Thay đổi cách tiếp cận khách du lịch thời 4.0

19/07/2018 10:54
Năm 2017 có tới 71% khách du lịch quốc tế đến Việt Nam thông qua tham khảo thông tin điểm đến trên Internet...

Bàn về ngành du lịch thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 trong khuôn khổ hội thảo khoa học "Xây dựng sản phẩm chủ lực của Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch trong xu hướng cách mạng công nghiệp lần thứ 4", ông Lê Tuấn Anh – Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Tổng cục Du lịch đã nhấn mạnh đến việc ngành du lịch phải thay đổi cách tiếp cận du khách.

Theo đó, cách tiếp cận theo hình thức cổ điển như hiện nay đang bộc lộ rất nhiều hạn chế. Ngành du lịch cần phải thay đổi để có cách thức tiếp cận phù hợp với hành vi của khách du lịch trước và sau chuyến đi. Thay đổi phương thức quản lý du lịch dựa trên dữ liệu thực, được cập nhật, tích hợp đồng bộ.

Xây dựng 2 nhóm sản phẩm chính

TS. Từ Mạnh Lương - Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cho biết, cách mạng công nghiệp 4.0 có tác động nhanh, mạnh, rộng khắp chưa từng có trong lịch sử đến tất cả các ngành, lĩnh vực. 

Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 16 năm 2017 về việc tăng cường năng lực tiếp cận cách mạng công nghiệp 4.0, trong đó giao cho mỗi bộ, ngành phải xây dựng các sản phẩm chủ lực của mình và du lịch chính là một trong những sản phẩm chủ lực mà Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch muốn xây dựng.

Cụ thể, Bộ đã đặt mục tiêu tập trung xây dựng sản phẩm chủ lực trên các lĩnh vực gồm du lịch, thể thao và các ngành công nghiệp văn hóa, định hướng danh mục sản phẩm chủ lực giai đoạn 2017 – 2020 bao gồm 2 nhóm sản phẩm chính là nhóm sản phẩm phục vụ du lịch thông minh và nhóm sản phẩm thuộc các ngành công nghiệp văn hóa. 

Ông Lê Tuấn Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế - Tổng cục Du lịch nhận định, du lịch Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua, lượng khách quốc tế đến tiếp tục tăng trưởng ấn tượng. 

Giai đoạn 2011-2017, lượng khách quốc tế tăng 2,1 lần, từ hơn 6 triệu lên hơn 12,9 triệu lượt khách. Khách du lịch nội địa cũng tăng 2,4 lần, từ 30 triệu lên 73,2 triệu lượt và tổng thu từ khách du lịch tăng 3,9 lần, từ 130.000 tỷ đồng lên 511.000 tỷ đồng... 

Bên cạnh những thành tựu trên, ngành du lịch vẫn còn tồn tại một số hạn chế về công tác xúc tiến, quảng bá, quản lý điểm đến, phát triển sản phẩm du lịch. Do đó cần phải thay đổi để phù hợp với xu thế của thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0.

Cũng theo ông Lê Tuấn Anh, dựa trên cơ sở dữ liệu lớn, các sản phẩm ứng dụng công nghệ 4.0 trong ngành du lịch sẽ chủ yếu do các doanh nghiệp và các cơ sở cung cấp dịch vụ phát triển dựa trên nhu cầu thực tế với sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nước. 

Trong đó có một số sản phẩm cụ thể cần được chú trọng đầu tư như du lịch dựa trên công nghệ thực tế ảo và thực tế tăng cường; hệ thống quản lý điểm đến hỗ trợ hoạt động lữ hành, lưu trú; thẻ du lịch đa năng và phần mềm thuyết minh du lịch tự động...

Du lịch thông minh với công nghệ số

Trước đó, khi bàn về du lịch thời cách mạng công nghiệp 4.0, PGS.TS. Tạ Cao Minh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Tự động hóa Việt Nam lưu ý, du lịch là ngành dịch vụ khép kín từ khi khách tìm kiếm địa chỉ du lịch đến khi khách hoàn tất chuyến đi của mình và trở về nhà. 

Trong mỗi khâu này cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đều có tác động. Do đó, du lịch 4.0 cũng cần được phát triển một cách thông minh với sự hỗ trợ của công nghệ số để có thể tạo lập thông tin và cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho khách du lịch, làm cho du khách thật sự hài lòng khi đến Việt Nam.

Ông Nguyễn Thế Trung, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần công nghệ DTT cũng cho rằng, với cách mạng công nghiệp 4.0, cơ quan quản lý nhà nước cũng như các doanh nghiệp cần tăng cường sự hiện diện của hình ảnh du lịch Việt Nam thông qua việc kết hợp các kênh truyền thông quảng bá tích hợp toàn ngành và bám sát phản hồi của thị trường. Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch thông qua tích hợp và minh bạch thông tin về điểm đến, lưu trú, lữ hành... 

