tới. Chỉ có con đường chuyển đổi số mới giúp đạt tăng trưởng cao, biến khát vọng thành hiện thực. 

 

Vượt lên phía trước

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII Đảng Cộng sản Việt Nam đang diễn ra xác định mục tiêu phát triển đất nước trong giai đoạn tới, đó là hiện thực hóa khát vọng biến Việt Nam thành quốc gia hùng cường, thịnh vượng vào năm 2045.

Để trở thành quốc gia hùng cường, thịnh vượng (tức là nước phát triển) vào năm 2045 thì thu nhập bình quân đầu người tối thiểu phải đạt 20.000 USD/năm. Hiện trên thế giới, có 37 quốc gia có thu nhập bình quân đầu người từ 20.000 USD/năm trở lên. Đó đều là các quốc gia phát triển hàng đầu như Mỹ, Đức, Anh, Pháp, Canada, Thụy Điển,...

Thay đổi cách thức để tăng trưởng 7,5-8%/năm liên tục trong 25 năm tới
Để trở thành nước phát triển vào năm 2045, Việt Nam phải đạt mức tăng trưởng GDP từ 7,5-8% mỗi năm trong vòng 25 năm

Với mức thu nhập bình quân đầu người hiện nay khoảng 3.000 USD/năm, Việt Nam phải đạt mức tăng trưởng GDP từ 7,5-8% mỗi năm, liên tiếp trong 25 năm tới để đạt mốc 20.000 USD. Như vậy, phải có khát vọng cháy bỏng, mới biến mục tiêu nêu trên thành hiện thực. 

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Nguyễn Chí Dũng cho rằng, để vượt qua những khó khăn hiện nay và tận dụng được cơ hội, Việt Nam nhất thiết cần có “tư duy đột phá, quyết tâm và táo bạo, dám nghĩ, dám làm”; phải biết “vượt lên trước”, chứ nhất quyết không chịu “đi theo, đi sau”.

Còn theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, để Việt Nam trở thành nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045, thì con đường đi tất yếu sẽ là khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và chuyển đổi số. Tức là biến Việt Nam thành quốc gia công nghệ phát triển.

Thực tế cho thấy, trong bối cảnh hiện nay, những ai nắm trong tay công nghệ, làm chủ công nghệ thì đi rất nhanh. Nhìn lại Việt Nam thời gian qua đã phòng chống đại dịch Covid-19 rất hiệu quả, nhanh chóng đưa cả nước về trạng thái bình thường, kinh tế giữ được mức tăng trưởng dương. Đó là nhờ đóng góp quan trọng của rất nhiều nền tảng số.

Chỉ trong một thời gian ngắn, có tới gần 60 các nền tảng số chống Covid được tạo ra, giúp kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh bùng phát. Sở dĩ chúng ta làm được như vậy, là nhờ có những doanh nghiệp đã làm chủ công nghệ và phát triển sản phẩm rất nhanh.

Thay đổi cách thức để tăng trưởng 7,5-8%/năm liên tục trong 25 năm tới
 Chỉ có chuyển đổi số mới giúp kinh tế Việt Nam đạt tăng trưởng cao 

Cơ hội vượt lên

Có thể nói, chuyển đổi số là cơ hội dành cho những người nghèo thoát nghèo, cho quốc gia đang phát triển trở thành phát triển. Hiện nay câu chuyện về tỷ lệ bác sỹ trên đầu dân rất khó giải quyết, đặc biệt với vùng sâu vùng xa. Nhưng với nền tảng khám bệnh từ xa, thì người dân ở bất cứ vùng miền nào cũng có thể tiếp cận cả nghìn bác sỹ giỏi. Như vậy, tỷ lệ bác sỹ trên đầu dân tăng lên. Nếu không có chuyển đổi số, điều này rất khó xảy ra. 

Ai ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa cũng mong được học những thầy giáo tốt, chương trình tốt nhất. Nhờ công nghệ số, những bài giảng của thầy giỏi có thể được chiếu ở các bản làng xa xôi nhất Việt Nam và giáo viên tại bản làng ấy trở thành người trợ giảng. Có nghĩa là những người nghèo nhất, những người ở xa nhất cũng đều được tiếp cận với những dịch vụ tốt nhất, không bị thiệt thòi.

Có công nghệ số, bà con nông dân ở khắp cả nước có thể bán được hàng hóa sản phẩm của mình, thông qua các sàn giao dịch trên mạng mà không phải qua thương lái, giúp tăng giá trị và gia tăng thu nhập...