Để làm được điều đó, ngành du lịch phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hướng tới tiêu chuẩn khu vực và quốc tế và phù hợp với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra trên mọi lĩnh vực. 

Theo Hiệp hội Doanh nghiệp lữ hành Việt Nam, năm 2017 có tới 71% khách du lịch quốc tế đến Việt Nam thông qua tham khảo thông tin điểm đến trên Internet, 64% đặt chỗ và mua dịch vụ trực tuyến cho chuyến đi. 

Theo ông Võ Anh Tài - Phó Tổng giám đốc  Saigontourist, lượng khách đặt mua tour qua internet đang tăng rất mạnh so với phương thức truyền thống. Năm 2017 doanh thu của Saigontourist từ khách đặt tour trên internet khoảng 130 tỷ đồng, tuy con số còn nhỏ so với phương thức truyền thống nhưng là xu hướng phát triển.

Ông Lê Tuấn Anh, nhận định, thực tế ngành du lịch đã thực hiện cách mạng công nghiệp 4.0, nhưng chỉ mới dừng ở ứng dụng ban đầu, chưa đủ lớn để tạo ra tích hợp, ứng dụng thông minh. 

Do đó, khi Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch có chiến lược dài hạn, bài bản cho sản phẩm chủ lực của mình thì không chỉ doanh nghiệp mà chính các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch phải tự thay đổi cho phù hợp. Điều cần thay đổi lớn nhất bắt đầu tư khâu xúc tiến quảng bá du lịch Việt Nam.

Tin mới

Hàng chục nghìn tấn 'hạt vàng' của Việt Nam đổ bộ Mỹ với giá cực đắt, thuế nhập khẩu 0%
10 giờ trước
Giá xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang Mỹ đã tăng hơn 73% so với cùng kỳ.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng bất ngờ tung ưu đãi lớn cho loạt ô tô VinFast: Cao nhất 70 triệu, chỉ 1 TP được hưởng
10 giờ trước
Chính sách này sẽ bắt đầu từ ngày 18/4/2025 và áp dụng tại TP.HCM.
Loạt cà phê xem diễu binh dịp 30.4 “nét căng” tại TP.HCM đang khiến dân tình tranh nhau xí chỗ
3 giờ trước
Nhiều người dân đổ xô đi xem diễu binh 10 năm mới có 1 lần, lưu ngay những hàng quán có view diễu binh đẹp.
Bán thứ không 'sờ nắm' được cho các hãng xe lớn, đơn vị này thu về 5,4 nghìn tỷ: 100% kỹ sư Việt góp công
4 giờ trước
Doanh thu của công ty này khi bán thứ sản phẩm không thể "sờ nắm" được lên tới hơn 5,4 nghìn tỷ đồng.
Vào ngày này năm 2007, Nokia ra mắt chiếc điện thoại khiến cả thế giới công nghệ thốt lên: Không thể cần gì hơn thế nữa
5 giờ trước
Đây là một trong những thiết bị đầu tiên định hình khái niệm "điện thoại có thể làm được nhiều hơn nghe gọi".

Tin cùng chuyên mục

Muốn phát triển thị trường xuất khẩu ngành hàng chủ lực, Việt Nam cần làm gì?
6 giờ trước
Việt Nam ngày càng có nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực đạt kim ngạch tỷ USD, theo chuyên gia, cần có chiến lược để phát triển bền vững những ngành hàng mũi nhọn này.
Chi 3 tỷ, người mua có thể sở hữu chiếc Range Rover kéo dài này: 11 năm tuổi nhưng tiện nghi tương đương Maybach GLS 480 giá hơn 8 tỷ
7 giờ trước
Chiếc Range Rover Autobiography LWB 2014 có mức giá rẻ hơn gần 3 lần nhưng lại sở hữu tiện nghi không kém cạnh những chiếc Maybach GLS đời mới.
Mỹ vừa chi hơn 300 triệu USD mua một ‘mỏ vàng’ mới nổi của Việt Nam: Nước ta là mắt xích quan trọng của chuỗi cung ứng, các cường quốc công nghệ đua nhau mua hàng
8 giờ trước
Mỏ vàng tiềm năng này đang đưa Việt Nam lên vị trí thứ 3 trên bản đồ thế giới.
Đáp trả BYD Sealion 6, Jaecoo J7 PHEV giảm 90 triệu đồng
9 giờ trước
Từ nay đến hết 31/7, Jaecoo J7 PHEV được giảm 90 triệu đồng, giá thực tế từ 969 triệu đồng chỉ còn 879 triệu đồng.