Theo CEO Nguyễn Hữu Thái Hòa, xem xét về chuỗi giá trị hiện nay thì nghiên cứu, thiết kế sản phẩm (R&D) chiếm vị trí quan trọng nhất, tiếp đến là tiếp cận thị trường (Service) và cuối cùng là gia công. Các thống kê cho thấy, nghiên cứu, thiết kế sản phẩm (R&D) thường mang lại 40% giá trị, tiếp cận thị trường (Service) chiếm từ 30-35%, còn gia công chỉ chiếm từ 15-20%. Vì vậy, để trở thành quốc gia phát triển thì không thể nào chỉ dựa vào mỗi gia công sản phẩm, mà phải biết làm chủ công nghệ, sáng tạo và tự thiết kế ra sản phẩm. Muốn như vậy, chúng ta bắt buộc phải đi vào số hóa.

Thay đổi cách thức để tăng trưởng 7,5-8%/năm liên tục trong 25 năm tới
Chuyển đổi số là cơ hội dành cho những người nghèo thoát nghèo, cho quốc gia đang phát triển trở thành phát triển.

Việt Nam đang chủ động tiếp cận chuyển đổi số. Đầu tháng 6 năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 749 phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Theo Chương trình này, Việt Nam tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới, đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp. Chương trình Chuyển đổi số quốc gia hướng tới mục tiêu kép là vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu. 

Theo các chuyên gia công nghệ thông tin, dù là nước đang phát triển, Việt Nam không nhất thiết đi sau trong tiến trình chuyển đổi số. Chuyển đổi số bao gồm công nghệ và chuyển đổi. Thực tế là chuyển đổi mô hình hoạt động, cách sinh hoạt. Nghĩa là làm khác với hiện tại, dùng công nghệ số thay đổi cách thức đang làm.

Hiện tại, chuyển đổi số ở Việt Nam đang gặp phải không ít các rào cản. Trong đó có hạ tầng số chưa đồng bộ, năng lực kết nối còn thấp. Ngoài ra, hệ thống luật pháp còn thiếu nhiều quy định điều chỉnh các quan hệ trong xã hội số, thiếu sự quan tâm đúng mức tới sự phát triển của những công nghệ cốt lõi như trí tuệ nhân tạo, blockchain, máy tự học... 

Tuy nhiên, thách thức mới đang tạo cơ hội mới, tạo ra sứ mệnh mới, không gian mới. Từ đây sẽ tạo ra năng lực mới, cách tiếp cận mới và là nguồn lực để chúng ta bứt phá, vươn lên.

Trong mắt cộng đồng quốc tế, Việt Nam là một câu chuyện thành công của thế giới về phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo. Sau 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, đưa Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới, thành một nước có mức thu nhập trung bình, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ trên 60%, xuống dưới 3%... Cộng đồng quốc tế cũng dự báo, Việt Nam sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ 20 trên thế giới và thứ 10 châu Á vào năm 2050. 

Năm 2021 không chỉ là một năm mới, mà còn là năm đầu của giai đoạn 5 năm để Việt Nam vượt qua thu nhập trung bình thấp, là năm đầu của giai đoạn 10 năm để đến năm 2030 trở thành nước thu nhập trung bình cao và là năm đầu của giai đoạn 25 năm để đến năm 2045 trở thành quốc gia hùng cường, thịnh vượng.

Trần Thủy  

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
5 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
4 giờ trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
3 giờ trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
2 giờ trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
54 phút trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Volkswagen hỗ trợ 100% phí trước bạ cho Tiguan và Touareg duy nhất trong tháng 11
12/11/2024 08:00
Cơ hội cuối cùng trong năm để khách hàng được nhận ưu đãi 100% phí trước bạ từ các dòng xe nhập khẩu đến từ thương hiệu Đức.
[Trên Ghế 32] ‘Thay đổi gây tranh cãi nhưng Toyota Camry vẫn làm chủ cuộc chơi phân khúc sedan D tại Việt Nam’
27/10/2024 08:32
Theo chuyên gia Nguyễn Mạnh Thắng, Toyota Camry dù có thiết kế trẻ trung hơn nhưng vẫn sẽ được các khách hàng trung thành lựa chọn vì những giá trị mà các đối thủ khác không có.
VinFast chính thức mở bán VF 7 tại Philippines, giá bán từ 644 triệu đồng
25/10/2024 02:52
VinFast VF 7 chính thức mở bán và nhận đặt cọc tại Philippines.
Đột kích kho hàng của hot Tiktoker nổi tiếng, thu giữ hơn 10 ngàn chai nước hoa nhập lậu: ZENPALI kinh doanh ra sao?
04/10/2024 09:46
Trên website của công ty, Zenpali giới thiệu là công ty hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng bằng các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên.